Chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về XKLĐ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 34)

2.2.5.1 Chủ trương của Đảng về XKLĐ

Ngay từ những năm 80, vấn đề XKLĐ đã được Bộ Chính trị và Chính phủ đưa ra những quyết định, Nghị Quyết, Nghịđịnh và Chỉ thị rất quan trọng. Trong Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 về XKLĐ và chuyên gia, Bộ Chính trị

cũng đã chỉđạo: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao

động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước. XKLĐ và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hóa hình thức, thị

trường XKLĐ, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp

ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề".

Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc khóa XI chỉ rõ: "Phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao

động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế".

Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09/11/2011 của Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 2 về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015, trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề”;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

2.2.5.2 Pháp luật về xuất khẩu lao động:

Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Luật người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội.

Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 4/9/2007 của Bộ LĐTB&XH - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc quản lý và sử

dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền quỹ của người lao động.

Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng LĐTB&XH ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao

động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở

nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quyết định số 61/QĐ-BLĐTBXH ngày 12/8/2008 của Bộ LĐTBXH về

mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp.

Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/04/2009 của Chính phủ về Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụđược thỏa thuận ký quỹ với người lao động.

Thông tư số 13/2013/TTLT- BLĐTBXH-BNG ngày 6/12/2013 hướng dẫn thủ tục, xử phạt vi phạm hành chính theo Nghịđịnh 95/2013/NĐ-CP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điu kin t nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du vùng Đông Bắc Việt Nam nằm ở tọa

độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩđộ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độĐông; cách Thủđô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế

Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về

phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (206 xã, 8 phường, và 16 thị trấn).

3.1.1.2 Địa hình

Bắc Giang có địa hình trung du, tuy phần lớn diện tích của tỉnh là đồi núi (89%) nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều, có thể chia địa hình Bắc Giang thành một số khu vực chính sau:

Một là, khu vực thuộc lưu vực sông Lục Nam, khu vực này có những đỉnh núi cao và hiểm trở như các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn và Huyền Đình – Yên Tử là đường phân giới của tỉnh với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương.

Hai là, khu vực miền đồi trung du thấp dần từ Bắc xuống Nam và từĐông sang Tây. Đây là miền đồi núi trung du được cấu tạo bằng trầm tích đá gốc, các ngọn đồi ởđây thường có độ cao từ 30m – 50m.

Ba là, Khu vực phù sa cổ địa hình chủ yếu là đồi thoải lượn sóng, có độ

cao dưới 30m trên nền phù sa của sông Cầu, sông Thương. Địa hình này thấy rất rõ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và thành phố Bắc Giang.

Bốn là, khu vực địa hình chủ yếu là đồi núi thấp khá bằng phẳng và những miền núi trũng như núi Neo ở Yên Dũng... ngày nay nhiều đồi núi thấp và máng trũng ở Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang đã được người dân cải tạo thành những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 ruộng cao thấp khác nhau để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Với địa hình gồm hai tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 230 C, độẩm dao động lớn, từ 73% - 87%.

Đặc điểm tự nhiên như trên vừa tạo cho Bắc Giang nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt nhiệt độ và độ ẩm khá thuận lợi, không quá khắc nghiệt làm cho sản phẩm nông lâm nghiệp phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.1.1.4 Đất đai

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.

3.1.2 Đặc đim kinh tế - xã hi ca tnh

3.1.2.1 Tình hình dân số, lao động

Năm 2013, dân số trung bình của tỉnh là 1.608.000 người, trong đó: số lao

động tham gia các hoạt động kinh tế là 1.041.800 người, chiếm 64,8%; dân số

khu vực thành thị là 204.500 người, chiếm 12,7%; khu vực nông thôn là 1.403.500 người, chiếm 87,3%.

Giai đoạn 2006 - 2013, lực lượng lao động bình quân hàng năm tăng 8%/năm. Cơ cấu lao động theo độ tuổi: từ 15-24 chiếm 21,59%; từ 25-39 chiếm 27,55%; từ 40-49 chiếm 15,47%; từ 50 trở lên chiếm 19,43%. Có thể nói đây là giai đoạn “dân số vàng”, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. So với năm 2006 lao

động trong lĩnh vực nông nghiệp- lâm nghiệp và thủy sản từ 76,9% giảm xuống 60,8%, lao động công nghiệp - xây dựng từ 10,2% tăng lên 21%, lao động dịch vụ từ 12,9% tăng lên 18,2%.

Chất lượng lao động: Những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm, chỉđạo triển khai với nhiều chương trình, giải pháp thiết thực và có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực, chất lượng lao động đã được nâng lên. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia hoạt động kinh tếđạt 40,5% (tăng 15,5% so với năm 2006), trong đó số lao động qua đào tạo nghề đạt 33,5%; số cơ sở dạy nghề đã tăng từ

42 cơ sở năm 2006 lên 90 cơ sở; quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề tăng từ

21.583 người năm 2006 lên 28.160 người. Bình quân mỗi năm có trên 20.000 lao

động được đào tạo nghề, trong đó trên 70% lao động sau khi học nghề có việc làm, thu nhập bảo đảm cuộc sống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Bảng 3.1. Tổng hợp dân số, lao động, việc làm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: người STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Dân số 1.584.400 1.592.000 1.608.000 Trong đó : Thành thị 173.300 184.600 204.500 Nông thôn 1.411.100 1.407.400 1.403.500 2

Dân số trong độ tuổi lao động 1.018.000 1.012.000 1.026.000

Trong đó : Thành thị 98.750 112.500 131.300 Nông thôn 919.250 899.500 894.700 3

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế 998.770 1.025.600 1.041.800

Chia theo khu vực

Lao động khu vực thành thị 88.090 103.500 117.600 Lao động khu vực nông thôn 910.680 922.100 924.200

Chia theo nhóm ngành

Công nghiệp và xây dựng 162.800 187.680 218.700

Nông, lâm, ng nghiệp 670.020 657.420 633.400

Dịch vụ 165.950 180.500 189.700

4 Tổng số lao động được tạo việc làm trong nước 20.837 23.337 23.732 Chia theo: Công nghiệp và xây dựng 14.683 16.850 16.930 Nông, lâm, ngư nghiệp 1.138 1.050 1.120 Dịch vụ 5.016 5.437 5.682 Trong đó số lao động nữđược tạo việc làm 10.835 11.900 12.105

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

3.1.2.2 Tình hình giáo dục - đào tạo

Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 90 cơ sởđào tạo trong đó: 01 trường đại học; 04 trường cao đẳng; 05 trường Trung cấp nghề; 80 cơ sở có tham gia hoạt

động dạy nghề. Số lượng lao động được đào tạo tại các cơ sởđào tạo đã phần nào

đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay một số ngành nghềđòi hỏi người lao động phải có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao mới có thể đáp ứng được với những yêu cầu của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn thiếu. Chất lượng

đào tạo còn bất cập, chưa phát huy được tính sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ

của học viên, bệnh thành tích vẫn tồn tại trong xã hội, điều này dẫn đến việc đào tạo ra một đội ngũ có bằng cấp nhưng kiến thức và năng lực không tương xứng. Hằng năm có nhiều học viên ra trường nhưng không tìm được việc làm, do không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, làm việc chưa đúng với chuyên môn được đào tạo vì vậy không thể đạt được hiệu quả cao trong công việc, nhà tuyển dụng khi nhận lao động thường phải đào tạo bổ sung mới sử dụng

được.

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò quan trọng là vấn đề sống còn của nền kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Bắc Giang nói riêng. Nhìn chung trong những năm qua CSHT của tỉnh đều được nâng cấp và cải tạo phục vụ tốt cho quá trình phát triển KTXH. Đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô, có trạm y tế và bưu điện văn hóa.

Tỉnh đã có nhiều chính sách phát triển CSHT để phát triển cụm và khu công nghiệp, sự phát triển đó tác động trở lại tạo điều kiện nâng cấp, cải tạo CSHT ngày càng kiên cố và chất lượng hơn. Từ đó, tạo ra môi trường giao lưu văn hóa, KTXH, đó sẽ là điều kiện tốt nhất để hình thành mạng lưới liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hoá mang lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 được đầu tư, đưa vào sử dụng; các thị trấn, thị tứ được quan tâm đầu tư phát triển.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chn đim nghiên cu

Bắc Giang là tỉnh miền núi, toàn tỉnh có số lao động thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là 1.041.800 người. Để thực hiện đề tài này chúng tôi chọn 02 đối tượng là lao động đi XKLĐđã về nước và lao động đăng ký đi XKLĐ tại 03 huyện là: Yên Dũng, Tân Yên và Hiệp Hòa để điều tra khảo sát. Đây là 3 huyện có phong trào đi XKLĐ ở 3 mức khác nhau (tốt, khá, trung bình) trong những năm qua. Bảng 3.2. Số mẫu điều tra Huyện Lao động đi XKLĐđã về nước Lao động đăng ký đi XKLĐ Tổng mẫu Yên Dũng 35 39 74 Hiệp Hòa 30 25 55 Tân Yên 32 36 68 Tổng 97 100 197 3.2.2 Phương pháp thu thp s liu

Số liệu thứ cấp: Tập hợp từ các báo cáo, thống kê định kì hằng năm của Sở LĐ-TB&XH, Cục Thống kê tỉnh, các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội ở tỉnh, các đề tài nghiên cứu khoa học về giải pháp đẩy mạnh XKLĐ. Đây là những tài liệu rất quan trọng làm cơ sởđể xây dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề tài, ngoài ra thông qua đó để biết thêm về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội của vùng phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn, tổ chức các hội nghị cho NLĐ có nguyện vọng tham gia XKLĐ tại các huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên. Các đối tượng này được lựa chọn để thu thập các thông tin cần thiết thông qua bộ câu hỏi đã được thiết kế trong mẫu phiếu điều tra. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác để thu thập và tham khảo ý kiến của cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Bảng 3.3. Thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng phỏng vấn Phương pháp thu thập Nội dung thu thập

Lãnh đạo Sở LĐ-

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 34)