Công tác tổ chức đào tạo nghề cho người XKLĐ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 90)

Độ tuổi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Số lao động xuất khẩu 3.823 100,0 4.068 100,0 4.512 100,0 108,64 Số bồi dưỡng kiến thức 3.447 90,16 3.785 93,04 4.371 96,88 93,55 Số học ngoại ngữ 3.210 83,97 3.598 88,45 4.071 90,23 87,71 Số học nghề 875 22,89 1.172 28,81 1.687 37,39 30,11

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang 2012, 2013, 2014)

Theo số liệu tổng hợp của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang về đào tạo nghề cho XKLĐ, giai đoạn 2012 - 2014 hầu hết người lao động trước khi đi XKLĐđều được bồi dưỡng kiến thức cần thiết và học ngoại ngữ, tỷ lệ lao động

được bồi dưỡng kiến thức bình quân chiếm 93,55%; số lao động được học ngoại ngữ bình quân chiếm 87,71%; số lao động được học nghề bình quân trong 3 năm qua đạt 30,11%. Nhìn vào số liệu trên ta thấy tỷ lệ NLĐ xuất khẩu hàng năm

được bồi dưỡng, học ngoại ngữ, học nghề năm sau cao hơn năm trước, nhưng thực tế thời gian các cơ sở đào tạo trung bình là 45 đến 60 ngày/người/khóa, do vậy mà chất lượng đạt được còn thấp.

4.3 Đánh giá chung về XKLĐ của tỉnh

Phong trào XKLĐ được làm một cách bài bản, kết nối từ tỉnh đến huyện, xã, thôn nên tỉnh Bắc Giang trở thành một trong những địa phương đi đầu cả

nước trong việc hỗ trợ người dân tìm đến con đường xuất ngoại. Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: Đối với tỉnh Bắc Giang, XKLĐđang là một mũi nhọn, là hướng đi quan trọng để XĐGN và làm giàu.

4.3.1 Đối vi vic XKLĐ ca tnh

* Kết quả đạt được

Sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác XKLĐ của cấp uỷ, chính quyền các cấp tương đối đồng bộ, có hệ thống; việc triển khai thực hiện với nhiều giải pháp tổng hợp, sát thực và hiệu quả; công tác quản lý nhà nước về XKLĐ ngày càng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 về ý nghĩa, sự cần thiết của XKLĐ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào này. Kết quả

XKLĐđã góp phần quan trọng vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo của tỉnh.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh từng bước vươn lên, tiếp cận thị trường lao động quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng động hơn trong hoạt động kinh doanh; nhiều doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường tiếp nhận lao động, ký được nhiều hợp đồng cung ứng lao

động với nước ngoài, bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động. Một số

doanh nghiệp đã triển khai đầu tư chiều sâu, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ

tuyển chọn, đào tạo lao động; cơ cấu, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp hợp lý; quy trình hóa các khâu nghiệp vụ, bước đầu áp dụng công nghệ thông tin và quản trị doanh nghiệp.

Người lao động nhìn chung đã được các thị trường chấp nhận. Đa số nỗ

lực, chủđộng học tập, nắm bắt nhanh công việc, sáng tạo, cần cù trong lao động, có thu nhập để nâng cao đời sống bản thân và gia đình, góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn, nhất là các làng, xã nghèo, tạo thêm việc làm cho mình và cho lao

động khác.

Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng đã giải quyết khá vững chắc việc làm hàng năm cho một bộ phận NLĐ, lượng tiền chuyển về đã giúp cho NLĐ và gia đình họ cải thiện đời sống; có nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh; xây dựng, sửa sang nhà cửa; chăm lo cho con em học hành; XĐGN… đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước; sự quan tâm lãnh, chỉ đạo có trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự tham gia của nhiều NLĐ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về XKLĐ.

* Hn chế

Ban Chỉ đạo XKLĐ một số huyện, xã còn thiếu chủđộng, sáng tạo trong việc đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thểđểđẩy mạnh công tác XKLĐ. Công tác tham mưu, giúp việc chưa hiệu quả, chưa nghiên cứu ban hành chính sách phù hợp với địa phương hoặc thực hiện các chính sách đã ban hành chưa đầy đủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa thực sự mạnh, thiếu kiên quyết, hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp liên ngành trong việc quản lý doanh nghiệp và người lao động vẫn còn những hạn chế. Ban chỉđạo XKLĐ các cấp chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, chưa nắm được hết các

đầu mối tuyển lao động xuất khẩu. Công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo và cung ứng nguồn của một số cơ sởđào tạo nghề, doanh nghiệp tư nhân cho các doanh nghiệp XKLĐ còn thiếu chặt chẽ.

Số doanh nghiệp XKLĐ tuy nhiều nhưng phần lớn ở quy mô nhỏ, hoạt

động thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kém; chất lượng lao động xuất khẩu của tỉnh còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiếp nhận lao động, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao; ngoài ra, tình trạng một bộ phận NLĐ vi phạm hợp đồng đang là một vấn đề nổi cộm, bức xúc trong công tác XKLĐ hiện nay.

Công tác đầu tư, đào tạo nghề, giáo dục định hướng của không ít doanh nghiệp thiếu kỹ lưỡng, có tính hình thức, chưa bảo đảm chất lượng, việc bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động chưa bảo đảm yêu cầu, chỉ dừng lại ở

việc giáo dục định hướng, trang bị bước đầu một số kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu trước mắt của doanh nghiệp.

Hành vi lừa đảo đưa người đi XKLĐ gia tăng, gây bất ổn xã hội. Lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước về XKLĐ, nhiều tổ chức, cá nhân đã lừa

đảo tổ chức đưa người ra nước ngoài. Nhiều lao động bị lừa đảo đưa đi bằng

đường du lịch tìm việc làm hiện sống lang thang. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do các doanh nghiệp trong vai trò môi giới; hệ quả là việc đi lao

động xuất khẩu không mang tính bền vững và ổn định.

Một trong những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường lao động nước ngoài là người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về tay nghề, ý thức tác phong công nghiệp, ngoại ngữ,… Lao động qua đào tạo nghề của tỉnh chỉ chiếm khoảng hơn 30%. Bên cạnh đó, đại bộ phận trong số họ chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Tình trạng lao động bỏ trốn, phá bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật bản, Đài loan đã ảnh hưởng trực tiếp

đến việc giữ và mở rộng các thị trường này, ảnh hưởng đến uy tín lao động của tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do mức thu nhập ở bên ngoài cao hơn so với mức mà NLĐ được hưởng khi làm việc tại các doanh nghiệp theo hợp đồng.

Mặt khác, do trở về nước không có việc làm và không được chính quyền, cơ quan chức năng tại địa phương tư vấn dùng nguồn vốn làm gì cho hiệu quả, nên nhiều người đã trở thành tay trắng sau vài năm về nước. Đây là một sự lãng phí rất lớn, bởi vì trước yêu cầu phát triển, mở rộng đầu tư, nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp trong tỉnh đều thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Thế nhưng, nhiều năm qua tỉnh hầu như chưa quan tâm và có chiến lược tái sử dụng nguồn nhân lực xuất khẩu trở về.

4.3.2 Đim mnh, đim yếu, cơ hi, thách thc

* Điểm mạnh

Bắc Giang có một nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao

động chiếm trên 63,56% dân số toàn tỉnh. Với một lực lượng lao động đông, đây là một nguồn cung cấp cho xuất khẩu lao động. Tuy lao động của tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông nhưng lại được nhiều chủ sử dụng lao động nước ngoài có thiện cảm, đánh giá là nhiệt tình, cần cù, ham học hỏi…

Các ngành chức năng của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn luôn quan tâm chỉđạo trong quá trình thực hiện. Các ngành chức năng đã tích cực hỗ trợ các đơn vị cung ứng lao động cũng như các đơn vị XKLĐ trong việc giải quyết hồ sơ, khám sức khỏe và tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho đơn vị và NLĐ.

Cấp ủy, UBND một số xã, thị trấn đã xác định được lợi ích của công tác XKLĐ và tích cực hỗ trợ cho các đơn vị XKLĐ trong việc vận động tuyên truyền, giải quyết hồ sơ cho người lao động. Qua hệ thống thông tin đại chúng từ

tỉnh đến cơ sở đã tạo sự hiểu biết nhất định về hiệu quả kinh tế của công tác XKLĐđối với một bộ phận lớn trong nhân dân,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Các đơn vị cung ứng lao động của tỉnh bước đầu có kinh nghiệm và phát huy được tính năng động sáng tạo trong việc tư vấn tuyển dụng lao động. Các

đơn vị cung ứng lao động và các đơn vị XKLĐ đã chủ động phối hợp chặt chẽ

với các ngành chức năng của tỉnh, UBND huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tư vấn tuyển dụng lao động.

* Điểm yếu

Chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, đại bộ phận lao động của tỉnh có trình độ thấp, chủ yếu làm nghề nông, trình độ chuyên môn kĩ thuật, trình độ ngoại ngữ còn thấp khi tham gia XKLĐ phải đào tạo lại tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó là vấn đề sức khỏe, đã có vài trường hợp lao động bị trả về nước do sức khoẻ không đảm bảo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bắc Giang là một tỉnh còn nghèo, nhiều người có nhu cầu nhưng không đủ

khả năng tham gia đi XKLĐ. Bên cạnh đó ngân sách hỗ trợ cho XKLĐ còn hạn hẹp. Quỹ hỗ trợ XKLĐ của tỉnh chưa đủ để ký quỹ bảo đảm tiền vay cho Ngân hàng (thay cho tài sản thế chấp của NLĐ) và cho vay thêm đối với NLĐ đi làm việc ở các nước có mức chi phí cao. Nhiều NLĐ và gia đình không thực hiện

đúng cam kết trả nợ định kỳ nhưng các ngành chức năng và chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý để thu hồi nợ.

Công tác vận động, tuyên truyền về XKLĐ đến NLĐ còn yếu, chưa tạo

được sự quan tâm của NLĐ, chưa tận dụng được thế mạnh của các tổ chức đoàn thể ... Hệ quả là nhận thức của người lao động về XKLĐ vẫn chưa cao.

Công tác đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi đối với NLĐ còn nhiều bất cập. Đây là thực trạng chung, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ. Coi nhẹ việc giáo dục định hướng về ý thức tôn trọng phong tục tập quán, thủ tục lễ nghi, luật pháp nước sở tại dẫn đến lao động chưa hiểu hết ý nghĩa và mục đích của XKLĐ, chậm hoà đồng với đời sống xã hội, tác phong làm việc công nghiệp. Một bộ phận không nhỏ NLĐ nghĩ rằng đi XKLĐ chỉ là để kiếm tiền. Điều này có thể dẫn đến vấn đề NLĐ dễ bị tác động do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hành vi lao động bỏ

trốn. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến uy tín XKLĐ của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

* Cơ hội

Nhu cầu của thị trường nhập khẩu lao động Việt Nam nói chung đang mở

rộng. Các thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vốn có nhu cầu sử dụng lao động lớn. Ngoài ra còn các thị trường như Ma Cao, các quốc gia Trung Đông, thị trường Châu Âu…

Công tác XKLĐ luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, cụ

thể là Bộ LĐ-TB&XH, Cục quản lí lao động ngoài nước như tìm kiếm thị

trường; tại cơ sở thì có Sở LĐ-TB&XH tỉnh cùng các Ban ngành có liên quan trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết kịp thời nhiều vấn đề nảy sinh của hoạt động XKLĐ…

Cơ chế chính sách về XKLĐ ngày càng thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động XKLĐ. NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài sẽđược hỗ

trợ vốn đi XKLĐ, được hỗ trợđào tạo nghề và giáo dục định hướng…

Bắc Giang hiện đang có các đề án đào tạo nghề miễn phí cho NLĐ: Dự án

đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Dự án dạy nghề cho người dân tộc và dự án nâng cao đời sống. Các dự án này đã góp phần đào tạo nghề cho NLĐ, giúp họ tìm

được việc làm, nâng cao đời sống cho NLĐ nghèo bên cạnh đó cũng góp phần chuẩn bị nguồn lao động có tay nghề cho XKLĐ.

* Thách thức

Lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, tay nghề cao trong khi lao

động của tỉnh lại chủ yếu là lao động phổ thông tay nghề thấp.

Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua các công ty môi giới. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ người lao động không

được bố trí việc làm, tiền lương… đúng như hợp đồng đã kí kết dẫn đến tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp XKLĐ trong nước.

Có một số ít trường hợp người lao động khi đến làm việc tại nước ngoài sống trong môi trường an ninh không được đảm bảo.

So với lao động nước ngoài, Việt Nam có tỉ lệ lao động bỏ trốn cao. Điều này có thể gây mất lòng tin của đối tác nước ngoài dẫn đến việc họ ngừng tiếp nhận lao động nước ta.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Căn cứ vào thực trạng XKLĐ của tỉnh, trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ta có ma trận SWOT như sau:

Cơ hội (O) Thách thức (T) 1. Thị trường nước ngoài

có nhu cầu sử dụng lao

động lớn

2. Được sự quan tâm, hỗ

trợ của Nhà nước 3. Chính sách hỗ trợ vốn XKLĐ 4. Chính sách đào tạo nghề miễn phí 1. Uy tín người lao động bị giảm

2. Lao động nước ngoài có trình độ cao

3. Đưa người lao động ra nước ngoài qua nhiều môi giới 4. Môi trường sống và làm việc ở nước ngoài lộn xộn, không ổn định Điểm mạnh (S) S + O S + T 1. Một bộ phận người dân có sự quan tâm và có nhu cầu đi XKLĐ 2. Lao động cần cù, nhiệt tình, ham học hỏi

3. Được sự quan tâm của các ban ngành chức năng của tỉnh

S1, S2, S3 + O1, O2, O3, O4 → Mở rộng thị trường XKLĐ S1, S2, S3 + T1,T2 → Chú trọng công tác tuyển chọn lao động Điểm yếu (W) W + O W + T 1. Chất lượng lao động còn thấp 2. Nhận thức của người dân về XKLĐ chưa cao. 3. Ngân sách tỉnh hỗ trợ XKLĐ còn hạn hẹp

W1, W3 + O1, O2, O3, O4 → Giữ vững các thị trường truyền thống W1, W2, W5 + O1, O2, O4 W1, W3, W4 , W5 + T3, T4 → Liên kết với các công ty XKLĐ có năng lực W2, W4 + T1 → Liên kết đẩy mạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 4. Công tác tuyên truyền

chưa sâu rộng 5. Giáo dục định hướng, dạy ngoại ngữ cho NLĐ còn nhiều bất cập → Đầu tư vào công tác đào tạo

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 90)