Sống ười đi XKLĐ cản ước giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 26)

Đơn vị tính: người Nước XK Lượng Xuất khẩu So sánh (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 BQ Đài Loan 38.796 30.500 46.368 78,62 152,03 109,32 Hàn Quốc 15.214 9.200 5.446 60,47 59,20 59,83 Nhật Bản 6.985 8.800 9.886 125,98 112,34 118,97 Malaysia 9.977 9.300 7.564 93,21 81,33 87,07 Trung Đông 5.463 8.820 4.979 161,45 56,45 95,47 Nước khác 11.865 13.700 13.912 115,47 101,55 108,28 Tổng cộng 88.300 80.320 88.155 90,96 109,75 99,92

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.1 cho thấy, số lượng người đi XKLĐ cả nước giai đoạn 2011 đến 2013 hàng năm có những biến động tăng giảm không đều, nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới một số nước ngừng nhập khẩu lao động,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 không cấp thị thực. Mặc dù năm 2011 cả nước đã xuất khẩu được 88.300 người, nhưng sang năm 2012 đã giảm 7.980 người bằng 9,04% so với năm 2011. Sang năm 2013, số người đi xuất khẩu của cả nước đã tăng trở lại bằng 9,75% so với năm 2012, nhưng vẫn giảm so với năm 2011 là 0,2% .

Một thực tế đáng buồn hiện nay là nguồn lao động của Việt Nam đang bị

lãng phí rất lớn. Còn rất nhiều NLĐ đang phải chờđược đi XKLĐ ở các Trung tâm hay Công ty XKLĐ không có đủ chức năng và cảở những Trung tâm “ma”. Nguồn lao động này chủ yếu là những người nông dân đang chờ mong một cơ

hội để thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, niềm hy vọng đó của nhiều người đang ngày càng bị mai một bởi những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và những khoản nợ chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc. Thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không XKLĐ được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể

lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ. Theo thống kê năm 2011 có 96 vụ, năm 2012 là 101 vụ và năm 2013 là 107 vụ (Cục quản lý lao động ngoài nước, 2011, 2012, 2013).

Việc đưa lao động đi XKLĐ nước ngoài là một trong những hoạt động hấp dẫn khá nhiều các đối tượng tham gia. Những lợi ích trước mắt trong việc

đưa người đi lao động khiến cho nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động này. Nhưng đáng tiếc là họ không đủ khả năng. Thị trường lao động nước ngoài mặc dù đem lại cho nguồn lao động trong nước cơ hội làm việc với mức thù lao lớn hơn trong nước nhưng nó cũng có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Nếu không nắm bắt rõ được các quy định của cả trong nước và nước ngoài thì quyền lợi của người lao động Việt Nam sẽ rất khó được đảm bảo.

Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Chúng ta chưa tạo

được một cơ chế thuận lợi để người lao động tiếp cận được với các nguồn thông tin về hoạt động XKLĐ; việc thành lập các trung tâm, tổ chức có chức năng XKLĐ trong thời gian qua tăng nhanh khiến cho công tác quản lý của các cơ

quan có chức năng gặp nhiều khó khăn; các cơ quan quản lý còn tỏ ra thiếu hiệu quả; hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung XKLĐ còn hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

2.2.1.4 Tác động của việc XKLĐ Việt nam ra nước ngoài làm việc

Khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), di chuyển quốc tế về lao động có tác động mạnh mẽđến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (Trần Thị Lý, 2010).

Một là, di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc tạo điều kiện để làm tăng thu nhập quốc gia (GNI): Việt Nam là một nước có truyền thống về nông nghiệp. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào và trẻ, NLĐ thông minh, cần cù và chịu khó. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, một số lượng lớn lao động bị thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình, đặc biệt là lao động nông nghiệp. Di chuyển lao động ra nước ngoài sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho NLĐ, góp phần gia tăng thu nhập quốc gia.

Hai là, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài làm tăng chi tiêu của gia đình và tiết kiệm làm tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn: Khi lao động ra nước ngoài làm việc họ có thu nhập và thu nhập cao hơn làm việc trong nước. Thông thường, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập ròng cao hơn làm việc ở trong nước khoảng 3 lần. Khoản tiền người lao động gửi về nhà được chia làm hai phần: Một phần gia đình chi tiêu vào việc nâng cao mức sống, chăm sóc sức khỏe của gia đình đặc biệt là chi tiêu cho việc học tập của con cái góp phần nâng cao dân trí; một phần lớn dành để tiết kiệm nhằm mục đích đầu tư trong tương lai, tựđầu tư hoặc góp vốn sản xuất kinh doanh.

Ba là, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài thúc đẩy chi tiêu của Chính phủ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Để có thể ra nước ngoài làm việc, NLĐ phải có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất

định theo yêu cầu của chủ sử dụng. Để thực hiện được việc này có hiệu quả

Chính phủ phải đầu tư và đào tạo lại NLĐ.

Bốn là, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngắn hạn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong dài hạn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Năm là, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dưới tác động của kỹ thuật, quá trình lao

động, đồng thời cũng chính là quá trình NLĐ tự đào tạo. Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng cao vượt bậc. Thực tế cho thấy, một số lượng lớn NLĐ là nông dân, sau khi đi làm việc ở nước ngoài về nước, họ trở thành người công dân hiện đại. Đa số người lao động đi làm việc tại Liên Xô, Đông Âu trước đây và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... sau này đang là những người lao

động có trình độ cao trong các nhà máy, xí nghiệp.

Sáu là, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảy là, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp phần tăng cường

đầu tư và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường thế

giới.

2.2.2 Các chương trình XKLĐ ca Vit Nam

Chương trình XKLĐ sang Hàn quốc: Chương trình đi XKLĐ theo Luật cấp phép mới (do Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện) và chương trình XKLĐ

theo con đường tu nghiệp sinh. Chương trình đưa lao động đi theo Luật cấp phép mới là chương trình phi lợi nhuận với mục đích giảm chi phí cho NLĐ vào làm việc tại Hàn Quốc, vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc không cho phép các doanh nghiệp tham gia mà yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện. Sau khi chương trình cấp phép lao động ESP thay thế chương trình thực tập sinh giúp NLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ mất khoảng 1000USD (www.colab.gov.vn/).

Chương trình XKLĐ sang Đài Loan: Đài Loan vẫn là thị trường có đông lao động Việt Nam sang làm việc nhất. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong năm 2013, cả nước xuất khẩu được 88.155 lao động. Trong đó, có 46.368 lao động sang Đài Loan, chiếm 53,2% tổng số lao động đưa

đi; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 9.886 lao động; Malaysia với 7.564 lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 ngoàinước, 2013). Mặc dù có thu nhập không cao như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Âu nhưng thị trường Đài Loan khá ổn định và có nhu cầu lớn lao động nhập cư.

Chương trình XKLĐ sang Nhật bản: đây là thỏa thuận giữa Bộ LĐ- TB&XH với Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là IMM Japan) ký ngày 11/10/2005 về việc phái cử thực tập sinh Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (www.colab.gov.vn). Ngày 04/02/2010 Bộ trưởng Bộ LĐ- TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản Kyoei Yanagisawa đã ký lại bản thỏa thuận về chương trình hợp tác đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH)

được giao triển khai chương trình (Nguyễn Duy, 2010).

Chương trình XKLĐ sang Malaysia: Malaysia là một thị trường có nhu cầu nhận rất nhiều lao động nước ngoài. Từ nửa cuối năm 2009, thị trường Malaysia đã phát triển trở lại, cùng với đó, nhu cầu lao động của thị trường này rất lớn, thu nhập được nâng cao hơn. Chính phủ nước này đã ra quyết định tăng mức lương tối thiểu qui định cho người lao động theo từng khu vực, mức lương mới sẽ bảo đảm cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Công nhân nước ngoài sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới này, trong đó có lao động Việt Nam. Mức lương tối thiểu mới tăng đáng kể so với mức quy định cũ, tăng 40 - 90%.

Đặc biệt, thời gian gần đây, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, với mức lương lên tới 35- 40RM/ngày/8 giờ làm việc (tương đương khoảng 280.000 đồng/ngày) cũng đang là một trong những thị trường thu hút lao động trở lại (Khuyết danh, 2014). Đặc biệt là kể từ khi triển khai Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ

các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ NLĐđi làm việc ở nước ngoài,

đặc biệt là đối với những thị trường “dễ tính” như Malaysia đã được triển khai mạnh, nên sốđăng ký tham gia đã tăng lên rất nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

2.2.3 Kinh nghim XKLĐ mt s nước trên thế gii

* Indonesia: là một nước XKLĐ lâu năm với quy mô lớn. Từ những năm 1930 đến 1950 đã có hơn 200.000 người di cư sang lao động tại các đảo của Malaysia. Theo Bộ nhân lực giai đoạn từ 1969 đến 1993 đã có 877.400 người ra nước ngoài làm việc số lượng tăng nhanh từ 7.400 người năm 1970 lên đến 405.000 người năm 1980 và giai đoạn 1989 đến 1993 đã có 465.000 người. Những năm từ 1994 đến 1998 số lượng lao động Indonesia tăng nhanh, từ 2,1 triệu người tăng lên 3,2 triệu người theo Asian Migration News 1998 nguồn ngoại tệ do lao động chuyển về theo con đường chính thức năm 1996 đến 1998 là khoảng 2,72 tỷ USD. Trên thực tế số ngoại tệ thu được có thể gấp 2-3 lần (Trần Thị Lý, 2010).

Thị trường lao động Indonesia đến làm việc tập trung tại một số nước và khu vực như: Đông Nam Á, Malaysia, Singapore, Bruney, Đông Bắc Á Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Về chính sách, để đẩy mạnh XKLĐ Indonesia xây dựng chính sách về hệ

thống tuyển mộ và đào tạo lao động chính sách đưa lao động đi nước ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngoài, chính phủ Indonesia can thiệp vào XKLĐ thông qua việc quản lý thống nhất và chỉ đạo chặt chẽ

chương trình việc làm ngoài nước.

Năm 1994 Chính phủ Indonesia đã ban hành Nghị định về thủ tục và hệ

thống tuyển mộ, việc thành lập các công ty tuyển mộ lao động, các điều kiện và các yêu cầu đối với tổ chức tuyển mộ quy định XKLĐ việc giải quyết tranh chấp các vấn đề pháp lý khác. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động XKLĐ của Indonesia cũng còn nhiều thiếu sót do những bất cập của pháp luật và sự không tuân thủ

các quy định của công ty tuyển mộ và người lao động, những phạm vi lừa đảo về

XKLĐ thường được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

* Philippines: Vào tháng 10/2008, Philippine tổ chức diễn đàn quốc tế lần thứ 2 về di cư và phát triển. Đại diện của 160 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và 220 tổ chức xã hội dân sựđã tham dự diễn đàn này. Các thành viên tham dự một phiên thảo luận về vấn đề bảo vệ quyền lợi của lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 động di cư, bao gồm di cư, phát triển và nhân quyền, di cư hợp pháp và chính sách, thể chế tổng thể và mối quan hệ hữu nghị… Philippines được coi là một hình mẫu điển hình thế giới về XKLĐ. Philippines nổi bật với chiến lược đầu tư, khai thác và thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ từ XKLĐ. Khoảng 1 triệu lao động Philippines ra nước ngoài làm việc mỗi năm, tính ra mỗi ngày gần 3.000 người rời đất nước đi XKLĐ, trong đó có cả những gia đình hai thế hệ. Ước tính, Philippines có khoảng từ 9-11 triệu lao động đang làm việc tại nước ngoài, chiếm 11% dân số.

Tiền kiều hối do lao động xuất khẩu chuyển về đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc đảo này. XKLĐ của Philippin được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản, chiến lược xuất khẩu lao động của Philippines bắt đầu từ những năm 1970, thời điểm mà nước này đang ngập nợ và cũng là thời kỳ bùng nổ nhu cầu lao động làm việc tại các nước Trung Đông khi giá dầu thế

giới tăng. Philippines có một cơ chế hoàn chỉnh thống nhất từ Trung ương đến

địa phương, cả trong và ngoài nước về chính sách ưu đãi XKLĐ, nhất là đảm bảo phúc lợi cao cho lao động làm việc ở nước ngoài. Phân tích hoạt động XKLĐ của các nước trong khu vực, nhiều nhà quản lý nhận ra, thành công của Philippines có được bắt đầu từ khung pháp lý. Trong khi tỷ lệ NLĐ xuất khẩu ở Philippines phần lớn do khu vực tư nhân thực hiện nhưng Nhà nước giữ vai trò quan trọng khác, đó là bảo vệ quyền lợi của NLĐ và ngăn chặn tuyển người bất hợp pháp (Phạm Diễm Ngọc, 2012).

2.2.4 Kinh nghim XKLĐ mt sđịa phương Vit Nam

* Tỉnh Tuyên Quang: là một tỉnh miền núi, lao động phổ thông là chủ yếu. Trong 5 năm 2006 - 2010, tỉnh đã tạo việc làm cho trên 46.674 người, trong đó XKLĐ là 15.595 người. Công tác XKLĐ được Tỉnh ủy, UBND, các ngành, các cấp hết sức quan tâm chú trọng, coi đây là giải pháp thiết thực để giải quyết việc làm và XĐGN. Công tác XKLĐ của tỉnh hiện vẫn còn nhiều tồn tại như: nguồn lao động có tỉ lệ qua đào tạo nghề thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị

trường quốc tế; công tác tuyên truyền, phổ biến về XKLĐ chưa thật sự sâu rộng; nhận thức của NLĐ về tạo việc làm và XKLĐ còn hạn chế. Do đó, tỉnh đã chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 trương đẩy mạnh đào tạo nghề và giáo dục ngoại ngữ cho NLĐ để họ có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường liên kết với các công ty chuyên doanh và các trung tâm dịch vụ việc làm để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các địa phương khác trong nước, ưu tiên cho số lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; mở rộng thị trường XKLĐ ở các nước để NLĐ có thêm cơ hội

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)