Bảo trì xupáp

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 66)

- Khi động cơ hoạt động ta quan sát nước làm mát ra khỏi động cơ, nếu thấy nước có váng dầu, chứng tỏ két làm mát dầu bôi trơn bị hỏng.

2. Bảo trì xupáp

2.1. Cấu tạo, điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật của xu páp

a. Cấu tạo: Xupáp được chia ra thành 3 phần là: Nấm, thân và đuôi

Hình 2.5.3: Cấu tạo của xupáp.

Nấm xupáp

Hình 2.5.4: Kết cấu nấm xupáp

- Nấm bằng: Kết cấu của loại nấm bằng là chế tạo đơn giản, có thể dùng cho xupáp nạp. Vì vậy đa số các động cơ dùng loại xupáp này (Hình 2.5.4 a).

- Nấm lõm: Xupáp có dạng nấm lõm (Hình 2.5.4 b) có đặc điểm là bán kính góc lượn giữa phần thân xupáp và phần nấm rất lớn.

- Nấm lồi: Xupáp có dạng nấm lồi (Hình 2.5.4 c): loại này cải thiện được tình trạng lưu động của dòng khí thải (vì mặt nấm lồi, nên hạn chế khu vực tạo thành xoáy lốc khi thải khí). Chính vì vậy xupáp thải của động cơ cường hoá sử loại dạng nấm lồi.

- Nấm chữa Natri: Khi xupáp nóng lên natri chữa trong nấm sẽ hóa lỏng và làm tăng khả năng truyền nhiệt của xupáp (Hình 2.5.4 d).

Thân xupáp

Thân xupáp có nhiệm vụ dẫn hướng, tản nhiệt cho nấm xupáp và chịu lực nghiêng khi đóng mở.

Hình 2.5.5: Kết cấu thân xupáp

Đuôi xupáp

Đuôi xupáp phải có kết cấu để lắp đĩa lò xo. Thông thường đuôi có mặt côn (Hình 2.5.6 a) hoặc rãnh vòng (Hình 2.5.6 b) để lắp móng hãm. Đuôi có kết cấu đơn giản là đuôi có lỗ để lắp chốt (Hình 2.5.6 c) nhưng tạo tập trung ứng suất. Để bảo đảm an toàn, chốt phải được chế tạo bằng vật liệu có sức bền cao.

Để tăng khả năng chịu mòn, bề mặt đuôi ở một số động cơ được chế tạo bằng thép ostenit và được tôi cứng (Hình 2.5.6 d).

Hình 2.5.6: Kết cấu đuôi xupáp

a) Đuôi xupáp có mặt hình côn; b) Đuôi xupáp có rãnh vòng; c) Đuôi xupáp có lỗ để lắp chốt;

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)