Cung c ầu lao động tại các nước sử dụng lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 69)

Cơ hội cho XKLĐ Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng vẫn nằm ở các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia... có nền kinh tế tăng trưởng và vẫn có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, các quốc gia tiếp nhận cũng đã có sự thay đổi chính sách của mình đối với việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc.

Từ tình hình thực tế cho thấy trong những năm tới có khá nhiều “cánh cửa” đang mở rộng đối với lao động Việt Nam. Thị trường lao động khu vực Trung Đông đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, mặc dù năm 2014 số lượng lao

động Việt Nam tại khu vực này chưa tăng mạnh nhưng đã có những dấu hiệu khả

quan hơn đối với lao động xây dựng và dịch vụ sang UAE, Qatar…. “Đối với các nước ở khu vực châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ ký kết thỏa thuận cấp Bộ

trong một số lĩnh vực với Angola và Arab Saudi để tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn cho lao động Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xúc tiến ký thỏa thuận hợp tác lao động như với Đức, Thái Lan… Đây sẽ là cơ hội để phát triển việc làm cho NLĐ,”. Mặt khác, các nước phát triển bắt đầu quan tâm đến

điều dưỡng viên Việt Nam.

Bảng 4.16. Xu hướng cung – cầu lao động tại một số thị trường XKLĐ

Nước XKLĐ Cung Cầu Tăng Giảm Tăng Giảm Đài Loan 4 7 10 1 Malaysia 2 9 9 2 Hàn Quốc 8 3 4 7 Nhật Bản 11 0 9 2 Trung Đông 10 1 3 8 Nước khác 9 2 10 1

(Nguồn: điều tra doanh nghiệp XKLĐ, 2014)

Bảng 4.16 cho thấy thị trường XKLĐ của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng trong những năm tới được đánh giá là tiếp tục tăng, mặc dù tình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng một số thị trường truyền thống tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Đánh giá về khả năng phát triển thị trường XKLĐ trong những năm tới, qua kết quảđiều tra các doanh nghiệp XKLĐ cho thấy:

Thị trường Đài Loan: Theo dự báo của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, Đài Loan sẽ tiếp tục là thị trường trọng điểm của ngành XKLĐ, thị trường này hứa hẹn sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, tình hình cung ứng lao động của các nước khác đang có lợi cho phía Việt Nam vì số lượng lao động Thái Lan đi làm việc tại Đài Loan tiếp tục xu hướng giảm dần, trong đó nguồn lao động thay thế chủ

yếu là lao động Việt Nam và Philippine trong nhiều năm nay cơ bản không đẩy mạnh việc đưa lao động sang Đài Loan. Thị trường này gần gũi, thân thiện với người Việt Nam, mức lương cơ bản cũng khá cao trong các thị trường hiện có.

Đặc biệt, đây là thị trường có hành lang pháp lý bảo vệ người lao động tương đối

đầy đủ ở cả hai phía, lại gần về vị trí địa lý và dễ thích nghi và hòa nhập đối với lao động Việt Nam. Năm 2014, mức phí đi Đài Loan theo quy định đã được Bộ

LĐ-TB&XH giảm từ không quá 4.500 USD/người (năm 2013) xuống không quá 4.000 USD/người thì việc giảm chi phí đi Đài Loan trong những năm tới cũng

đang được xem xét để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia vào thị trường này.

Thị trường Hàn Quốc: sau một thời gian đóng cửa, hiện nay đã tiếp tục tiếp nhận những NLĐ đã vượt qua các kỳ thi tuyển từ năm 2011, 2012 nhưng chưa được xuất cảnh. Mặc dù bản ghi nhớđặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chỉ có thời hạn 1 năm, song việc ký kết này đã đem lại niềm vui cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, hiện có khoảng 30% lao động Việt Nam đang bỏ trốn, ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Năm 2014, chỉ tiêu tiếp nhận lao

động nước ngoài của Hàn Quốc là 53.000 người, nhưng lao động Việt Nam chỉ

có tỷ lệ rất ít do bị dừng chương trình EPS và Bản ghi nhớđặc biệt giữa hai chính phủ, chỉưu tiên có ba đối tượng được phía Hàn Quốc cho phép giới thiệu cho chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 12/2011, tháng 5/2012 và tháng 8/2012; lao động huyện nghèo sang Hàn Quốc làm nông nghiệp đã đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tháng 8/2012 và lao động về

nước đúng hạn. Cùng với đó là sự khủng khoảng về kinh tế, cộng với lao động bỏ

trốn ở lại cư trú bất hợp pháp đã ảnh hưởng đến thị trường lao động. Chính vì sự

vi phạm pháp luật như vậy, chính phủ Hàn Quốc đã ưu tiên đến việc tuyển dụng lao động của các nước như Ấn Độ, Philippine, Indonesia… họ có trình độ ngoại ngữ, tay nghề cao hơn và luôn tuân thủ nghiêm các quy định luật pháp của nước sở tại.

Thị trường Nhật Bản: tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam một số ngành nghề như chế tạo sản xuất, nông nghiệp, xây dựng... Phía Nhật Bản đánh giá đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam,

đặc biệt là ngành nông nghiệp. Mặt khác, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản thời gian vừa qua bị giảm mạnh, do đó Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản đã

đề nghị với phía Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác nhằm tăng tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Nhật Bản hiện đang có chính sách đầu tư tái thiết khu vực bịảnh hưởng của động đất, sóng thần, vì vậy nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong lĩnh vực này đang rất được quan tâm. Để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số

lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây, lao động Việt Nam sẽ có cơ hội đi làm việc thu nhập cao tại thị trường này. Đây cũng chính là cơ hội mới dành cho lao động xây dựng Việt Nam sang làm việc tại thị trường tiềm năng này.

Thị trường Malaysia: Bên cạnh Nhật Bản, Malaysia cũng là một thị

trường truyền thống đã từng tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam. Cùng với

đó Chính phủ Malaysia ra quyết định tăng mức lương tối thiểu qui định cho người lao động theo từng khu vực từ ngày 01/01/2013, mức lương mới sẽ bảo

đảm cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Công nhân nước ngoài cũng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới này, trong đó có lao động Việt Nam. Mức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 lương tối thiểu mới tăng đáng kể so với mức quy định cũ, tăng 40 - 90%. Đặc biệt, thời gian gần đây, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây lao động Việt Nam ít chọn thị trường này do mức lương không cao so với Đài Loan, Nhật Bản.... Chính sự sụt giảm về số lượng lại khiến các doanh nghiệp khai thác thị

trường Malaysia khắt khe hơn trong việc tìm kiếm các đơn hàng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Traenco cho biết: “Malaysia là thị trường không tốn quá nhiều chi phí, thậm chí một số đơn hàng của công ty tôi người lao động đi làm việc tại Malaysia với điều kiện sinh hoạt và mức lương tốt nhưng không phải mất phí nên phù hợp với điều kiện của nhiều người lao động. Lao động khi đi thị trường này thường lựa chọn khắt khe hơn, vì vậy, sang năm 2015, công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm những đơn hàng tốt để đẩy mạnh đưa lao động đi thị trường này”.

Thị trường Trung Đông: đây là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam trong những năm gần đây, do điều kiện nhận lao động cũng ít khắt khe, các hình thức lao động cũng đa dạng. Hiện có khoảng 22.000 lao động Việt Nam

đang làm việc tại khu vực này, chủ yếu các ngành nghề: xây dựng, đóng tầu, khách sạn… điều kiện làm việc và thu nhập tương đối bảo đảm và ổn định (lao

động phổ thông thu nhập khoảng 300USD/tháng, lao động có nghề khoảng 500- 800USD/tháng). Tuy nhiên, tại Ca-ta có một số lao động tay nghề thấp, ý thức kỷ

luật chưa cao, trong khi điều kiện ăn ở và thu nhập chưa tốt nên đã có các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng như đình công, đánh nhau, trộm cắp... nên phía bạn đang thực hiện một số biện pháp hạn chế nhận lao động Việt Nam. Cùng với đó là sự cạnh tranh về XKLĐ của các nước như Indonesia, Bangladesh… về trình độ ngoại ngữ, tay nghề, sức khỏe luôn có thế mạnh hơn chúng ta, đây cũng chính là những đối thủ cạnh tranh với chúng ta trong những năm tới đối với lao động Việt Nam tại thị trường khu vực Trung Đông.

Các thị trường khác: Thị trường Đông Nam Á, trong đó có Lào và Campuchia cũng đang được đánh giá là điểm đến của lao động trình độ cao, cạnh tranh ở các ngành thế mạnh của Việt Nam như: kỹ sư nông nghiệp, hóa chất,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 dược liệu. Tại Campuchia, Lào, lao động kỹ thuật và quản lý các ngành xây dựng, kỹ sư công trình hay nhân viên ngành tài chính ngân hàng đang có nhu cầu khá lớn với mức thu nhập bình quân từ 15-23 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra tiếp tục ưu tiên và đẩy mạnh đưa lao động có trình độ, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài và mở rộng các hoạt động để mở các thị trường mới như: Australia, Canada, Bahrain, Angola, Thái Lan; thị trường các nước châu Âu khác như: Belarus, Ucraina… trong các ngành nghề xây dựng, lắp ráp điện tử, sản xuất ô tô và may mặc. Ngược lại, chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực và trên thế giới bởi chất lượng lao động của các nước luôn được đánh giá cao hơn Việt Nam, vấn đề sức khỏe, tuân thủ ý thức kỷ luật lao động, không có tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc, ở lại cư trú bất hợp pháp vượt quá mức độ cho phép.

Nhu cầu và nguyện vọng của NLĐđăng ký đi XKLĐ: Có thể thấy là phần lớn những người đăng kí đi XKLĐ hiện tại chưa có thu nhập hoặc thu nhập của họ rất thấp. Họ gặp nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy mong muốn của họ là tìm được một công việc với thu nhập cao nhằm cải thiện cuộc sống của mình, XKLĐ là sự lựa chọn của họ. Ngoài ra còn có một số lý do khác như: người thân của người lao động đã đi XKLĐ nên họ muốn đi theo, bạn bè rủ đi cùng, được tư vấn tại địa phương nên thích và tham gia…

Bảng 4.17. Nhu cầu đi XKLĐ của người lao động

Nhu cầu đi XKLĐ Đăng ký đi XKLĐ Đi XKLĐđã về nước SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Chưa thực sự cần 01 1,0 3 3,09

Cần thiết 11 11,0 10 10,31

Rất cần thiết 88 88,0 84 86,60

Tổng 100 100,0 97 100,0

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2014)

Bảng 4.17 cho thấy, phần lớn hiện nay những người tham gia XKLĐđều mong muốn mình sẽ sớm được hoàn thành các thủ tục để có thểđi làm việc ngay. Trong 100 người đăng ký đi XKLĐ thì 88,0% cho rằng nhu cầu đi XKLĐđối với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 họ là thực sự rất cần thiết, 11,0% cho là cần thiết, chỉ có 1,0% cho là chưa thực sự cần. Trong khi đó 97 người đi XKLĐ đã về nước thì 86,6% cho là rất cần thiết, 10,31% cho là cần thiết, còn 3,09% cho là chưa thực sự cần. Các nguyên nhân chủ yếu là nhằm tìm việc làm có thu nhập cao nhưng ở địa phương lại không có việc làm phù hợp, hay họ muốn đi làm việc ở nước ngoài nhằm mở

mang kiến thức, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề… Điều này xuất phát từ khó khăn của cuộc sống do đó họ mong muốn mau chóng được đi làm, có thu nhập để phụ giúp gia đình…

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 69)