Năm Tuổi 2012 2013 2014 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 13/12 14/13 BQ 20-25 576 15,07 729 17,92 1.030 22,83 126,56 141,29 133,72 26-30 1.322 34,58 1.368 33,63 1.399 31,0 103,48 102,27 102,87 31-40 1.893 49,52 1.955 48,06 2.076 46,01 103,28 106,19 104,72 > 40 32 0,83 16 0,39 7 0,16 50,0 43,75 46,77 Tổng 3.823 100,0 4.068 100,0 4.512 100,0 106,41 110,91 108,64
(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang 2012, 2013, 2014)
Bảng 4.7 cho thấy, lao động đi xuất khẩu của tỉnh chủ yếu tập chung ở lứa tuổi từ 26 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 80,73% tổng số lao động xuất khẩu. Đây là nhóm tuổi đáng lẽ ra họ phải có cuộc sống ổn định ở quê nhà để chăm lo đến gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 đình, chăm sóc con cái nhưng họ đã chấp nhận đánh đổi tất cả để lấy thu nhập cao hơn ở nước ngoài.
Trong đó nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 47,76% trong tổng số lao động tương ứng với tỷ lệ tăng bình là quân 104,72%, còn nhóm tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,44% trên tổng số. Điều này đã phản ánh
đúng thực tế bởi số người ởđộ tuổi từ 20 đến 40 thường là đối tượng chủ yếu của công tác xuất khẩu và phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lao động vì nhóm người này thường là có sức khoẻ và trình độ học vấn cao hơn.
4.1.7 Thị trường người lao động đi XKLĐ tại nước ngoài
Bảng 4.8 cho thấy, về cơ cấu theo thị trường của các lao động xuất khẩu thì Bắc Giang cũng tương đối giống tình hình chung của cả nước, các thị trường chủ yếu của lao động đi xuất khẩu là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và một số thị trường khác. Trong đó đông nhất là thị trường Đài Loan chiếm 59,6% tổng số lao động xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân là 122,18%, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 6,01% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 135,75%, thị trường Malaysia chiếm tỷ lệ là 12,75%, Hàn Quốc chiếm 7,05%, Trung Đông chiếm 8,34%, thị trường khác chiếm một tỷ lệ tương đối là 6,33%.
Điều này cho thấy công tác XKLĐ của tỉnh cần tập trung nhiều hơn nữa vào việc mở rộng thị trường sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Trung
Đông… Bởi theo dự báo của các nhà kinh tế thì các thị trường này sẽ ổn định hơn cả về việc làm lẫn chính trị, mặt khác sang các thị trường này mức thu nhập của lao động sẽ cao hơn, đời sống của người lao động sẽ cao hơn. Họ quản lý lao
động chặt chẽ hơn vì thế mà ít có những trường hợp phá vỡ hợp đồng bỏ ra ngoài công ty để làm việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50