Cạnh tranh giữa các nước XKLĐ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 66)

Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động XKLĐ cũng được

đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đến trước hết là từ

phía những người lao động với nhau, sau đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp XKLĐ khi cùng xuất khẩu vào một thị trường hay cùng hoạt động trên một địa bàn... Nhưng vấn đề cạnh tranh cũng không chỉ diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia mà còn vượt ra trên toàn thế giới khi mà có rất nhiều quốc gia cùng cố gắng thúc đẩy hoạt động XKLĐ đó là những quốc gia còn đang gặp khó khăn và cùng sử dụng biện pháp XKLĐ làm bàn đạp cho sự phát triển của nền kinh tế. Ta có thể đơn cử ngay như trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ có Việt Nam mà còn nhiều nước cũng hoạt động XKLĐ như Inđônêsia, Philippin, Thái Lan...

Bảng 4.14. Một số thị trường XKLĐ Việt Nam trong thời gian qua

Thị trường XKLĐ Các đối thủ chính cạnh tranh XKLĐ với Việt Nam

Malaysia Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal

Hàn Quốc Bangladesh, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Philippine

Đài Loan Philippine, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc

Nhật Bản Indonesia, Philippine, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc Trung Đông Trung Quốc, Philippine, Indonesia

(Nguồn: điều tra doanh nghiệp XKLĐ, 2014)

Tình hình hoạt động XKLĐ ở các nước này ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Bởi lẽ, về mặt địa lý, các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương ở gần Việt Nam, bên cạnh đó lại có sự tương đồng về khí hậu, phong tục tập quán, lối sống… Các nước trong khu vực châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…

đã và đang nhập khẩu lao động Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, mang nhiều hình thức. Đồng thời họ cũng nhận lao động của các nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Bangladesh… cho nên sự cạnh tranh giữa các nước XKLĐ là không thể tránh khỏi. Các nước XKLĐ đều phát huy hết lợi thế

của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành XKLĐ hết sức đa dạng, phong phú. Một số nước yêu cầu nhập khẩu lao động có trình độ cao, một số nước lại có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 nhu cầu sử dụng lao động dịch vụ, nhất là lao động giúp việc gia đình, lao động giản đơn… Một số nước vừa có chính sách nhập khẩu và XKLĐ, nhập lao động của nước này rồi lại xuất lao động của mình sang nước khác, tạo nên thị trường lao động thật sôi động nhưng cũng nhiều vấn đề mới phát sinh. Trường hợp nước Thái Lan là ví dụ, nước này cho phép hàng chục nghìn dân Myanmar sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi đó nông dân Thái Lan tràn vào thành phố

tìm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Newzeland, Úc để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận nhiều lao động của các nước khác đến làm việc. Các nước ở khu vực này chủ yếu là có nhu cầu nhập khẩu lao động ở một số ngành may mặc, xây dựng, lao động giản

đơn… Tuy nhiên việc sử dụng lao động cũng gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt phong tục tập quán, bất đồng ngôn ngữ…

Bảng 4.15. Mức độ cạnh tranh giữa các nước XKLĐ

Nước XKLĐ Rất cao (%) Cao (%) Trung bình (%) Thấp (%)

Indonesia 45,45 45,45 9,09 0

Philippines 36,36 45,45 9,09 9,09

Thái Lan 27,27 27,27 27,27 18,18

Trung Quốc 36,36 36,36 18,18 9,09

Bangladesh 36,36 45,45 9,09 9,09

(Nguồn: điều tra doanh nghiệp XKLĐ, 2014)

Đánh giá về mức độ cạnh tranh trong XKLĐ qua điều tra các doanh nghiệp tham gia XKLĐđược biết, hiện nay Việt Nam phải cạnh tranh rất cao với các nước tham gia XKLĐ trong khu vực và thế giới. Bảng 4.15 cho ta thấy, đối thủ cạnh tranh chính của chúng ta hiện nay là Indonesia với 11 ý kiến được hỏi thì có 90,91 % cho rằng là cạnh tranh cao và rất cao; đứng thứ hai là Philippines với 81,82% là cạnh tranh cao và rất cao; tiếp theo là Bangladesh. Lý do mà nước ta cạnh tranh thấp như vậy là vì lao động Việt Nam thường khiến chủ sử dụng lao

động ở các nước như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc... kêu ca là còn yếu về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 khoản hợp đồng lao động yếu; quen nếp sống lao động tự do, tuỳ tiện và chưa có tác phong công nghiệp như tuỳ tiện đi chơi, nghỉ việc không xin phép chủ, hút thuốc lá ở nơi bị cấm trong giờ làm việc, uống rượu, đánh nhau xảy ra trong cộng

đồng lao động. Một số coi thường các quy định về an toàn lao động, luật giao thông dẫn đến bị tai nạn. Thêm nữa, không ít lao động còn so bì quyền lợi một cách không chính đáng, khi chưa được chủ lao động đáp ứng thì đồng loạt nghỉ

việc, đòi chuyển xưởng, chuyển công ty, trốn ra ngoài làm việc... Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu mà lao động của Việt nam được đánh giá thấp như vậy.

Vấn đề XKLĐ hiện nay là một trong những hoạt động khá hấp dẫn thu hút nhiều đối tượng tham gia. Trên địa bàn tỉnh hiện có 48 doanh nghiệp về địa phương khai thác tuyển dụng lao động nên xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, lực lượng cò mồi, môi giới XKLĐ cũng nhiều dẫn đến việc NLĐ

nhận được nhiều nguồn thông tin không sát thực, lúng túng không biết lựa chọn

đi theo công ty nào và còn nhiều trường hợp bị lừa đảo XKLĐ.

Điển hình là đường dây lừa đảo XKLĐ rất tinh vi của một công ty đứng tên trong hợp đồng không phải là công ty mà là cá nhân, tuyển lao động tay nghề

thấp với mức lương “khủng”, nơi tiếp nhận là nhà hàng, khách sạn ở Singapore…

Đây là những “chiêu” lừa đã khiến hàng chục lao động tại các tỉnh nghèo sập bẫy.

Anh Trần Văn Hải, xã Việt Lập, huyện Tân Yên cho biết, anh được anh Nguyễn Tiến Lãm, ở thành phố Bắc Giang đến nhà giới thiệu chương trình đi XKLĐ sang Singapore. Anh Hải được anh Lãm đưa ra Hà Nội giới thiệu với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp Sơn La tại Hà Nội. Anh Hải được giới thiệu sẽ làm việc trong nhà hàng, khách sạn ở Singapore, tổng chi phí phải nộp là 4.300 USD, đảm bảo cho lao động làm đúng việc với mức lương trong 3 tháng đầu là 900 USD Singapore/tháng. Sau khi nộp tiền, anh Hải được đưa sang Malaysia thay vì được sang Singapore như thoả thuận. Trong những ngày lưu lạc tại Malaysia, anh bị cảnh sát nước này bắt giữ vì giấy tờ bất hợp pháp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)