- Khi động cơ hoạt động ta quan sát nước làm mát ra khỏi động cơ, nếu thấy nước có váng dầu, chứng tỏ két làm mát dầu bôi trơn bị hỏng.
a. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của bơm nước ngọt
Cấu tạo của bơm nước ngọt (bơm ly tâm)
Hình 2.3.1: Cấu tạo của bơm ly tâm 1 – Vỏ bơm; 2 – Bánh cánh bơm
Bơm ly tâm có các bộ phận cơ bản sau:
Vỏ bơm
- Được đúc bằng gang có hình xoắn ốc gồm hai phần ghép lại với nhau theo phương ngang hoặc phương thẳng đứng. Giữa các bề mặt lắp ghép của hai phần vỏ phải có joăng làm kín để ngăn ngừa sự rò rỉ chất lỏng.
- Ở vỏ bơm người ta lắp đặt các bạc bơm (vành làm kín) ổ đỡ trục, bộ làm kín giữa vỏ và trục bơm.
Bạc bơm (Vành làm kín)
- Bạc bơm hay còn gọi là vành làm kín có tác dụng ngăn cách các vùng công tác có áp suất cao và áp suất thấp.
- Được tiện bằng đồng hoặc kim loại mềm và được lắp cố định vào vỏ bơm.
- Khe hở giữa các bánh cánh công tác rất nhỏ đủ để bánh cách công tác khi làm việc không cọ vào bạc ( 0,10,05mm). Nếu khe hở này vượt quá giới hạn cho phép thì hiệu suất giảm.
Hình 2.3.2 : Kết cấu của bạc bơm.
Bánh cánh
Bánh cánh có dạng hình tròn gồm nhiều cánh, số lượng cánh trên bánh cánh từ (2 7 cánh) gắn trên mâm tròn. Bánh cánh được lắp trên trục và được cố định với trục bơm nhờ then và đai ốc hãm đầu trục.
Hình 2.3.3: Kết cấu của bánh cánh.
a) Bánh cánh 1 lối vào ; b) Bánh cánh 1 phía kín ; c) Bánh cánh 2 lối vào
Bánh cánh có thể được đúc bằng đồng hoặc thép hợp kim theo phương pháp đúc chính xác, các bề mặt cánh dẫn yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (36) để giảm tổn thất ma sát.
Tuỳ thuộc vào tốc độ công tác và việc ưu tiên chức năng chính của bơm là cần cột áp hay lưu lượng, mà kết cấu của cánh có dạng cong ít hay cong nhiều và dài thì dùng cho bơm có cột áp và lưu lượng lớn.
Hình 2.3.4: Một số dạng cong của cánh bơm ly tâm.
Bộ phận làm kín giữa trục và vỏ bơm
Bộ phận làm kín có tác dụng không cho chất lỏng rò lọt từ trong ra ngoài và không cho không khí rò lọt từ ngoài vào trong bơm.
Hình 2.3.5: Bộ làm kín bơm ly tâm. 1. Trục bơm; 2.Vành ép; 3. Rãnh làm mát;
4.Vỏ bơm; 5. T- rết
Để T-rết không bị nóng, cháy do cọ sát với trục bơm và đồng thời để không khí bên ngoài không rò lọt vào trong bơm người ta dẫn chất lỏng từ khoang đẩy (buồng xoắn ốc) vào rãnh làm mát để làm mát và làm kín.
Trong điều kiện làm việc bình thường ta nên điều chỉnh vành ép sao cho chất lỏng chảy ra ngoài từ bộ làm kín từ (20 60) giọt/phút.
Dưới đây là một số vị trí cần làm kín trong bơm ly tâm:
Hình 2.3.6 : Các vị trí cần làm kín trong bơm ly tâm. 1. Vỏ bơm; 2. Cánh bơm; 3. Vành làm kín bằng đồng
Nguyên lý hoạt động
- Nước từ ngoài vào trong tâm bơm theo đường ống hút. Cánh bơm được cố định trên trục bơm, trục bơm được kết nối với động cơ điện hoặc trục dẫn từ động cơ đốt trong ra. Cánh bơm quay với tốc độ lớn, khi cánh bơm quay nước từ tâm bơm văng ra ngoài tựa vào cánh bơm dưới tác dụng của lực ly tâm do cánh bơm quay nước văng ra khỏi cánh bơm theo vỏ xoắn ốc đi ra cửa thoát lên đường ống thoát.
- Khi nước ở trong tâm bơm văng ra thì trong tâm bơm áp suất giảm xuống nhỏ hơn áp suất khí trời, do sự chênh lệch áp suất, nước ngoài bơm được hút vào tâm bơm và cứ như vậy nước được hút từ ngoài vào và đẩy ra đường ống thoát.
- Vỏ bơm có dạng xoắn ốc nhằm mục đích làm cho tốc độ của nước thoát ra khỏi tâm bơm chậm dần nhưng áp suất tăng lên dần cuối cùng thoát ra khỏi ống thoát thì áp suất và tốc độ của nước ổn định.
Yêu cầu kĩ thuật
- Bơm đảm bảo áp suất nước đúng quy định. - Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy ổn định.