Ngành nghề và chất lượng của lao động xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 58)

Bảng 4.9 cho thấy, lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang cũng nhưở các tỉnh khác trong cả nước, người lao động xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các ngành nghề như: Công nhân trong các công trường xây dựng, trong các nhà máy dệt, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình, chăn nuôi,… chúng ta có thể nhóm lại thành 3 nhóm ngành nghề chính là công nghiệp và xây dựng, phục vụ cá nhân và xã hội, nông nghiệp.

Bảng 4.9. Ngành nghề làm việc của lao động xuất khẩu tỉnh Bắc Giang tại nước ngoài, giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: người

Ngành nghề Năm So sánh (%)

2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ

Công nghiệp và xây dựng 1.637 1.774 2.003 108,37 112,91 110,62 Phục vụ cá nhân và XH 2.178 2.283 2.496 104,82 109,33 107,05

Nông nghiệp 8 11 13 137,50 118,18 127,48

Tổng 3.823 4.068 4.512 106,41 110,91 108,64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Lao động xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là lao động không lành nghề do đó những công việc của họ chủ yếu là những công việc phục vụ cá nhân và xã hội như giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, trông trẻ, chăm sóc người già,… và làm công nhân trong các ngành công nghiệp và xây dựng (dệt may, lắp ráp điện tử, xây dựng,…) nhưng chủ yếu là các công việc giản đơn, không yêu cầu cao về

tay nghề. Đây cũng là thực trạng chung của công tác XKLĐ của cả nước trong thời gian qua. Đối với thị trường Đài Loan, lao động của tỉnh xuất khẩu sang đó chủ yếu là nữ và làm những công việc như giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người già,… phần lớn những đối tượng thuộc loại này đều là những người đã có gia đình và thuộc độ tuổi từ 25 – 40 tuổi. Số lượng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài để làm những công việc thuộc ngành nông nghiệp là rất ít, mặc dù Bắc Giang là một tỉnh mà lao động chiếm trên 70% làm nông nghiệp, NLĐ

trước khi đi xuất khẩu chủ yếu là những người làm nông nghiệp nhưng do muốn thay đổi công việc khác khi đi xuất khẩu nên hầu như không có ai muốn đăng ký

đi làm việc trong ngành nông nghiệp do vậy ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,26% so với tổng số lao động xuất khẩu của cả tỉnh từ 2012 - 2014. Trong khi nhu cầu về loại lao động này của các nước vẫn còn rất cao, do đó trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường, khuyến khích lao động đi làm việc trong các ngành nông nghiệp, thuỷ sản đối với những lao động không có chuyên môn và trình độ cao. Còn đối với những lao động có chuyên môn và trình độ cao thì nên khuyến khích họ tham gia vào các thị trường khó tính như là Hàn Quốc và Nhật Bản để có mức lương tương xứng với trình độ và chuyên môn của họ. Đồng thời cũng giúp họ có một công việc ổn định hơn, tốt hơn.

Chất lượng lao động xuất khẩu còn được thể hiện ở tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, văn hoá của NLĐ. Tuy đã tập trung rất nhiều cho công tác giáo dục định hướng, dạy nghề cho NLĐ song về mặt này lao động của chúng ta còn rất yếu kém. Cụ thể là những hiện tượng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài của một bộ phận lao động những năm gần đây trở lên khá phổ biến, thậm chí có một số người còn ở nước ngoài sống cuộc sống buông thả, cờ bạc, rượu chè, hay gây sự,… vi phạm đến luật pháp nước sở tại. Tỷ lệ lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 động của tỉnh bỏ trốn ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… rất cao chiếm hơn 15- 30%. So với lao động của các nước như Trung Quốc, Thái Lan… thì tỷ lệ này của Việt Nam là rất cao và số lao động đi xuất khẩu của tỉnh cũng không thể tránh khỏi tình trạng chung ấy.

Nhìn chung, do thực trạng chất lượng lao động như vậy nên nhu cầu về

lao động trên các thị trường khó tính đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao như Nhật Bản, Hàn Quốc đang có chiều hướng giảm. Bên cạnh đó là năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế cũng làm cho chất lượng của công tác XKLĐ còn chưa được cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)