Công tác tổ chức, đào tạo nghề cho NLĐ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 89)

Công tác đào tạo NLĐ trước khi đi được các doanh nghiệp dịch vụ quan tâm, số lao động có nghềđi làm việc ở nước ngoài tăng hơn trước. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đang hình thành, phát triển. NLĐ

trước khi đi làm việc ở nước ngoài đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao

động. Cùng với đó, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành các quy định và giáo trình bồi dưỡng kiến thức phù hợp với từng thị trường cụ thể và kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo bồi dưỡng theo chương trình quy định, nhiều doanh nghiệp đã bổ sung các nội dung đặc thù rút ra từ kinh nghiệm đưa lao động đi để giảng dạy cho NLĐ.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành mạng lưới cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề, giáo dục định hướng cho NLĐ để NLĐ có thể tham gia vào thị trường lao động nước ngoài, chuẩn bị sẵn hành trang cần thiết nếu được lựa chọn và đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp XKLĐ cũng

đã liên kết với một số trường, trung tâm dạy nghề để đào tạo NLĐ ngay tại địa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

Bảng 4.24. Công tác tổ chức đào tạo nghề cho người XKLĐĐộ tuổi Độ tuổi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Số lao động xuất khẩu 3.823 100,0 4.068 100,0 4.512 100,0 108,64 Số bồi dưỡng kiến thức 3.447 90,16 3.785 93,04 4.371 96,88 93,55 Số học ngoại ngữ 3.210 83,97 3.598 88,45 4.071 90,23 87,71 Số học nghề 875 22,89 1.172 28,81 1.687 37,39 30,11

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang 2012, 2013, 2014)

Theo số liệu tổng hợp của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang về đào tạo nghề cho XKLĐ, giai đoạn 2012 - 2014 hầu hết người lao động trước khi đi XKLĐđều được bồi dưỡng kiến thức cần thiết và học ngoại ngữ, tỷ lệ lao động

được bồi dưỡng kiến thức bình quân chiếm 93,55%; số lao động được học ngoại ngữ bình quân chiếm 87,71%; số lao động được học nghề bình quân trong 3 năm qua đạt 30,11%. Nhìn vào số liệu trên ta thấy tỷ lệ NLĐ xuất khẩu hàng năm

được bồi dưỡng, học ngoại ngữ, học nghề năm sau cao hơn năm trước, nhưng thực tế thời gian các cơ sở đào tạo trung bình là 45 đến 60 ngày/người/khóa, do vậy mà chất lượng đạt được còn thấp.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 89)