Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh và giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại hàng hải định an (Trang 63)

3.4.2.1 Môi trường vĩ mô

- Các yếu tố kinh tế.

Tình hình kinh tế Thế giới trong năm 2013 có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm nhiều khó khăn cho nguồn nhân lực vận tải biển: trả lương và chế độ đãi ngộ không tương xứng cho đội ngũ thuyền viên; công ty giảm hoạt động kinh doanh do nhu cầu vận tải thu hẹp lại; cơ sở vật chất cho khâu thực hành còn thiếu và lạc hậu sẽ càng chậm được đổi mới và phát triển;…

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014 được đánh giá khả quan hơn năm 2013, kinh tế trong nước vẫn chưa thể thoát ra khỏi giai đoạn trì trệ, những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn hai năm 2012-2013. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu của nước ta, thì việc thông thương trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng nhiều, công ty sẽ có thêm nhiều hợp đồng hàng hải hơn. Bên cạnh đó theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố báo cáo cho biết, GDP của Việt Nam năm 2013 tăng 5,2%, GDP tăng có nghĩa là đời sống nhân dân ngày càng ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao, việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền diễn ra nhiều hơn, việc thuê những phương tiện giữa các cảng nội địa cũng tăng.

Theo tờ VnEconomy,thìNgân hàng Nhà nước dự tính sẽ hạ trần lãi suất huy động VND các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng năm 2014 từ mức 7%/năm xuống còn 6%/năm; trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên sẽ giảm từ 9% xuống còn 8%, Ngân hàng Nhà nước đang lên kế hoạch thúc đẩy mạnh hơn trong năm nay, trong điều kiện thuận lợi, lãi suất cho vay VND có thể giảm thêm từ 1 - 2%/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Các yếu tố của môi trường pháp lý

Nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến ngành vận tải biển của nước ta được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy và được xây dựng trên cơ sở Bộ luật hàng hải và hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang góp phần phát triển ngành vận tải biển Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải nói chung cũng như Định An nói riêng như các nghị định, quyết định, thông tư, thông báo của các cấp chính quyền và các ban ngành trung ương được ban hành đã tạo điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý, hỗ trợ về vốn. ưu đãi về thuế và các khoản thu khác.

52

Tuy nhiên hiện tại vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất hợp lý, điều đó đã gây khó khăn, trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp hàng hải nói chung và Định An nói riêng. Các cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực vận tải biển thường liên quan đến nhiều ngành nên còn những quy định chồng chéo và không phù hợp. Còn nhiều quy định chưa phù hợp với các công ước quốc tế và các hiệp định hàng hải mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký với nước ngoài. Định An phải chịu nhiều loại thuế với thuế suất cao như thuế nhập khẩu vật tư thiết bị, thuế sử dụng vốn, thuế suất các hoạt động bốc xếp, dịch vụ hàng hải,… điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của Định An.

- Các yếu tố văn hóa – xã hội

Kinh tế phát triển cùng quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã và đang làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt xã hội. Theo kết quả khảo sát biến động và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2013 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 46,63%; có chứng chỉ nghề và tương đương chiếm 28,24%; sơ cấp, trung cấp và tương đương chiếm 13,96%; cao đẳng, đại học trở lên chiếm 11,17%. Như vậy phần lớn nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của thành phố Cần Thơ hiện vẫn còn ở mức lao động phổ thông. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho công ty, bởi công ty cần nhiều lao động khuân vác, bốc xếp trong quá trình vận chuyển nên trình độ lao động phổ thông nhiều sẽ thuận lợi cho công ty trong giai đoạn này.

- Các yếu tố công nghệ

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nếu không bắt kịp những công nghệ mới thì công ty sẽ dần vào tụt hậu và mất dần hình ảnh công ty. Như đã biết ngành dịch vụ hàng hải trên thế giới hiện nay đều rất phát triển theo xu hướng hiện đại cùng với chất lượng dịch vụ và chính sách giá cả hợp lý. Mức độ thay đổi công nghệ ngành hàng hải khá nhanh. Vì thế mà Định An đã không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý, liên tục có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện công nghệ. Hàng năm, công ty đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực công tác bảo đảm an toàn hàng hải. Ngày càng hiện đại hóa công nghệ tương đương với các nước trong khu vực.

- Các yếu tố tự nhiên.

Thành Phố Cần Thơ nằm ở tọa độ địa lý kéo dài từ 9034'43" đến 10019'25" vĩ độ Bắc và từ 105019'51" đến 105054'36" kinh độ Ðông, tỉnh nằm

53

giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây sông Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, Ðồng Tháp; phía Nam giáp Sóc Trăng; phía Ðông giáp Vĩnh Long; phía Tây giáp Kiên Giang và Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên là 2.986 km2, chiếm 0,91% diện tích cả nước.Cần Thơ nằm trên trục lộ giao thông thuỷ - bộ quan trọng của cả nước; quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh; quốc lộ 91 nối các huyện phía Bắc, cảng huyện Cần Thơ, sân bay Trà Nóc. Cùng với mạng giao thông bộ, đường thuỷ nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng Sông cửu Long, Ðông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Hệ thống sông chính của tỉnh có tổng chiều dài trên 453 km, mạng lưới kênh rạch trung bình 1,8- 2km/km2. Hệ thống sông rạch nối liền nhau và được chi phối bởi hai nguồn nước chính: sông Hậu (triều biển Ðông) và sông Cái Lớn (triều biển Tây) làm chế độ dòng chảy khá phức tạp, kênh rạch mặt cắt rộng và nông, phù sa nhiều, tạo nhiều điểm giáp nước.

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Từ những điều kiện trên cho thấy Cần Thơ được nhiều lợi thế so với các tỉnh khác với 2 cảng lớn là cảng Cần Thơ và Cảng Cái Cui. Tuy nhiên luồng cửa Định An bị bồi lắng, luồng bị cạn, nhà nước có đầu tư nạo vét nhưng chưa thực sự hiệu quả, bởi cửa Định An bị bồi lắng bởi dòng chảy của sông Hậu, do đó luồng lạch chưa đảm bảo an toàn cho tàu bè ra vào cảng, luồng chưa thực sự ổn định, gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách hàng của Công ty.

3.4.2.2 Môi trường vi mô

- Khách hàng.

+ Khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu: luôn tạo cho công ty những áp lực về độ an toàn cho hàng hóa, uy tín chất lượng và chiết khấu giá dịch vụ lớn.

+ Khách hàng là các chủ tàu: công ty lại phải chịu áp lực không nhỏ về giá bán thấp, yêu cầu báo cáo về các dịch vụ kỹ thuật.

+ Các nhà phân phối với các yêu cầu về chiết khấu, thời gian thanh toán độ ổn định trong việc duy trì chất lượng dịch vụ.

Hiện nay kinh tế thế giới vẫn đang còn trong giai đoạn suy thoái và hiện hồi phục rất chậm chạp, vì thế đòi hỏi mọi doanh nghiệp cần phải cắt giảm chi phí để duy trì sự tồn tại và tìm cơ hội phát triển. Từ đó mà các doanh nghiệp khách hàng tìm đến các đơn vị làm dịch vụ hàng hải nào có vị trí thuận lợi, an

54

toàn, giá cả hợp lý và chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Sự lựa chọn này của khách hàng là một thách thức không nhỏ đối với Định An

- Đối thủ cạnh tranh

Do thị phần hàng hải Việt Nam có hạn mà các doanh nghiệp làm dịch vụ lại càng ngày tăng nên đã gây nên tình trạng cạnh tranh một cách gay gắt. Định An cũng là một trong những công ty bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh đó. Để thu hút khách hàng nhiều doanh nghiệp đã hạ giá cước, tăng tỷ lệ hoa hồng cho các chủ hàng, chính hiện tượng này đã dẫn đến cạnh tranh về giá một cách khốc liệt. Sự cạnh tranh diễn ra điên cuồng như vậy đôi khi không chỉ thiệt hại cho bản thân doanh nghiệp không mà còn cả các doanh nghiệp khác trong ngành. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Định An ở Cần Thơ hiện nay là những công ty như Vinalines Cần Thơ, Marina Cần Thơ, SHC Cần Thơ (Công ty hàng hải Sài Gòn), Gemadept Cần Thơ, Vosco Cần Thơ, đáng nói đến nhất là Tân Cảng Logistics hiện đã khai thác với Cảng Trà Nóc được xem là đối thủ nặng ký nhất của Định An. Song song đó còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các công ty dịch vụ hàng hải nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam. Vì thế Định An cần có những biện pháp hợp lý để có thể cạnh tranh một cách lành mạnh và đem về hiệu quả tối ưu.

- Nhà cung cấp tài chính

Nguồn tài chính mà công ty có chủ yếu là từ các cổ đông trong công ty và phần lớn là vay từ các ngân hàng. Vì thế, sự thêm vào hay rút vốn ra của các cổ đông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Bên cạnh đó mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho công ty giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Hiểu được sự ảnh hưởng này nên cấp lãnh đạo công ty luôn đưa ra những sách lược để tạo được niềm tin với cổ đông, bên cạnh đó tạo mối quan hệ với các ngân hàng. Nên nhiều năm qua, việc thu hút vốn để kinh doanh đã có những thành công đáng kể.

Tuy nhiên công ty cung cần tính toán và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án sản xuất kinh doanh. Trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng về tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp công ty đứng vững trong các cú sốc về lãi suất. Đa dạng hóa các kênh huy

55

động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng. Có như thế công ty mới phần nào giảm bớt được rủi ro về vấn đề tài chính.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh và giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần thương mại hàng hải định an (Trang 63)