Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 119)

- Khi động cơ hoạt động ta quan sát nước làm mát ra khỏi động cơ, nếu thấy nước có váng dầu, chứng tỏ két làm mát dầu bôi trơn bị hỏng.

2. Thực hiện công tác an toàn phòng chống cháy nổ 1 Khái quát về sự cháy

2.2. Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy

*) Nguyên lý chung

Từ bản chất của quá trình cháy, điều kiện của quá trình cháy và diễn biến quá trình cháy, chúng ta thấy rằng sự cháy sẽ được chấm dứt khi giảm tốc độ truyền nhiệt hoặc ngừng phát nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh.

Giảm tốc phát triển hoặc ngừng phát nhiệt trong vùng cháy có thể đạt được bằng cách ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hóa học, pha loãng chất cháy bằng chất không cháy, cách ly phản ứng ra khỏi vùng cháy hoặc làm lạnh nhanh chóng vùng cháy hoặc chất phản ứng.

Để thực hiện quá trình đó, người ta dùng các phương pháp khác nhau gọi là phương pháp chữa cháy. Phương pháp chữa cháy là hoạt động liên tục của con người theo một trình tự nhất định, hướng vào gốc đám cháy, nhằm tạo điều kiện dập tắt đám cháy. Về mặt nguyên lý chung người ta có các phương pháp dập tắt đám cháy như sau:

1- Làm yếu đám cháy bằng loại trừ hay dẹp br chất cháy. Điều này thự hiện dễ dàng hơn trong sự cháy của chất lỏng cháy được bằng cách chuyển những chất lỏng này sang các chỗ khác, không dễ làm như vậy đối với các chất rắn bắt lửa.

2- Làm ngạt đám cháy qua việc loịa trừ hay dẹp bỏ dưỡng khí trong quá trình cháy để che hơi cháy được mà đối với mỗi chất cháy được phát sinh ra ở các nhiệt độ khác nhau có thể tan đi. Điều này có thể làm được bằng cách chuyển dưỡng khí qua việc sử dụng khí trơ, hay bằng cách đậy kín diện tích bằng một chất không cháy.

3- Giảm nhiệt bằng cách loại trừ nhiệt. Như vậy hạ thấp nhiệt độ dễ cháy, ngọn lửa sẽ tắt khi nhiệt độ tới điểm ở đó không còn phát sinh khi bắt lửa để duy trì hỗn hợp cháy trong vùng ngọn lửa. Do đó, dập tắt cháy bằng giảm nhiệt cần có một tác nhân làm tắt ngọn lửa với khả năng lớn để hấp thu nhiệt.

4- Làm gãy phản ứng dây chuyền đòi hỏi sự truyền nhiệt từ hạt nhỏ này sang hạt nhỏ khác bị gián đoạn bằng cách sử dụng một chất xúc tác.

Những hóa chất dùng trong kỹ thuật này là các hóa chất phản ứng với thành phần phát sinh ra sự cháy, vô hiệu hóa chúng.

5- Phương pháp tổng hợp

Trong thực tế phương pháp chữa cháy không chỉ dựa trên một phương pháp dập tắt mà kết hợp nhiều phương pháp. Có như vậy mới dập tắt được đám cháy nhanh chóng và có hiệu quả cao (Thí dụ : khi sử dụng một chất chữa cháy nào đó để chữa các đám cháy thì một mặt nó có tác dụng làm lạnh đám cháy, mặt khác nó còn cách ly chất cháy với vùng cháy. Mỗi chất cháy có một tác dụng chủ yếu của nó như bạt dùng để chữa cháy, tác dụng chủ yếu là để cách ly chất cháy với vùng cháy. Phương pháp chữa cháy tổng hợp là phương pháp chữa cháy hiệu quả nhất, tiết kiệm được chất chữa cháy. Bột hòa không khí dùng để chữa cháy các chất lỏng bị cháy, nhưng vẫn phải làm lạnh chất lỏng bị cháy bằng nước liên tục thì bọt mới không bị phá hủy và đạt hiệu quả chữa cháy cao.

Ngoài phương pháp chữa cháy chung, trong công tác chữa cháy còn có nhiều chiến thuật dập tắt đám cháy. Chiến thuật chữa cháy là biện pháp chữa một đám cháy cụ thể để đạt hiệu quả cao. Trong chiến thuật chữa cháy có chiến thuật bao vây tiêu diệt từng điểm cháy tới tiêu diệt toàn bộ đám cháy. áp dụng chiến thuật chữa cháy nào thích hợp phải căn cứ và đặc điểm của đám cháy, người, phương tiện, dụng cụ chữa cháy có hiệu quả để quyết định cứu chữa.

*) Phân loại cháy

Từ tính chất cháy của nhiều chất cháy khác nhau, chúng được phân thành nhiều loại cháy (Hình 2.8.3)

1- Cháy loại "A" sinh ra từ chất rắn dễ cháy như gỗ, than cỏ, vải sợi và nói chung tương tự như than. Những chất này có thể thành than hồng như có dưỡng khí từ bên trong. Một vài chất cháy này được mô tả là "ngầm"

2- Cháy loại "B" sinh ra từ chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu hơi, dầu cặn và những dầu khá, hay chất rắn mà điểm bốc cháy cũng là điểm hóa lỏng như nhựa đường và paraphin. Những chất này chỉ cháy trên mặt nơi có tiếp xúc với dưỡng khí trong không khí

Hình 2.8.3: Phân loại cháy

3- Cháy loại "C" liên quan đến thiết bị điện cung cấp năng lượng chất dẫn điện hay dụng cụ.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)