2.4.2.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành từng lĩnh vực cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định.
Các yếu tố của môi trường pháp lý
Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa lại điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Ngược lại, môi trường kinh doanh không lành mạnh thì doanh nghiệp sẽ lao vào con đường làm ăn bất chính. Trong môi trường này nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực trong doanh nghiệp quyết định dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác. Môi trường pháp lý bao gồm các yếu tố về chính sách, chính trị, pháp luật (các bộ luật, các chính sách ngoại thương, ưu đãi đầu tư,...)
Các yếu tố văn hóa – xã hội.
Yếu tố văn hóa - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng. Nó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội bao gồm các yếu tố sau: cơ cấu dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hoá....
Các yếu tố công nghệ.
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trênn thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.
15
Các yếu tố tự nhiên.
Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất, …. Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.
2.4.2.2 Môi trường vi mô
Khách hàng.
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích và tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong khi mua, khách hàng thường gây bất lợi cho người bán về giá, chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán. Điều đó tạo ra sức ép làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh.
Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đối thủ cạnh trạnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách cân đối.
Nhà cung cấp tài chính.
Nhà cung cấp tài chính là nhà tài trợ vốn cho doanh nghiệp khi cần thiết, các vấn đề về thủ tục, mức vay, lãi suất, thời hạn hoàn vốn,… là các yếu tố cần thiết phải quan tâm và nghiên cứu đầy đủ.