Kinh nghiệm XKLĐ một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 32)

* Tỉnh Tuyên Quang: là một tỉnh miền núi, lao động phổ thông là chủ yếu. Trong 5 năm 2006 - 2010, tỉnh đã tạo việc làm cho trên 46.674 người, trong đó XKLĐ là 15.595 người. Công tác XKLĐ được Tỉnh ủy, UBND, các ngành, các cấp hết sức quan tâm chú trọng, coi đây là giải pháp thiết thực để giải quyết việc làm và XĐGN. Công tác XKLĐ của tỉnh hiện vẫn còn nhiều tồn tại như: nguồn lao động có tỉ lệ qua đào tạo nghề thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị

trường quốc tế; công tác tuyên truyền, phổ biến về XKLĐ chưa thật sự sâu rộng; nhận thức của NLĐ về tạo việc làm và XKLĐ còn hạn chế. Do đó, tỉnh đã chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 trương đẩy mạnh đào tạo nghề và giáo dục ngoại ngữ cho NLĐ để họ có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường liên kết với các công ty chuyên doanh và các trung tâm dịch vụ việc làm để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các địa phương khác trong nước, ưu tiên cho số lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; mở rộng thị trường XKLĐ ở các nước để NLĐ có thêm cơ hội

được lựa chọn nơi đến phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…; đầu tưđào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhiệm vụ quản lí hoạt động XKLĐ… Điều

đáng ghi nhận trong những năm qua là việc thay đổi nhận thức của cả cộng đồng và xoá đi tình trạng thiếu thông tin thị trường, thậm chí thông tin sai lệch về

XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ hơn và tin tưởng hơn vào chính sách XKLĐ của Nhà nước (Bùi Sỹ Tuấn, 2012).

* Tỉnh Nghệ An: thời gian qua, công tác XKLĐ thực sựđã được sự quan tâm chỉđạo sát sao của các cấp uỷ, chính quyền và tổ chức chính xã hội các cấp. Ngành LĐ-TB&XH đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi và ban hành các chính sách khuyến khích XKLĐ trên địa bàn. Trong 5 năm (2006-2010) toàn tỉnh đã đưa được hơn 42.000 lượt lao động; trong đó: năm 2006 là 8.780 người, năm 2007 là 13.450 người, năm 2008 là 11.280, năm 2009 là 8.825 người, năm 2010 là 11.238 người; thị trường lao động đi làm việc ở Đài Loan chiếm 19%, Malaysia 35%, Hàn Quốc 5,7%, Nhật Bản 0,9%, các nước Trung Đông 10,4% và các nước khác 29%. Hiện nay, có trên 43.000 người Nghệ An đang làm việc ở

nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các thị trường: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông. Hàng năm, ngoại tệ do lao động của tỉnh đi làm việc ở

nước ngoài gửi về qua các ngân hàng thương mại đạt từ 90 - 95 triệu USD, đó là chưa kể lượng tiền do NLĐ mang về trực tiếp. Có thể nói, XKLĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, XĐGN trên địa bàn tỉnh. Để đạt được kết quả

như trên, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền các cấp đối với công tác XKLĐ, nhất là cấp huyện, xã, thị trấn;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 phương tiện thông tin đại chúng để NLĐ biết, nhằm tránh những thông tin thất thiệt từ các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của NLĐ. Tập trung vào công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, trình độ

ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong lao động... cho NLĐđể họđáp ứng được các yêu cầu của các thị trường lao động nước ngoài; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ (Nguyễn Hoàng Vĩnh Thanh, 2012).

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh bắc giang (Trang 32)