Kinh nghiệm XKLĐ một sốn ước trên thế giới

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 31)

* Indonesia: là một nước XKLĐ lâu năm với quy mô lớn. Từ những năm 1930 đến 1950 đã có hơn 200.000 người di cư sang lao động tại các đảo của Malaysia. Theo Bộ nhân lực giai đoạn từ 1969 đến 1993 đã có 877.400 người ra nước ngoài làm việc số lượng tăng nhanh từ 7.400 người năm 1970 lên đến 405.000 người năm 1980 và giai đoạn 1989 đến 1993 đã có 465.000 người. Những năm từ 1994 đến 1998 số lượng lao động Indonesia tăng nhanh, từ 2,1 triệu người tăng lên 3,2 triệu người theo Asian Migration News 1998 nguồn ngoại tệ do lao động chuyển về theo con đường chính thức năm 1996 đến 1998 là khoảng 2,72 tỷ USD. Trên thực tế số ngoại tệ thu được có thể gấp 2-3 lần (Trần Thị Lý, 2010).

Thị trường lao động Indonesia đến làm việc tập trung tại một số nước và khu vực như: Đông Nam Á, Malaysia, Singapore, Bruney, Đông Bắc Á Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Về chính sách, để đẩy mạnh XKLĐ Indonesia xây dựng chính sách về hệ

thống tuyển mộ và đào tạo lao động chính sách đưa lao động đi nước ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngoài, chính phủ Indonesia can thiệp vào XKLĐ thông qua việc quản lý thống nhất và chỉ đạo chặt chẽ

chương trình việc làm ngoài nước.

Năm 1994 Chính phủ Indonesia đã ban hành Nghị định về thủ tục và hệ

thống tuyển mộ, việc thành lập các công ty tuyển mộ lao động, các điều kiện và các yêu cầu đối với tổ chức tuyển mộ quy định XKLĐ việc giải quyết tranh chấp các vấn đề pháp lý khác. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động XKLĐ của Indonesia cũng còn nhiều thiếu sót do những bất cập của pháp luật và sự không tuân thủ

các quy định của công ty tuyển mộ và người lao động, những phạm vi lừa đảo về

XKLĐ thường được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

* Philippines: Vào tháng 10/2008, Philippine tổ chức diễn đàn quốc tế lần thứ 2 về di cư và phát triển. Đại diện của 160 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và 220 tổ chức xã hội dân sựđã tham dự diễn đàn này. Các thành viên tham dự một phiên thảo luận về vấn đề bảo vệ quyền lợi của lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 động di cư, bao gồm di cư, phát triển và nhân quyền, di cư hợp pháp và chính sách, thể chế tổng thể và mối quan hệ hữu nghị… Philippines được coi là một hình mẫu điển hình thế giới về XKLĐ. Philippines nổi bật với chiến lược đầu tư, khai thác và thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ từ XKLĐ. Khoảng 1 triệu lao động Philippines ra nước ngoài làm việc mỗi năm, tính ra mỗi ngày gần 3.000 người rời đất nước đi XKLĐ, trong đó có cả những gia đình hai thế hệ. Ước tính, Philippines có khoảng từ 9-11 triệu lao động đang làm việc tại nước ngoài, chiếm 11% dân số.

Tiền kiều hối do lao động xuất khẩu chuyển về đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc đảo này. XKLĐ của Philippin được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản, chiến lược xuất khẩu lao động của Philippines bắt đầu từ những năm 1970, thời điểm mà nước này đang ngập nợ và cũng là thời kỳ bùng nổ nhu cầu lao động làm việc tại các nước Trung Đông khi giá dầu thế

giới tăng. Philippines có một cơ chế hoàn chỉnh thống nhất từ Trung ương đến

địa phương, cả trong và ngoài nước về chính sách ưu đãi XKLĐ, nhất là đảm bảo phúc lợi cao cho lao động làm việc ở nước ngoài. Phân tích hoạt động XKLĐ của các nước trong khu vực, nhiều nhà quản lý nhận ra, thành công của Philippines có được bắt đầu từ khung pháp lý. Trong khi tỷ lệ NLĐ xuất khẩu ở Philippines phần lớn do khu vực tư nhân thực hiện nhưng Nhà nước giữ vai trò quan trọng khác, đó là bảo vệ quyền lợi của NLĐ và ngăn chặn tuyển người bất hợp pháp (Phạm Diễm Ngọc, 2012).

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 31)