Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 42)

Đối tượng phỏng vấn Phương pháp thu thập Nội dung thu thập

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH phụ trách công tác lao động, việc làm (01 người) Phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã được chuẩn bị sẵn. - Chủ trương chính sách của tỉnh cho doanh nghiệp XKLĐ, người lao động khi tham gia XKLĐ; - Định hướng, giải pháp đẩy mạnh XKLĐ của tỉnh trong thời gian tới Lãnh đạo các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ (11 doanh nghiệp) Phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã được chuẩn bị sẵn. - Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước? - Chất lượng XKLĐ của tỉnh hiện nay? - Mức độ cạnh tranh giữa các nước; các địa phương về XKLĐ? - Khả năng cung - cầu lao động của các nước sử dụng lao động? Người lao động đi xuất khẩu lao động đã về nước (97 người) - Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế; - Tổ chức hội nghị lấy ý kiến. - Độ tuổi và giới tính lao động? - Tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân? - Trình độ học vấn, chuyên môn ? - Nơi làm việc, mức chi phí khi tham gia XKLĐ?

- Đánh giá về chất lượng lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Người lao động đăng

ký đi XKLĐ (100 người) - Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế; - Tổ chức hội nghị lấy ý kiến. - Độ tuổi và giới tính lao động? - Tình trạng sức khỏe? - Tình trạng hôn nhân? - Trình độ học vấn, chuyên môn trước khi tham gia XKLĐ?

- Mức thu nhập hiện tại? ….

3.2.3 Phương pháp tng hp và x lý s liu

Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Xử lý thông tin sơ cấp

Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh

Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra trên máy vi tính bằng chương trình Excel

3.2.4 Phương pháp phân tích s liu, thông tin

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập được tài liệu sơ cấp, tôi tiến hành xử lý số liệu tổng hợp chủ yếu bằng phương pháp thống kê. Tiến hành so sánh chủ yếu giữa các thời gian, địa điểm khác nhau.

3.2.4.2 Phương pháp so sánh

Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu giải thích, sử dụng phương pháp phân tích và cân đối để phát triển vấn đề mà đề tài quan tâm.

Các số liệu được tiến hành đánh giá, phân loại đem so sánh với mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra sự đánh giá về thực trạng XKLĐ trong thời gian qua.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

3.2.4.3 Phân tích ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức).

Từ những thực trạng XKLĐ của tỉnh trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ có thể tác động đến hoạt

động XKLĐ nhằm tìm ra các giải pháp tốt hơn.

3.2.5 H thng các ch tiêu phân tích

a. Chỉ tiêu chung về thực trạng: quy mô, số lượng

Quy mô lao động đi XKLĐ

Số lượng lao động đi XKLĐ của tỉnh Giá trị sản xuất của người đi XKLĐ

Ngoài ra còn một số các chỉ tiêu khác: chi phí cho việc đi xuất khẩu, số

tiền gửi về, số năm đi xuất khẩu

b. Chỉ tiêu về sự phát triển

Tốc độ phát triển của số lao động đi XKLĐở tỉnh

Cơ cấu, tỷ trọng lao động tham gia XKLĐ so với tổng lao động trong toàn tỉnh

Cơ cấu lao động trong các hộđiều tra Một số các chỉ tiêu khác

c. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng XKLĐ

Thái độ, kỹ năng

Số lao động vi phạm hợp đồng

d. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng doanh nghiệp XKLĐ

Số doanh nghiệp vi phạm hợp đồng XKLĐ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng XKLĐ của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, bình quân diện tích đất trên đầu người không thấp nhưng trình độ học vấn và nhận thức của người dân chưa tốt, điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nên kết quả sản xuất chưa cao, ngoài ra còn rất nhiều hộ thiếu ăn đứt bữa, phải đạp xe đi khắp nơi thu mua ve chai, đồng nát để mưu sinh vì đồng ruộng chỉ cấy được một vụ. Tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ ở một sốđịa phương đang là một vấn đề cần giải quyết. Trước xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân ngày càng cao; vấn đề nghèo đói của một số xã và tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều... Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đề ra các chủ trương xóa đói, giảm nghèo giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi theo hướng XKLĐ. Kết quảđạt được như sau:

4.1.1 Quan đim ca tnh v XKLĐ

Sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 29/8/1998 về XKLĐ

và chuyên gia, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết số 42/NQ-TU về

Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó XKLĐ là một giải pháp quan trọng. UBND tỉnh đã có văn bản số 1434/CV-CT ngày 22/10/2002, văn bản số 1537/CV-CT ngày 8/9/2004 chỉ đạo về công tác xuất khẩu lao động trong đó nêu chủ trương, định hướng và nhiệm vụ của các cấp, các ngành phải thực hiện. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cũng tổ chức các hội nghị chuyên đề chỉđạo triển khai công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.

Ngày 10/5/2006, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU về 5 Chương trình phát triển KTXH trọng tâm giai đoạn 2006 - 2010, trong đó Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình giảm nghèo đã đề ra nhiệm vụ mở rộng các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn, cách sản xuất kinh doanh cho người nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2011 - 2015 trong đó có chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chương trình đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp dịch vụ.

Ngày 08/7/2008, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND trích Ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng, thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên và giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện.

UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách giải quyết việc làm cho người lao động như: Đề án số 34/ĐA-UBND ngày 16/8/2007 về XKLĐ giai đoạn 2007 - 2010, Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cao năng lực hoạt động Trung tâm dịch vụ việc làm - dạy nghề

và xây dựng sàn giao dịch việc làm tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 1622/QĐ- UBND ngày 11/11/2011 về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cao năng lực hoạt

động Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015; Quyết

định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 ban hành quy định một sốđiểm cụ

thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...

UBND tỉnh đã chỉđạo các ban, ngành chức năng đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ, thu hút nhiều lao động; xây dựng và triển khai các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tưđể khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đồng thời hàng năm giao chỉ

tiêu giải quyết việc làm, XKLĐ cho từng huyện, thành phố và xác định đây là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh... đã tích cực tham gia, triển khai, giám sát các chương trình, dự án như: Dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số theo Chương trình 135, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2006 - 2010; dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Trên cơ sở các kế hoạch, đề án, chỉ tiêu của tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã xây dựng, cụ thể hóa thành các kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tốt.

Hàng năm, Ban chỉ đạo dạy nghề và giải quyết việc làm, Ban chỉ đạo XKLĐ các cấp đã tiến hành kiểm tra, giám sát các chương trình giải quyết việc làm theo đúng quy định, công tác tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện mô hình và nhân diện rộng được quan tâm thường xuyên; qua đó đã đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những vướng mắc, tồn tại.

Các huyện, thành phố thành lập Ban chỉđạo XKLĐ, hướng dẫn các doanh nghiệp về tuyển lao động tại địa bàn xã, phường; chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp mở hội nghị tuyên truyền và bàn biện pháp tổ chức hoạt động XKLĐ có hiệu quả. Một số huyện đã xây dựng cơ chế hỗ trợ người lao

động từ nguồn ngân sách địa phương, qua đó tạo điều kiện cho người lao động, nhất là lao động nghèo tham gia XKLĐ.

Các ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ được giao: Ngành LĐ-TB&XH xây dựng kế hoạch XKLĐ, chỉ đạo nghiệp vụ và tổng hợp báo cáo công tác XKLĐ; giới thiệu các doanh nghiệp có chức năng hoạt động XKLĐ về các địa phương trong tỉnh tuyển lao động; tập huấn nâng cao nhận thức và nghiệp vụ

quản lý công tác XKLĐ cho cán bộ làm công tác Lao động TB&XH các cấp; kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ... Ngành công an: phối hợp các ngành quản lý hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ làm thủ

tục xuất cảnh. Ngành Y tế tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ đến khám sức khoẻ

tại Bệnh viện đa khoa tỉnh,...

Các ngân hàng đã tạo thuận lợi cho NLĐ được vay vốn tham gia XKLĐ. Các cơ sở đào tạo nghề đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo và cung ứng lao động xuất khẩu. Các tổ chức đoàn thể phối hợp với các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia XKLĐ.

Các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo Bắc Giang, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các đài truyền thanh địa phương phối hợp với cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về đào tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ.

4.1.2 Các gii pháp h tr người lao động đi XKLĐ

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành theo chức năng tạo điều kiện và tổ chức cho người lao động học nghề, vay vốn tại các ngân hàng, làm thủ tục pháp lý; tuỳ theo khả năng của mỗi địa phương để ban hành các chính sách hỗ trợđối với người tham gia XKLĐ.

Theo chỉđạo của tỉnh, các huyện, thành phốđã thực hiện các biện pháp hỗ

trợ đối với người lao động như: tổ chức tuyên truyền, tư vấn hướng dẫn về

XKLĐ từ cấp xã đến cấp huyện; thành lập các văn phòng tư vấn về XKLĐ. Có 10/10 huyện, thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho người đi XKLĐ từ 500.000 đến 1.300.000 đồng/lao động để chi phí cho giáo dục định hướng và làm các thủ tục; thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác XKLĐ với mức từ 5 đến 10 triệu đồng; hỗ trợ người lao động gặp rủi ro phải về nước trước thời hạn từ 5 đến 10 triệu đồng/lao động,…

Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng cho các đối tượng chính sách đã thực hiện tốt chính sách hỗ

trợ vay vốn, tổ chức các điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn với thủ tục công khai, đơn giản, thuận tiện, dễ dàng tiếp cận. Về cơ bản, các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác đã thực hiện đúng quy định vềđối tượng vay, hạn mức cho vay, thu hồi vốn và xử lý vấn đề nợ xấu. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thực hiện việc cho vay đối với người tham gia XKLĐ.

Triển khai thực hiện Quyết định 71/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH lựa chọn để tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn lao động và thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với NLĐ ở huyện Sơn Động. Các chính sách tập trung hỗ trợ cho NLĐ nâng cao trình độ văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, visa, hỗ trợ rủi ro,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình hỗ trợ người tham gia XKLĐ giai đoạn 2012 - 2014

Năm

Trước khi đi Sau khi về nước Số người được vay vốn Số tiền bình quân/ người (triệu) Hỗ trợ do gặp rủi ro Hỗ trợ vốn sản xuất Sốđược hỗ trợ tìm việc làm (người) Số người Số tiền BQ/ người (triệu) Số người Số tiền BQ/ người (triệu) 2012 2.784 26 11 5 42 21 1.251 2013 979 32 23 6,2 66 20 841 2014 1.649 29 3 10 28 22 1.424

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang 2012, 2013, 2014)

4.1.3 Li ích t XKLĐđến NLĐ và xã hi

Giải quyết việc làm: Mong muốn cải thiện đời sống là nguyên nhân chính thúc đẩy NLĐ của tỉnh đi làm việc tại nước ngoài. Theo thống kê năm 2014, toàn tỉnh có 28.912 người được tạo việc làm mới (trong đó có 4.512 người đi XKLĐ),

đã góp phần giải quyết tình trạng việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, XĐGN trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tăng lợi nhuận cho người lao động: XKLĐ không chỉ XĐGN mà còn là cơ hội để làm giàu đối với NLĐ. Đây là lý do cơ bản của NLĐ khi tham gia vào XKLĐ, mức sinh lợi từ hoạt động XKLĐ cho biết khả năng tạo ra thu nhập thuần của NLĐ nếu đi làm việc ở nước ngoài thì sẽ cao hơn ở trong nước. Với những kênh đi làm việc ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác

đang là thị trường hấp dẫn đối với NLĐ, tuy nhiên các thị trường khác nhau có mức lương bình quân cho lao động khác nhau, bên cạnh đó yếu tố lao động có nghề cũng khác với lao động giản đơn. Mức lương bình quân ở Hàn Quốc khoảng 18,44 triệu, Nhật Bản khoảng 17,83 triệu...

Tăng thu nhập quốc dân và tích luỹ ngoại tệ cho tỉnh: So với xuất khẩu nói

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 42)