2.5.2.1 Khái niệm về thị trường
Theo C.Mác, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra không phải cho người sản xuất tiêu dùng mà là để bán, thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hóa hoặc dịch vụ đem ra trao đổi là bên bán, người mua có nhu cầu hàng hóa và có khả năng thanh toán là bên mua. Vâỵ có thể hiểu thị trường là mối quan hệ qua lại có tính quy luật giữa người bán và người mua nhằm giải quyết các vấn đề về giá cả, số lượng, phương thức thanh toán và phương thức phân phối.
2.5.2.2 Vai trò của thị trường
Là cơ sở để doanh nghiệp nhận biết nhu cầu của xã hội.
Giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Là môi trường tạo động lực cho phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.5.3Chiến lược phát triển thị trường
2.5.3.1 Khái niệm
Là một chiến lược bộ phận, nó đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của công ty. Thực hiện một cách thích hợp chiến lược phát triển thị trường bao gồm chiến lược giá, xúc tiến bán hàng, quảng cáo và phân phối sẽ giúp cho công ty giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
17
2.5.3.2 Vai trò của chiến lược phát triển thị trường
Giúp doanh nghiệp ứng phó với môi trường. Nó giúp doanh nghiệp nhìn nhận, dự báo trước những tác động của môi trường, phân biệt các cơ hội và thách thức để có thể kịp thời ứng phó, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thuận lợi
Giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xác định mà không bị phân tán nguồn lực phí phạm vào các mục tiêu khác trong một thời kỳ nhất định.
2.5.3.3 Đặc trưng của chiến lược phát triển thị trường
Phát triển thị trường theo chiều sâu
Là tìm cách tăng trưởng hàng hóa, dịch vụ hiện đang sản xuất kinh doanh trên các thị trường hiện tại. Phương án tăng trưởng này được thực hiện thông qua sự nỗ lực của hoạt động Marketing với các giải pháp: tăng sức mua, lôi kéo khách hàng từ đối thủ.
Phát triển thị trường theo chiều rộng
Là tìm cách tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới để bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Để phát triển thị trường cần phải tìm kiếm thị trường mới trên các địa bàn mới, tìm thị trường mục tiêu mới, đưa ra các giá trị sử dụng mới.
2.5.3.4 Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường
Giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu dài hạn dễ dàng hơn. Kịp thời điều chỉnh sự lệch pha của các mục tiêu ngắn hạn.
Giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng nguồn lực có hiệu quả.
Chiến lược góp phần cung cấp một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề và nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh nhằm tạo nên một sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanh nghiệp.
18
2.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.6.1Phương pháp so sánh 2.6.1Phương pháp so sánh
2.6.1.1 Phương pháp phân tích số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.6.1.2 Phương pháp phân tích số tuyệt đối
Là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.
2.6.2Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị hình thành bốn nhóm chiến lược: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (ST) từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp nhất với khả năng của mình. Trong đó O là cơ hội, T là đe dọa, S là điểm mạnh, W là điểm yếu.
Các bước thành lập ma trận SWOT:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (O1, O2 …).
Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (T1, T2…).
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2…). Bước 4: Liệt kê những điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2…). Bước 5: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài, hình thành các chiến lược SO.
Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, hình thành các chiến lược WO.
Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình thành chiến ST.
Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình thành các chiến lược WT.
19
2.6.3Phương pháp dự báo theo đường thẳng thống kê
Sử dụng phương trình đường thẳng có dạng: Yc = aX +b
Với:
Trong đó:
X: Thứ tự thời gian.
Y: Số liệu thực tế trong quá khứ.
n: Số lượng các số liệu quá khứ được sử dụng. Yc: Số liệu dự báo trong tương lai.
Cách thực hiện: Đánh số thứ tự thời gian X sao cho tổng X = 0. Muốn vậy, chúng ta cần lưu ý như sau: Nếu dãy số quá khứ có tổng số số liệu là lẻ (3,5,7…) thì chọn con số ở giữa làm số 0, các số ở trước đó lần lượt đánh sô âm -1,-2,-3… và các số đứng sau đánh số dương 1,2,3… Nếu dãy số thời gian là số chẵn thì chọn 2 số ở giữa để đánh số -1 và 1. Các số đứng trước -1 sẽ có giá trị lần lượt là -3, -5, -7… và các số đứng sau 1 sẽ lần lượt là 3, 5, 7…
n ∑ Y b = X. Y 2 X a =
20
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI ĐỊNH AN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1Lịch sử hình thành công ty và quá trình phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hải Định An được thành lập ngày 10/04/2009.
Tên giao dịch: DINH AN MARINE & TRADING JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắc: DINAMARINE JSC Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần
Trụ sở: 251, Võ Văn Kiệt, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Điện thoại: 0710 6260 379
Fax: 0710 3782 557
Công ty có thể phát triển và đứng vững cho đến ngày nay là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của tất cả nhân viên, công nhân trong công ty.
21
3.1.2Chức năng của công ty
Gần 5 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hòa cùng các doanh nghiệp dịch vụ vận tải trong cả nước góp phần phát triển ngành vận tải và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nội địa lẫn quốc tế. Góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước và nền kinh tế Việt Nam. Với điều kiện cơ sở vật chất không ngừng được cải tiến, đội ngũ cán bộ, lao động chuyên nghiệp và lành nghề cùng với tinh thần và phương châm uy tín chất lượng lên hàng đầu. Định An cam kết mang đến dịch vụ chất lượng đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
3.1.3Nhiệm vụ của công ty
- Tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tạo ra giá trị cho cán bộ công nhân viên trong công ty thông qua thu. - Tạo ra giá trị lợi nhuận cho các thành viên góp vốn vào công ty thông qua sự tăng trưởng và lớn mạnh trong của công ty.
- Tạo ra giá trị cho cộng đồng xã hội thông qua công tác thuế.
3.1.4Quyền hạn của công ty
- Tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty. Phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Được phép kinh doanh những ngành nghề mà Nhà nước không cấm đã đăng ký theo đúng quy định của Pháp luật.
- Tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động. Lựa chọn các hình thức trả lương, trả thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của Pháp luật.
- Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến, tài sản thanh lý.
- Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi.
22
3.1.5Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty
3.1.5.1 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh các dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng hải, kinh doanh kho, bãi, thương mại và xây dựng công nghiệp.
- Đại lý hàng hàng hải: Thay mặt cho các chủ tàu (chủ yếu là tàu nước ngoài) thu xếp thủ tục xuất, nhập cảng cho tàu, thu xếp việc làm hàng cho tàu, cung ứng nguyên liệu và các dịch vụ khác cho tàu và thuyền viên.
- Đại lý vận chuyển tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình vận tải song nó vẫn đóng vai trò làm cầu nối giữa nhà vận tải và nhà xuất nhập khẩu (người gởi hàng hoặc nhận hàng). Đại lý hàng hải có nhiệm vụ chính là phục vụ cho chủ tàu, thay mặt cho chủ tàu giải quyết các vấn đề liên quan đến con tàu trước, sau và trong quá trình làm hàng tại cảng.
Đối với người xuất nhập khẩu thì đại lý đóng vai trò sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gởi hàng hay nhận hàng trong quá trình tàu xếp, dỡ hàng tại cảng.
- Đại lý giao nhận vận tải (forwarder): Thay mặt cho các chủ hàng làm các thủ tục cần thiết để vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông các cảng, cửa khẩu.
- Dịch vụ vận tải:
+ Vận chuyển contrainer: Công ty cung cấp các dịch vụ vận chuyển container bằng đường thủy và đường bộ giữa các cảng TPHCM và các cảng khu vực miền Tây như cảng Cái Cui, Cần Thơ, Trà Nóc, Mỹ Thới, Sa Đéc.
+ Vận chuyển hàng thiết bị thi công: Công ty cũng tham gia vào việc vận chuyển các máy móc, thiết bị, vật tư để thi công các công trình công nghiệp (chủ yếu) và dân dụng. Ví dụ như xe cẩu, xe xúc, dầm cầu, cọc bê tong… Phương tiện chuyên dùng là xà lan tự hàng loại nhỏ.
- Kho bãi: Hiện tại công ty đang cho thuê một kho hàng khô diện tích 1250m2 tại khu vực cảng Cái Cui.
3.1.5.2 Nguồn vốn và cơ sở vật chất
Công ty sở hữu 2 đầu kéo container trọng tải trên 18 tấn và 2 xà lan. Ngoài ra, hiện công ty còn sở hữu một kho hàng khô diện tích 1250m2 nhưng cho công ty khác thuê và khai thác.
23
Nhìn chung, vì công ty có quy mô nhỏ nên nguồn vốn ít, đặc biệt chưa có nhiều tàu và xe tải trọng lớn, chủ yếu vẫn phải thuê bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vận tải của khách hàng.
3.1.6Cơ cấu tổ chức
3.1.6.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Thương mại Hàng hải Định An.
3.1.6.2 Cơ cấu nhân sự
Nguồn nhân lực là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, và là yếu tố quyết định dù kỹ thuật hiện đại và hoàn hảo đến đâu thì yếu tố lao động vẫn giữ vai trò chủ đạo. Công ty đã bố trí số thuyền viên phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của từng tàu. Lao động trực tiếp trên tàu gồm 6 người, ngoài ra có 2 tài xế điều khiển đầu kéo container.
Cán bộ công nhân viên của công ty làm việc ở khối hành chính gồm 7 người.
Ban lãnh đạo công ty gồm một Giám đốc và một phó Giám đốc. Ban lãnh đạo của công ty là những người có trình độ đại học và trên đại học, có năng lực quản lý và được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ.
Những con số đó nói lên công ty Cổ phần Thương mại Định An có một lực lượng lao động tương đối trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật đang độ tuổi sung sức trong lao động và sáng tạo.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN ĐẠI LÝ TÀU BỘ PHẬN GIAO NHẬN BỘ PHẬN VẬN TẢI
24
Tuy nhiên bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng có những mặt hạn chế. Đó là đội ngũ thuyền viên có trình độ phổ thông, khả năng ngoại ngữ còn yếu kém. Đó là nhược điểm mà công ty cần thiết phải khắc phục trong thời gian tới để nâng cao chất lượng nhân lực.
3.1.7Nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
3.1.7.1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh: quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
3.1.7.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
3.1.7.3 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra mọi hoạt động quản trị, tài chính và điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban.
3.1.7.4 Ban Giám đốc
- Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất tại Công ty, quản lý điều hành toàn bộ họat động của Công ty. Đưa ra kế hoạch kinh doanh của Công ty. Ngoại giao với các công ty nước ngoài để ký hợp đồng kinh tế. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của mình.
- Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính. Điều động bố trí nhân sự vào các vị trí thích hợp theo năng lực của từng nhân viên trong Công ty. Là người được Giám đốc chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động có sử dụng vốn, tài sản, vật tư, giá thành dịch vụ và chất lượng dịch vụ của Công ty.
25
3.1.7.5 Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm chung về hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị và các hoạt động thương mại. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có các bộ phận chức năng như sau:
- Bộ phận vận tải: chịu trách nhiệm khai thác và điều hành công việc vận tải của xà lan và xe như sắp xếp lịch xà lan, lịch xe sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Tìm nguồn hàng để vận chuyển.
- Bộ phận giao nhận: Sắp xếp lịch giao nhận hàng hóa, phối hợp với các