Biện pháp 4: Tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến, chia

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến, chia

các nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Tăng cƣờng các ứng dụng CNTT trong đổi mới, nội dung phƣơng pháp, phƣơng thức cách làm việc và dạy học.

- Đa dạng hoá, hiện đại hoá cách thức quản lý và dạy học trong nhà trƣờng. - Tăng cƣờng khai thác Internet để thu thập, sử dụng các thông tin phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Xây dựng theo hƣớng tích hợp kho dữ liệu nhà trƣờng. Chuẩn hoá kho dữ liệu dùng chung.

- Tăng cƣờng công tác quản lý theo hƣớng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập..

- Học tập kinh nghiệm của các trƣờng đã ứng dụng thành công CNTT trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học.

3.2.4.2. Nội dung

Nhà trƣờng cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục theo hƣớng tin học hoá quản lý giáo dục và sử dụng CNTT nhƣ là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phƣơng pháp quản lý và dạy học nhƣ:

- Triển khai chƣơng trình quản lý nhân sự, hệ thống quản lý điểm cho học sinh.

- Tin học hoá công tác quản lý tài chính, tài sản, CSVC.

- Khai thác tốt các phần mềm quản lý các kì thi tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh, kì thi học sinh giỏi, thi nghề, thi giáo viên giỏi,...

- Công tác quản lý điểm, quản lý hồ sơ, học bạ, quản lý thƣ viện, xếp thời khoá biểu,...

- Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng cƣờng khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm nhƣ: phần mềm mô tả, mô phỏng, minh hoạ, chứng minh, vẽ hình học,... để đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học.

- Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy (giáo án điện tử) nhƣ: phần mềm Microsoft PowerPoint, Adobe Presenter, Micrsoft Frontpage, HTML, Violet, Macromedia Flash,...

- Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cổng thông tin điện tử của trƣờng (Webssite) nhà trƣờng để cung cấp các thông tin, hoạt động của nhà trƣờng, đồng thời trang thông tin điện tử cũng là nơi tra cứu điểm thi các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi, thi học kỳ, tƣ vấn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, TCCN, tra cứu các văn bản pháp quy, hỗ trợ các hoạt động dạy học của thầy và hỗ trợ hoạt động học của trò,...

- Tăng cƣờng khai thác thông tin trên mạng Internet để tra cứu, tải các thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phƣơng pháp ở nhà trƣờng và đây cũng là môi trƣờng thuận lợi giúp các nhà giáo, học sinh tiếp cận và khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại trên thế giới.

* Ứng dụng trên mạng Internet và học tập trực tuyến (E-learning)

- Kết nối Internet để tra cứu và tìm kiến các thông tin, tiện tích trong giáo dục. Đây là một môi trƣờng thuận lợi để cán bộ, giáo viên tìm hiểu các ứng dụng tiên tiến của khoa học công nghệ, giúp cho giáo viên tìm kiếm đƣợc các bài giảng hay, các tiện ích hỗ trợ đắc lực trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học.

- Internet cũng là một nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh những bài học trực tuyến (E-Learning). Ngành giáo dục nói chung và Sở G&ĐT Vĩnh Phúc nói riêng đã rất quan tâm đến việc soạn giảng bằng E-Learning bằng việc mở các lớp tập huấn hƣớng dẫn sử dụng, khai thác; tổ chức các cuộc thi để nâng cao năng lực của cán bộ giáo viên (nhƣ thi thiết kế bài giảng e- Learning với chủ đề "Dƣ địa chí Việt Nam" năm học 2013-2014; Nữ giáo viên sáng tạo năm 2014 bằng bài giảng e-Learning…). Nhờ Internet, giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm đƣợc các bài giảng, các tiết dạy ôn thi, luyện thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và củng cố kiến thức bộ môn. Học tập trực tuyến còn giúp cho việc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, đào tạo từ xa, học tập cộng đồng,...

- Xây dựng cổng thông tin điện tử (Website) nhà trƣờng để cung cấp các thông tin, hoạt động của nhà trƣờng. Trang thông tin điện tử cũng là nơi tra cứu điểm thi các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi, thi học kỳ, tƣ vấn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, TCCN, tra cứu các văn bản pháp quy, hỗ trợ các hoạt động dạy học của thầy và hỗ trợ hoạt động học của trò,...

Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo các chủ đề có ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học trong nhà trƣờng.

Tổ chức các kỳ hội giảng cấp trƣờng để phát động phong trào trong cán bộ giáo viên tham gia đổi mới giảng dạy, qua đó các giáo viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Lựa chọn, sƣu tầm các tiết dạy, các phần mềm ứng dụng trong dạy học có sử dụng CNTT đã đạt giải cấp tỉnh trong các kỳ hội giảng của huyện Yên Lạc, của tỉnh hoặc sƣu tầm của các tỉnh, thành phố khác để trình chiếu trong tổ nhóm chuyên môn để các cán bộ, giáo viên tham gia học tập, góp ý, trao đổi, chỉnh sửa để có thể áp dụng, nhân rộng trong nhà trƣờng.

Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ giáo viên về các kỹ năng về máy tính, sử dụng các phần mềm ứng dụng mà nòng cốt là các giáo viên Tin học của nhà trƣờng để các cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng máy tính, mạng máy tính để phục vụ tốt cho công việc.

Hàng năm tiết kiệm kinh phí, tìm hiểu các trƣờng trong cả nƣớc hoặc có thể đi thăm quan học tập ở nƣớc ngoài các trƣờng ứng dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học để học tập kinh nghiệm xem có thể sẽ áp dụng cho nhà trƣờng.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trƣởng giao cho các cá nhân, các tổ nhóm chuyên môn sƣu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học. Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên. Trong các buổi tập huấn, hội thảo có thể mời các trƣờng học khác trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh tham gia hội thảo, góp ý.

Hàng năm tổ chức các kỳ hội giảng nhân dịp kỷ niệm ngày 20/11 hoặc 8/3 lấy chủ đề ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm để giáo viên tham gia, qua đây cũng lựa chọn đƣợc các tiết dạy hay, các bài giảng đạt hiệu quả đƣa vào kho dữ liệu của nhà trƣờng. Đồng thời qua đây lựa chọn đƣợc các giáo viên giỏi cấp trƣờng để tham dự các kỳ hội giảng có ứng dụng CNTT mà Sở GD&ĐT tổ chức.

Tiến hành tổ chức các buổi tập huấn, có thể mời giảng viên hoặc sử dụng các giáo viên Tin học trong nhà trƣờng để tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ, giáo viên nhà trƣờng các kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác mạng máy tính, khai thác các phần mềm ứng dụng hay các kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử,....

Tìm hiểu các trƣờng THPT trong và ngoài nƣớc đã ứng dụng thành công CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học, tiết kiệm chi tiêu tổ chức các đợt thăm quan kết hợp học tập kinh nghiệm các trƣờng đó để có thể ứng dụng cho nhà trƣờng.

* Đối với việc khai khác mạng và Internet

- Kết nối mạng nội bộ có chất lƣợng cao, mạng Internet đến tất cả các phòng, các bộ phận trong trƣờng.

- Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, phần mềm, tiện ích và gửi, nhận thƣ điện tử qua mạng.

- Tổ chức tuyên truyền, động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên khai thác tốt các ứng dụng trên Internet phục vụ công việc, chuyên môn.

- Tiến tới tổ chức cho giáo viên, học sinh tìm kiếm các Website học tập trực tuyến, thi trực tuyến qua mạng.

- Xây dựng tốt cổng thông tin điện tử (Website) của nhà trƣờng.

* Chỉ đạo việc đồng bộ hóa dữ liệu nhà trường theo hướng tích hợp

Hiện nay có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ quản lý và dạy học trong các trƣờng THPT, song các phần mềm thƣờng đƣợc sử dụng đơn lẻ thiếu tính đồng bộ, dữ liệu thƣờng trùng lặp. Do vậy việc Hiệu trƣởng cần chỉ đạo xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tổng thể, đƣợc tích hợp về máy trung tâm của nhà trƣờng để các dữ liệu này cùng đƣợc chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên tránh việc trùng lặp, cập nhật nhiều lần.

Mục tiêu tiếp theo xây dựng cổng thông tin điện tử của nhà trƣờng để đƣa các thông tin về nhà trƣờng lên mạng để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh có thể tra cứu thông tin, truy cập thông tin, bổ sung, nhập dữ liệu tùy

theo từng chức năng đƣợc phân công tại bất kỳ đâu. Trƣớc mắt là việc đƣa điểm hàng ngày của học sinh lên mạng, tiến tới hình thành sổ liên lạc điện tử, kết hợp giữa giáo dục nhà trƣờng, gia đình, xã hội.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tin học, hiện đại hóa trang thiết bị các trường THPT

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

CSVC kỹ thuật, đặc biệt là máy tính và hệ thống mạng là điều kiện không thể thiếu để phát triển việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Bởi vậy, tăng cƣờng CSVC kỹ thuật nhằm mục đích cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THPT Huyện Yên Lạc.

- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của nhà trƣờng theo hƣớng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất, phù hợp với từng bộ môn, tạo nền móng cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh đƣợc truy cập Internet ngay tại trƣờng để giáo viên tranh thủ đƣợc thời gian rảnh rỗi lên thƣ viện tự học tin học, soạn giáo án và tra cứu thông tin.

Tăng cƣờng trang bị thêm về cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính là điều kiện cơ sở để tiến hành các hoạt động về ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học trong các nhà trƣờng. Con ngƣời, phần mềm và thiết bị tồn tại trong mỗi quan hệ biện chứng, đan quyện với nhau. Có con ngƣời, có phần mềm nhƣng thiếu về cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính thì việc triển khai các ứng dụng về CNTT sẽ gặp khó khăn. Ngƣợc lại, nếu sử dụng các trang thiết bị, máy tính thiếu hiệu quả sẽ gây ra lãng phí, tốn kém.

Cơ sở vật chất góp phần đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của công việc, đặc biệt việc ứng dụng CNTT không thể không có máy tính và mạng máy tính.

3.2.5.2. Nội dung

Theo lí luận dạy học thì thiết bị dạy học có những chức năng:

- Sử dụng thiết bị dạy học đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tƣợng, đối tƣợng nghiên cứu, do đó làm cho chất lƣợng dạy học cao hơn.

- Sử dụng thiết bị dạy học nâng cao đƣợc tính trực quan-cơ sở của tƣ duy trừu tƣợng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tƣợng và hiện tƣợng.

- Sử dụng thiết bị dạy học giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.

- Sử dụng thiết bị dạy học giúp gia tăng cƣờng độ lao động học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.

- Sử dụng thiết bị dạy học cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng...).

- Sử dụng thiết bị dạy học hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm đƣợc thời gian để mô tả.

- Sử dụng thiết bị dạy học gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trƣờng gắn với xã hội.

- Sử dụng thiết bị dạy học giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.

Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, cần thực hiện các nội dung sau đây:

Đầu tư mua sắm máy tính cho các trường

Trƣớc mắt mỗi trƣờng có từ 3 đến 4 phòng máy mỗi phòng có từ 40 đến 50 máy tính đảm bảo trong giờ học tin mỗi học sinh có một máy để học và thực hành. Đến năm 2015 mỗi CBQL, nhân viên văn phòng có 01 máy tính, mỗi tổ chuyên môn, các tổ chức trong trƣờng phải có ít nhất 03 máy tính có cấu hình đủ mạnh đƣợc kết nối đƣợc Internet, máy in và các phƣơng tiện khác nhƣ máy ảnh, fax, scan, photo… dùng chung.

Xây dựng hạ tầng truyền thống

Hạ tầng truyền thống bao gồm một hệ thống các thiết bị, đƣờng truyền dẫn kết nối các trƣờng với các sở giáo dục, giữa các phòng ban trong trƣờng với lãnh đạo (mạng LAN). Hạ tầng truyền thông là một trong những hạng mục quan trọng nhất cần xây dựng trong tiến trình đổi mới quản lý giáo dục bằng CNTT và truyền thông. Một hạ tầng truyền thông hiện đại là cơ sở để hình thành và phát triển chính phủ điện tử, theo đó luồng thông tin trao đổi trong nội bộ cơ quan, từ cơ sở tới các trƣờng, giữa trƣờng với sở, giữa các trƣờng với nhau đƣợc thực hiện thông suốt, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo.

Các chức năng chính của hạ tầng truyền thông:

+ Cung cấp dịch vụ truy nhập tới các hệ cơ sở dữ liệu đặt tại trung tâm dữ liệu của Sở.

+ Cung cấp dịch vụ thƣ tín điện tử với các đơn vị giáo dục, với các đơn vị khác trong mạng diện rộng của Sở GD&ĐT.

Việc xác định thiết kế cho hạ tầng truyền thông phụ thuộc vào khả năng đầu tƣ của ngành và nhu cầu trao đổi thông tin thực tế giữa ngành với các đơn vị giáo dục.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Hàng năm Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch cụ thể tham mƣu và duyệt với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở GD&ĐT bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính và hệ thống máy tính cho nhà trƣờng.

Tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm, tranh thủ các dự án để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng CNTT.

Tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng đồng, cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trƣờng để trang bị thêm cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trƣờng.

Việc trang bị cơ sở vật chất phải có kế hoạch, lộ trình từng bƣớc, từng giai đoạn, từng mạng công việc cụ thể theo hƣớng hiện đại hoá đƣợc đến đâu là đảm bảo hoạt động tốt đến đó không lan trải, mỗi công việc một ít. Đồng thời phải vào sổ tài sản của cơ quan, bàn giao cho cán bộ phụ trách cụ thể, có chế độ bảo quản, bảo trì bảo dƣỡng thƣờng xuyên để các thiết bị luôn luôn hoạt động tốt. Có kế hoạch khai thác, sử dụng các thiết bị đúng mục đích, hiệu quả.

Chuẩn bị ngân sách: Huy động mọi nguồn đóng góp, hợp lý, hợp pháp, cần biết tranh thủ các nguồn tài trợ các đơn vị liên kết trong và ngoài nƣớc để hiện đại hóa thƣờng xuyên cơ sở vật chất. Khảo sát phòng ốc: số lƣợng phòng, diện tích, hƣớng… Mời chuyên gia các lĩnh vực kiên quan đến thẩm định: lĩnh vực tin học, lĩnh vực truyền thông, lĩnh vực thiết kế hệ thống, thiết kế nội thất;

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)