Phân tích chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh và giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại hàng hải định an (Trang 44)

3.2.3.1 Phân tích tình hình biến động chi phí theo khoản mục.

Chi phí là một yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự hình thành lợi nhuận của công ty. Tổng chi phí của công ty được hợp từ 3 yếu tố: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác.

33

Bảng 3.4: Tình hình chi phí kinh doanh của Công ty CP Thương mại Hàng hải Định An giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Thương mại Hàng hải Định An

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 16.656.064 29.412.084 23.687.592 +12.756.020 +76,58 -5.724.492 -19,46 Chi phí tài chính 4.231 111.987 522.569 +107.756 +2546,82 +410.582 +366,63 Chi phí bán hàng 131.318 506.375 406.993 +375.057 +285,61 -99.382 -19,63 Chi phí quản lý doanh nghiệp 197.665 434.763 654.876 +237.098 +119,95 +220113 +50,63 Chi phí khác 28.571 - - - 28.571 - - - Tổng chi phí 17.017.848 30.465.209 25.272.030 +3.447.361 +79,02 -5.193.179 -17,05

34

Thông qua bảng 3.4 cho thấy tình hình chi phí của công ty có nhiều thay đổi qua các năm. Năm 2011, tổng chi phí là 17.017.848.000 đồng, sang năm 2011 đạt 30.465.209.000 đồng, tăng 79,02% so với năm 2011, tương đương tăng 13.447.361.000 đồng. Năm 2013, đạt 25.272.030.000 đồng giảm 17,05% so với năm 2012, tương đương giảm 5.193.179.000 đồng. Trong đó:

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2011 là 16.656.046.000 đồng, đến năm 2012 chi phí này đạt 29.412.084.000 đồng, tăng lên khá cao so với năm 2011, tăng 12.756.020.000 đồng với tốc độ tăng 76,58%. Nguyên nhân do năm 2012 có thêm nhiều hợp đồng nên chi phí tăng lên là đều hiển nhiên. Bên cạnh đó giá nguyên liệu thì càng ngày càng tăng, điển hình năm 2012 giá xăng đã thay đổi tổng cộng 12 lần, trong đó có 6 lần tăng và 6 lần giảm. Tổng mức xăng tăng giá là 6.050 đồng/ lít, trong khi chỉ giảm được 3.700 đồng/lít. Như vậy, tính tổng lại cả năm, giá xăng tăng 2.350 đồng/ lít. Giá điện năm 2012 cũng thay đổi 2 lần đều với mức tăng 5%. Lần đầu là vào ngày 1/7/2012, và lần thứ hai là vào 22/12. Giá điện bình quân cả năm tăng khoảng 10.2% từ mức 1.304 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh. Như vậy giá xăng và điện tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí hoạt động của Công ty. Mặt khác, công ty đã tăng lương cho nhân viên để đảm bảo cuộc sống của họ trong giai đoạn đất nước gặp nhiều khó khăn, giá cả leo thang làm cho chi phí tăng theo. Năm 2013, giá vốn hàng bán giảm còn 23.687.592.000 đồng, chi phí này đã giảm 5.724.492.000 đồng so với năm 2012 với tốc độ giảm là 19,46%. Năm 2013, do lượng tàu ra vào cảng cũng sụt giảm nên lượng cung ứng nguyên liệu giảm vì vậy giá vốn hàng bán giảm. Song song, việc giảm thắt thoát nguyên liệu như dầu, xăng trong quá trình vận tải đã giảm.

Chi phí hoạt động tài chính trong những năm qua có chiều hướng gia tăng cũng góp phần làm cho tổng chi phí của công ty tăng cao. Nếu trong năm 2011 chi phí này là 4.231.000 đồng thì đến năm 2012 chi phí này đã tăng thêm 107.756.000 đồng, đạt 111.987.000 đồng. Chi phí này tăng lên chính vì chi phí cho sản xuất tăng, công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính nên phải đi vay nhiều hơn để thực hiện các hợp đồng. Đến năm 2013 để có đủ tài chính cho hoạt động kinh doanh công ty đã phải đi vay nhiều hơn, đẩy chi phí này tăng lên mạnh với tốc độ tăng 366,63% và số tiền tăng 410.582.000 đồng.

Chi phí bán hàng năm 2011 đạt 131.318.00 đồng, nhưng sang năm 2012 tăng vượt bật lên 506.375.000 đồng, nghĩa là tăng 375.057.000 đồng tức tăng 285,61%. Việc tăng cao này được giải thích bằng việc sản lượng giao nhận vận tải tăng cao, hoạt động vận chuyển bằng container và xà lan của công ty đạt hiệu quả, bên cạnh đó thuê thêm các phương tiện bên ngoài để đáp ứng

35

được nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó các hoạt động tìm kiếm khách hàng được đẩy mạnh, việc xây dựng hình ảnh công ty càng được chú trọng vì vậy mà chi phí bán hàng cũng tăng theo. Năm 2013 chi phí bán hàng đã giảm 99.382.000 đồng còn 406.993.000 đồng, tỷ lệ giảm là 19,63%, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh khó khăn, công ty có ít hợp đồng hơn do nhu cầu giảm xuống, công ty không còn thuê ngoài nên chi phí bán hàng năm 2013 giảm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 cao hơn năm 2011 là 237.098.000 đồng, tỷ lệ tăng là 119,95%. Nguyên nhân là do lượng cung ứng dịch vụ nhiều, các cán bộ thậm chí phải làm thêm giờ, cộng thêm các khoảng thưởng cho những cán bộ hoàn thành kế hoạch nên nên chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn này tăng cao. Sang năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 434.763.000 đồng lên 654.876.000 đồng, tức tăng thêm 220.113.000 đồng tỷ lệ tăng là 50,63%, công ty cần có những chính sách tiết kiệm trong khoản chi phí này trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.

Năm 2011, chi phí khác đạt là 28.571.000 đồng. Sang năm 2012 và 2013 thì không phát sinh loại chi phí này.

Bảng 3.5: Tỷ trọng của các loại chi phí trong tổng chi phí của Công ty CP Thương mại Hàng hải Định An 2011- 2013

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá vốn hàng bán 16.656.064 97,87 29.412.084 96,54 23.687.592 93,73 Chi phí tài chính 4.231 0,03 111.987 0,37 522.569 2,07 Chi phí bán hàng 131.318 0,78 506.375 1,66 406.993 1,61 Chi phí QLDN 197.665 1,16 434.763 1,43 654.876 2,59 Chi phí khác 28.571 0,16 - 0 - 0 Tổng chi phí 17.017.848 100 30.465.209 100 25.272.030 100

Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Thương mại Hàng hải Định An

Qua bảng 3.5 ta thấy tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm cao nhất đều hơn 90% qua 3 năm, đây là số liệu phản ánh được mức độ hoạt động kinh doanh của công ty, làm nhiều thì chi phí sẽ tăng lên. Chi phí tài chính năm 2013 chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm, chứng tỏ công ty phải chi trả lãi ngân hàng nhiều, chỉ số này có thể phản ánh phần nào công ty đang thiếu vốn, hoặc công ty vay để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiến tỷ trọng tăng dần qua 3 năm, do chế mức lương cơ bản ngày càng tăng,

36

bên cạnh đó thêm các khoản phụ cấp công tác khác nhiều nên chi phí ngày cũng tăng dần qua các năm. Kinh doanh là phải có chi phí là đều hiển nhiên, nhưng tiết kiệm chi phí nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là đều mà công ty nên có xem xét.

3.2.3.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

So sánh năm 2012/2011

Qua số liệu ở bảng 3.5 và 3.7 cho thấy tổng chi phí của công ty năm 2012 tăng 79,02%, tăng 3.447.361.000 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

- Do giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng 76,58%. Làm tổng chi phí tăng 12.756.020.000 đồng.

- Do chi phí từ hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 tăng 2546,82% làm tổng chi phí tăng 32.091.000 đồng.

- Do chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 285,61% làm cho tổng chi phí tăng 375.057.000 đồng.

- Do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 119,95% làm cho tổng chi phí tăng 237.098.000 đồng.

- Do chi phí khác năm 2012 so với năm 2011 giảm 28.571.000 đồng làm tổng chi phí giảm 28.571.000 đồng.

So sánh năm 2013/2012

Qua số liệu ở bảng 2.5 và 2.7 cho thấy tổng chi phí của công ty năm 2013 giảm 17,05%, giảm 5.193.179 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

- Do giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 giảm 19,46%. Làm tổng chi phí giảm 5.724.492.000 đồng.

- Do chi phí từ hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 tăng 366,63% làm tổng chi phí tăng 410.582.000 đồng.

- Do chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 giảm 19,63% làm cho tổng chi phí 99.382000 đồng.

- Do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 50,63% làm cho tổng chi phí tăng 220.113.000 đồng.

- Do chi phí khác năm 2013 không ảnh hưởng đến tổng chi phí của công ty.

37

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh và giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại hàng hải định an (Trang 44)