Khái niệm công nghệ, thông tin, CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái niệm công nghệ, thông tin, CNTT

a) Khái niệm công nghệ:

Theo quan điểm truyền thống: Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Theo quan điểm hiện đại, công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau, cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào là: trang thiết bị; kỹ năng và tay nghề; thông tin; tổ chức.

b) Khái niệm thông tin:

Con ngƣời có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, video, đi tham quan, du lịch, tham khảo ý kiến ngƣời khác,... để nhận đƣợc thêm thông tin mới. Thông tin mang lại cho con ngƣời sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tƣợng trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên,... giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách tốt nhất.

Khi tiếp nhận đƣợc thông tin, con ngƣời thƣờng phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Ngƣời tài xế chăm chú quan sát ngƣời, xe cộ đi lại trên đƣờng, chất lƣợng mặt đƣờng, tính năng kỹ thuật cũng nhƣ vị trí của chiếc xe để quyết định, cần tăng tốc độ hay hãm phanh, cần bẻ lái sang trái hay sang phải... nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho chuyến xe đi.

Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được truyền, được tìm kiếm, được sao chép, được xử lý, nhân bản. Thông tin cũng có thể biến dạng, sai lệch hoặc bị phá hủy [7].

Mỗi tế bào sinh dục của những cá thể sinh vật mang thông tin di truyền quyết định những đặc trƣng phát triển của cá thể đó. Gặp môi trƣờng không thuận lợi, các thông tin di truyền đó có thể bị biến dạng, sai lệch dẫn đến sự hình thành những cá thể dị dạng. Ngƣợc lại, bằng những tác động tốt của di truyền học chọn giống, ta có thể cấy hoặc làm thay đổi các thông tin di truyền theo hƣớng có lợi cho con ngƣời. Thông tin đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng thức khác nhau nhƣ sóng ánh sáng, sóng âm, điện từ, các ký hiệu viết trên giấy hoặc khắc trên gỗ, trên đá, trên các tấm kim loại... Về nguyên tắc, bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng năng lƣợng nào cũng có thể mang thông tin. Chúng đƣợc gọi là những vật (giá) mang tin. Dữ liệu (data) là biểu diễn của thông tin và đƣợc thể hiện bằng các tín hiệu (signal) vật lý.

Thông tin là một khái niệm trừu tƣợng, tồn tại khách quan, có thể nhớ trong đối tƣợng, biến đổi trong đối tƣợng và áp dụng để điều khiển đối tƣợng. Thông tin làm tăng thêm hiểu biết của con ngƣời, là nguồn gốc của nhận thức. Thông tin về một đối tƣợng chính là một dữ kiện về đối tƣợng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu đƣợc đối tƣợng.

c) Khái niệm CNTT

CNTT là một hệ thống các phƣơng pháp khoa học, công nghệ, phƣơng tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lƣu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con ngƣời.

Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (tiếng Anh là: Information technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin.

Ở Việt Nam, Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nƣớc ta trong những năm 90 nêu: CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại-chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội”.

Theo luật CNTT thì: CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số [19].

Theo tác giả Đặng Danh Ánh, đến nay CNTT đã phát triển qua ba giai đoạn: giai đoạn 1, từ khi máy tính ra đời năm 1943 đến những năm 60,70 của thế kỷ 20 - đây là giai đoạn khởi đầu của CNTT; giai đoạn 2-những năm 80, giai đoạn tin học hóa các ngành kinh tế quốc dân và xã hội; giai đoạn 3 của CNTT là internet hóa, đƣợc bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20.

Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của CNTT và đặc biệt là của mạng internet hiện nay vừa tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi đồng thời cũng là một đòi hỏi cấp thiết đối với GD&ĐT nói chung, phƣơng pháp dạy học trong mỗi nhà trƣờng, của mỗi thầy cô giáo nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ theo hƣớng tích hợp và sử dụng triệt để những thế mạnh của CNTT vào dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)