Thực trạng nhận thức về CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học của

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Thực trạng nhận thức về CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học của

cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Yên Lạc

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức CNTT

Bảng 2.7. Nhận thức của đội ngũ về vai trò của CNTT với việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục

*)Ý kiến Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

TT Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Số khách thể Tốt Khá TB Yếu Không rõ SL % SL % SL % SL % SL %

1 Dạy học bằng giáo án điện tử 14 8 57.1 4 28.6 2 14.3 0 0.0 0 0.0

2 Khai thác thông tin qua mạng

Internet phục vụ dạy học 14 11 78.6 2 14.3 1 7.1 0 0.0 0 0.0 3 Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến

thức qua mạng Internet 14 6 42.9 4 28.6 2 14.3 1 7.1 1 7.1 4 Dạy học tại phòng máy tính,

qua các phần mềm 14 9 64.3 5 35.7 0 0.0 0 0.0 0 0.0 5 Kiểm tra, đánh gia học sinh

bằng CNTT/máy tính 14 5 35.7 4 28.6 2 14.3 2 14.3 1 7.1

*) Ý kiến giáo viên

TT Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Số khách thể Tốt Khá TB Yếu Không rõ SL % SL % SL % SL % SL %

1 Dạy học bằng giáo án điện tử 88 70 79.5 16 18.2 2 2.3 0 0.0 1 1.1

2 Khai thác thông tin qua mạng

Internet phục vụ dạy học 88 59 67.0 25 28.4 4 4.5 0 0.0 0 0.0 3 Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến

thức qua mạng Internet 88 29 33.0 35 39.8 12 13.6 3 3.4 9 10.2 4 Dạy học tại phòng máy tính,

qua các phần mềm 88 40 45.5 24 27.3 16 18.2 2 2.3 6 6.8 5 Kiểm tra, đánh gia học sinh

bằng CNTT/máy tính 88 28 31.8 24 27.3 15 17.0 2 2.3 19 21.6

Kết quả khảo sát nhận thức qua bảng 2.7 cho thấy:

Có ý kiến chung về tác dụng tích cực của CNTT đối với việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng dạy học. Tuy nhiên, với các loại hình ứng dụng CNTT khác nhau thì nhận thức này còn có sự khác nhau ở các mức độ nhất định.

Tác dụng của việc dạy học bằng giáo án điện tử và việc khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ dạy học thì hầu hết các đối tƣợng đƣợc điều tra đánh giá là tốt. Về các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT cũng nhƣ việc tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng internet không đƣợc giáo viên đánh giá cao. Cán bộ quản lý đánh giá việc tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng internet và việc dạy học tại phòng học máy tính, qua các phần mềm có tác dụng ở mức khá so với hai hình thức đầu tiên cần phải quan tâm.

Nhận thức trên đây một phần cho thấy giáo viên vẫn chƣa đánh giá hết đƣợc vai trò của CNTT, của mạng internet đối với giáo dục và đào tạo trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay; cũng cho thấy quan niệm về vai trò trung tâm của giáo viên vẫn còn ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý giáo viên, đa số khi có yêu cầu thì mới tìm kiếm, nghiên cứu cách làm. Mặt khác nhận thức này cũng có nguyên nhân từ thực tế là bản thân giáo viên cũng không có điều kiện tiếp xúc thƣờng xuyên với mạng internet cũng nhƣ tìm hiểu tình hình phát triển phần mềm giáo dục hiện nay.

2.2.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT

Qua tìm hiểu cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT vào dạy học bao gồm:

- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử. - Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học. - Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner. - Dạy học tại phòng học máy tính, qua các phần mềm. - Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính.

Thực trạng sử dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trƣờng THPT huyện Yên Lạc qua ý kiến các nhà quản lý và giáo viên thể hiện ở kết quả điều tra trong bảng 2.8 nhƣ sau:

Bảng 2.8. Thực trạng việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Lạc

*) Ý kiến Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

TT Các hình thức ứng dụng CNTT trong day học Các mức độ sử dụng Số khách thể Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Rất ít Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Dạy học bằng giáo án điện tử 14 8 57.2 5 35.7 1 7.1 0 0.0 2

Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học

14 5 35.7 5 35.7 2 14.3 2 14.3

3

Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet 14 2 14.3 7 50.0 4 28.6 1 7.1 4 Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm 14 3 21.4 8 57.2 2 14.3 1 7.1 5

Kiểm tra, đánh gia học sinh bằng CNTT/máy tính

14 2 14.3 5 35.7 6 42.9 1 7.1

*) Ý kiến giáo viên

TT Các hình thức ứng dụng CNTT trong day học Các mức độ sử dụng Số khách thể Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Rất ít Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Dạy học bằng giáo án điện tử 88 26 29.5 51 58.0 11 12.5 0 0.0 2

Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học

88 42 47.7 28 31.8 17 19.3 1 1.1

3

Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet 88 8 9.1 40 45.5 24 27.3 16 18.2 4 Dạy học tại phòng máy tính, qua các phần mềm 88 12 13.6 20 22.7 37 42.0 19 21.6 5

Kiểm tra, đánh gia học sinh bằng CNTT/máy tính

88 7 8.0 23 26.1 33 37.5 25 28.4

Bảng 2.8 cho thấy các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc thực hiện ở các trƣờng THPT nhƣng chủ yếu ở mức không thƣờng xuyên và rất ít. Chỉ có hình thức khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học đƣợc đánh giá cao nhất sau đó đến dạy học bằng giáo án điện tử.

Qua quan sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên và CBQL các trƣờng chúng tôi thấy rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học hầu nhƣ mới chỉ đƣợc thực hiện ở các giờ dạy có ngƣời dự (trừ môn Tin học) nhƣ chuyên đề, giờ thi giáo viên giỏi và trong một số giờ dạy đƣợc thanh tra có báo trƣớc. Tỉ lệ số giờ dạy có ứng dụng CNTT (bao gồm từ việc chế bản các bản trong dùng cho máy chiếu hắt, soạn phiếu học tập, sử dụng tƣ liệu tìm qua mạng để cung cấp thông tin cho học sinh đến việc sử dụng giáo án điện tử) ở mức rất thấp, khoảng 5% tiết dạy. Các phòng học chung (có lắp đặt cố định máy tính, máy chiếu) không nhiều ở mỗi nhà trƣờng (đã phân tích ở trên) nhƣng đa số đƣợc sử dụng nhiều trong các giờ thực tập, dự giờ, thao giảng. Bình thƣờng các phòng này vẫn để trống nhiều, không đƣợc khai thác hết công suất.

Nhƣ vậy, thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng học trong huyện mới ở mức 2 - sử dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một vài công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học - theo PGS.TS Đào Thái Lai-viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55)