Khái quát về GD&ĐT của huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Khái quát về GD&ĐT của huyện Yên Lạc

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội không ngừng phát triển. Giáo dục và đào tạo phát triển mạnh, Yên Lạc đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2001. Ngành giáo dục huyện liên tục 7 năm

liền là đơn vị dẫn đầu của giáo dục Vĩnh Phúc; Trƣờng THPT Yên Lạc đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng lao động hạng Nhất, Phòng Giáo dục và đào tạo, trƣờng mầm non Nguyệt Đức đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng lao động hạng Ba; trƣờng mầm non thị trấn Yên Lạc, trƣờng THCS Yên Lạc đƣợc tặng đơn vị lá cờ đầu của tỉnh, 100% số xã (với 21 trƣờng ở các cấp học) có trƣờng học đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

Hiện nay, giáo dục huyện Yên Lạc có 04 trƣờng THPT, đó là: THPT Yên Lạc, THPT Yên Lạc 2, THPT Đồng Đậu, THPT Phạm Công Bình.

2.1.3.1. Chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, các trƣờng THPT trong huyện đã phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, chấp hành và thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; ra sức thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thực hiện tốt chỉ thị 06/CT-TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, hƣởng ứng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” theo tinh thần Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Chất lƣợng giáo dục của các trƣờng THPT huyện Yên Lạc đƣợc thể hiện qua kết quả kết quả xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực của học sinh trong 4 năm học gần nhất trong Bảng 2.1 và 2.2.

Chất lƣợng hạnh kiểm của học sinh mức Khá, Tốt hằng năm đạt từ 90% số học sinh trở lên, tỉ lệ bình quân các năm là 91,1% Bên cạnh đó, số lƣợng học sinh có học lực Khá, Giỏi luôn ở mức trên 50% với tỉ lệ bình quân hằng năm là 54,6% và học lực trung bình là 41,1%. Kết quả này thể hiện những nỗ lực lớn của các trƣờng trong công tác dạy học và giáo dục.

Bảng 2.1. Xếp loại hạnh kiểm Năm học Số HS Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 5160 3630 70.3 1082 21.0 383 7.4 65 1.3 2011-2012 4767 3426 71.9 883 18.5 357 7.5 101 2.1 2012-2013 4461 3173 71.1 951 21.3 305 6.8 32 0.7 2013-2014 4282 2901 67.7 965 22.5 344 8.0 72 1.7 Tổng số 18670 13130 70.3 3881 20.8 1389 7.4 270 1.5

(Thống kê tháng 3 năm 2014-Nguồn từ các trường THPT trong huyện)

Bảng 2.2. Xếp loại học lực

Năm học Số HS

Xếp loại học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 2010-2011 5160 115 2.2 2577 49.9 2213 42.9 250 4.8 5 0.1 2011-2012 4767 137 2.9 2308 48.4 2027 42.5 283 5.9 12 0.3 2012-2013 4461 171 3.8 2476 55.5 1684 37.7 128 2.9 2 0.01 2013-2014 4282 131 3.1 2247 52.5 1751 40.9 121 2.8 0 0 Tổng số 18670 554 3.0 9608 51.6 7675 41.1 782 4.2 19 0.1

(Thống kê tháng 3 năm 2014-Nguồn từ các trường THPT trong huyện)

Tuy nhiên tính hạnh kiểm Yếu và học lực Yếu, Kém của các trƣờng vẫn còn. Điều này đƣợc lý giải là do số lƣợng tuyển vào có chất lƣợng đầu vào chƣa ổn định. Những số liệu trên cũng đặt ra những thách thức cho các trƣờng về định hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục trong thời gian tới.

2.1.3.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ CBQL của 04 trƣờng THPT huyện Yên Lạc hiện nay là 14 ngƣời. Độ tuổi của CBQL từ 30 đến 40 tuổi có 09 ngƣời, độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi có 05 ngƣời.

Thực tế tại các trƣờng, 100% CBQL đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trong đó có 01 hiệu trƣởng có trình độ Thạc sĩ. Phần lớn các CBQL đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn. Các hiệu trƣởng là những CBQL có nhiều năm công tác nên có nhiều kinh nghiệm chỉ đạo, có tâm huyết với nghề và say mê với các hoạt động của nhà trƣờng.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trƣờng THPT huyện Yên Lạc còn bộc lộ những hạn chế: Hầu hết các phó hiệu trƣởng bổ nhiệm từ năm 2010 đến nay chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc về giáo dục; đa số đội ngũ phó hiệu trƣởng còn trẻ, kinh nghiệm quản lý chƣa nhiều. Thực tế này ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, trong đó có quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong day học.

2.1.3.3. Tình hình đội ngũ giáo viên

Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2013 số lƣợng giáo viên của 04 trƣờng là 274 ngƣời. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đạt chuẩn (Đại học) là 100% trong đó có 34 giáo viên có trình độ thạc sĩ (chiếm 12,4%) và có 15 giáo viên (tỉ lệ 5,47%) đang theo học cao học, chƣa tốt nghiệp. Đây là thuận lợi lớn để các trƣờng THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai và thực hiện tốt các hoạt động dạy học và nâng cao chất lƣợng giáo dục trong thời gian tới.

2.1.3.4. Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Tổng số phòng học của các trƣờng THPT huyện Yên Lạc (4 trƣờng) là 120 phòng. Số lƣợng phòng học đủ để dạy 1 ca. Số phòng vi tính tƣơng đối đảm bảo, mỗi trƣờng có 02 phòng dạy Tin học. Các trƣờng đều có phòng dạy trình chiếu (phòng học chung), tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử. Khu điều hành và số phòng làm việc cơ bản đảm bảo cho hoạt động quản lý và làm việc cho toàn Hội đồng sƣ phạm.

Tuy nhiên, hầu hết các trƣờng còn thiếu thốn về các điều kiện dạy học; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhiều trƣờng học chƣa đảm bảo và thiếu đồng bộ: một nửa thƣ viện (2/4 trƣờng) của các nhà trƣờng chƣa đạt chuẩn, đầu sách và tƣ liệu dạy học và giáo dục còn thiếu; phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng học tiếng (LAB) chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trƣờng trong tình hình mới.

Những hạn chế của CSVC, TBDH và nguồn tài chính đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục nhà trƣờng, trong đó có hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các nhà trƣờng. Điều đó đòi hỏi trong thời gian tới các trƣờng cần chú trọng đầu tƣ nhiều hơn để đảm bảo các điều kiện, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và CNTT nói riêng.

2.2. Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trƣờng THPT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)