Quy định an toàn lao động trên tàu Những quy định chung

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 114)

- Khi động cơ hoạt động ta quan sát nước làm mát ra khỏi động cơ, nếu thấy nước có váng dầu, chứng tỏ két làm mát dầu bôi trơn bị hỏng.

1. Quy định an toàn lao động trên tàu Những quy định chung

1.1. Những quy định chung

Khác với các ngành nghề khác, ngành vận tải biển có đặc tính riêng, điều kiện làm việc, đi lại rất dễ gây ra các tai nạn. Bởi vậy bất cứ người nào lên xuống làm việc dưới tàu cần nắm được một số nội qui, qui định của ngành để tránh tai nạn.

Qui định chung cho tất cả mọi người lên xuống làm việc dưới tàu đã được Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển (nay là Cục Hàng Hải Việt Nam) ban hành gồm 12 điều:

1. Khi bước chân xuống cầu tàu phải chú ý xem cầu thang bắc có chắc chắn và đảm bảo không. Nếu không chắc chắn phải báo ngay trực nhật bắc lại rồi mới được xuống. Khi xuống không hấp tấp vội vàng ,xuống từng người một.

2. Không được đi guốc, dép cao su không có quai hậu trên tàu. 3. Khi lên xuống dốc phải vịn tay vào tay vịn hoặc dây chằng.

4. Không nhảy từ cầu tàu lên tàu, từ tàu lên cầu. Phải đi cầu thang. Không được tự ý chạy nhảy, leo trèo, không được nô đùa, xô đẩy nhau ở trên tàu.

5. Đi đứng dưới tàu phải chú ý cẩn thận nếu không dễ bị trượt ngã gây tai nạn. Đi qua miệng hầm phải chú ý tránh để rơi xuống hầm gây chết người.

6. Các đồ đạc, máy móc nếu không có nhiệm vụ không được sờ mó, nghịch ngợm làm hư hỏng, mất độ chính xác.

7. Khi tàu làm hàng cấm đứng ở đầu dây chằng, cần cẩu, dưới cần cẩu và góc quay chết của cần cẩu.

8. Không ngồi trên be tàu, lan can và ngồi những chỗ chênh vênh của tàu tránh rơi xuống biển.

9. Khi tàu mất điện đi lại phải hết sức thận trọng kẻo vấp ngã, va đập hoặc thụt hầm.

10. Khi tàu ra vào cầu, nếu không có nhiệm vụ không được đứng gần khu vực tàu làm dây dễ gây tai nạn.

11. Không được đứng gần khu vực đang làm việc, sửa chữa khi không có trách nhiệm.

12. Nếu không chấp hành đúng nội qui ở trên thì người trực nhật bảo hộ lao động có quyền mời lên khỏi tàu sau khi có nhắc nhở.

1.2. Thực hiện an toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay

+) Búa tay

Trước khi đánh búa phải kiểm tra đầu búa chêm đã chắc chưa, lỗ búa có rạn nứt không, mặt búa có nguy cơ bị mẻ không. Cấm sử dụng các loại búa bị toét mặt và có vết rạn nứt. Sử dụng búa phải thích hợp với từng yêu cầu công việc.

Cán búa phải làm bằng gỗ tốt, khô, dẻo không có vết nứt, thớ ngang. Tra cán búa không để bị toét hoặc bị nứt dọc trục cán. Cán búa phải vuông góc với trục búa.

Trước khi đánh búa phải quan sát người xung quanh. Đối với các khu vực hẹp có nhiều người sử dụng búa thì không được đứng đối diện nhau. Khi đánh búa cấm mang găng tay. Thường xuyên nhúng đầu búa vào nước để búa không bị bong cán. Đang đánh búa nếu thấy hiện tượng không bình thường phải dừng lại kiểm tra rồi mới tiếp tục làm nếu cán búa có mồ hôi phải thường xuyên lau khô. Không đánh búa lên mặt búa, đánh lên các bề mặt tôi cứng. Lúc quai phải hết sức tập trung không nói chuyện.

+) Đục

Đục phải dài đủ tay cầm, không để tòe đầu. Tôi đục chỉ tôi đầu lưỡi. Khi dùng búa quai đục nhất thiết phải có kẹp bằng tre, cao su, cấm trực tiếp cầm bằng tay.

+) Cờ lê

Không được sử dụng những cờ lê bị nhờn, có vết rạn nứt. Lúc vặn các đai ốc phải đứng vững, cầm chặt. Làm trên cao, chỗ treo leo phải đề phòng ngã hoặc cờ lê rơi xuống người phía dưới. Vặn các đai ốc lớn nếu cần thiết nối thêm tuýp. Cấm nối ống tuýp với những cờ lê sử dụng hai đầu hoặc khi vặn các đai ốc ở trên cao.

Dùng clê tháo đai ốc bị gỉ lâu ngày phải thận trọng tránh làm vẹt đầu đai ốc, trượt cờ lê gây tai nạn.

+) Giũa và dao gọt

Giũa và dao gọt phải có cán. Không sử dụng giũa, dao gọt, không có cán hoặc cán bị nứt. Không dùng tay, mồm thổi mạt sắt đồng khi giũa gọt. Phải dùng

bàn chải, chổi hoặc giẻ phủi chúng. Cấm dùng chuổi giũa làm mũi đột, tuốc nơ vít. Giũa gọt xong phải để giũa và dao nằm gọn không để đứng.

+) Êtô

Êtô phải lắp chắc chắn, khoảng cách hai êtô trên một bàn không nhỏ hơn 1 mét và phải có tấm chắn giữa. Cấm không dùng búa đánh vào tay đòn hoặc đu người trên tay đòn để xiết êtô. Miệng các êtô phải có đệm lót bằng kim loại có mặt ma sát. Không sử dụng êtô mà các miếng kim loại lót bị hỏng hay khô.

1.3. Thực hiện an toàn khi sử dụng nhiên liệu, dầu, mỡ

Nhiên liệu, dầu mỡ là những chất gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. nó lại dễ gây cháy nổ khi có lửa, để đảm bảo an toàn cần chú ý một số điểm sau:

- Trước khi khởi động bơm cấp dầu phải kiểm tra xem các van trên đường ống dầu vào đã mở chưa, nếu chưa thì phải mở ra, các mặt bích nối phải xiết chắc chắn dầu rò rỉ.

- Quá trình bơm nhận dầu phải tính toán tốc độ, thời gian bơm , khi bơm gần đầy két phải giảm dần tốc độ. Không được bơm nhận dầu quá đầy tránh hiện tượng dãn nở nhiệt gây vỡ két khi tàu thay đổi vùng nhiệt độ.

- Khi kết thúc nhận, trả cần lưu ý tránh dầu trong các đường ống còn lại vương ra gây ô nhiễm

- Trong quá trình giao nhận thường xuyên theo dõi, kiểm tra, không được để dầu tràn.

- Thường xuyên kiểm tra độ vơi và nhiệt độ của két dầu để kịp thời bổ sung và xử lý kịp thời.

*) Quá trình chuẩn bị máy cần phải kiểm tra toàn bộ các hệ thống phục vụ như: Nhiên liệu, làm mát, bôi trơn, khởi động và hệ trục xem nó đảm bảo cho động cơ hoạt động tốt trong quá trình khai thác không, bằng cách kiểm tra các thông số, đồng hồ đo các van …

*) Khi khởi động máy phải báo cáo cho buồng lái biết trước.Đối với động cơ nối trực tiếp với chân vịt cần phải via máy xuôi ngược một số vòng nhất định.Khi máy đẫ sẵn sàng hoạt động phải báo cáo cho chỉ huy tàu đồng thời sẵn sàng khởi động máy.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 114)