Bảng 3.8: Tình hình tài chính của Công ty CP Thương mại Hàng hải Định An Thanh giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Thương mại Hàng Hải Định An
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 1 Tổng nợ Nghìn đồng 24.449.574 63.624.709 66.463.322 +39.175.135 +2.838.613 2 Tổng tài sản Nghìn đồng 30.727.044 70.066.105 72.943.583 +39.339.061 +2.877.478 3 Vốn chủ sở hữu Nghìn đồng 6.277.470 6.441.396 6.480.260 +163.926 +38.864 4 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nghìn đồng 26.672.427 65.544.496 68.508.570 +38.872.069 +2.964.074 5 Nợ ngắn hạn Nghìn đồng 24.449.574 63.624.709 66.463.322 +39.175.135 +2.838.613
6 Tỷ số nợ trên tài sản Lần 0,80 0.91 0.91 +0,11 0
7 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 3,89 9.88 10.26 +5,99 +0,38
44
3.3.1.1 Phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản
Thông qua bảng tính 3.8 cho thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty tăng, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2011 tỷ số này là 0,8 lần, năm 2012 là 0,91 lần, năm 2013 tỷ suất giữ nguyên 0,91 lần. Có nghĩa là năm 2011 có 0,8 tài sản của của công ty được tài trợ bằng vốn vay, tương tự năm 2012 và năm 2013, có 0,91 tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ số này khá lớn cho thấy tài sản để hoạt động kinh doanh của công ty phần lớn là do đi vay vì vậy công ty cần quan tâm đến các khoản nợ ngắn hạn. Việc vay vốn quá nhiều để kinh doanh dễ dẫn đến rủi ro trong kinh doanh.
3.3.1.2 Phân tích tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng qua 3 năm. Năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 3,89 lần, 9,88 lần, 10,26 lần. Có nghĩa là năm 2011 công ty sử dụng 3,89 đồng nợ trong 1 đồng vốn chủ sỡ hữu. Tương tự năm 2012 và 2013, sử dụng 9,88 đồng, 10,26 đồng nợ trong 1 đồng vốn chủ sỡ hữu. Ta thấy tỷ số này khá cao, chứng tỏ công ty đã sử dụng đồng nợ để hoạt động chủ yếu là nợ ngắn hạn. Qua 3 năm vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần, tuy nhiên tổng nợ phải trả của công ty tăng với tốc độ rất nhanh làm cho tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng đáng kể qua 3 năm. Cụ thể là năm 2011 là 3,98 lần. Năm 2012 tỷ số này là 9,88 lần, tăng 5,99 lần so với năm 2011. Và đến năm 2013 thì tiếp tục tăng, đạt 10,26 lần, tăng 0,38 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã vay nhiều để trang trải các hợp đồng. Tuy vậy nhưng không thể phủ nhận việc công ty đã biết tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để kiếm lợi về cho công ty.
3.3.1.3 Phân tích hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn
Là thước đo khả năng thanh toán, khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nó cho biết tại một thời điểm ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có bao nhiêu đồng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ đó. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty không có biến động lớn. Nếu trong năm 2011 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,09 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được công ty trang trải bằng 1,09 đồng tài sản lưu động thì đến năm 2012 thì khả năng thanh toán của công ty đã đi theo chiều hướng giảm, 1 đồng nợ ngắn hạn được chi trả bằng 1,03 đồng tài sản lưu động, giảm 0,06 đồng. Nguyên nhân của sự ít biến động này là do năm 2011 thì giá trị tài sản lưu động cao hơn nợ ngắn hạn, nhưng đến năm 2012 và năm 2013 (hệ số này bằng nhau là 1,03 lần) thì dù giá trị tài sản lưu động tăng lên và nợ ngắn hạn cũng tăng theo, tuy nhiên giá trị nợ ngắn
45
hạn đã tăng nhanh và theo gần kịp với giá trị tài sản lưu động làm cho hệ số này giảm. Nhìn chung thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là lớn hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nợ ngắn hạn