Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL và giáo viên các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL và giáo viên các

vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên số lƣợng và chất lƣợng các trang thiết bị còn thiếu nhiều và chƣa đồng đều giữa các trƣờng trong huyện, tỷ lệ CSVC trên số lớp của mỗi trƣờng còn hạn chế. Đây là một khó khăn rất lớn cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và dạy học nhƣ yêu cầu đặt ra.

2.2.2. Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THPT huyện Yên Lạc THPT huyện Yên Lạc

Bảng 2.4, 2.5, 2.6 cho thấy trình độ CNTT của đội ngũ CBQL giáo viên và nhân viên các trƣờng có một số nét cơ bản sau:

-Số cán bộ quản lý:

Bảng 2.4. Trình độ đội ngũ CBQL các trƣờng THPT trong huyện về CNTT

TT Trƣờng THPT Chƣa biết Cơ bản Trung cấp CĐ, ĐH Tổng

SL % SL % SL % SL % 1 Yên Lạc 0 0 4 100 0 0 0 0 4 2 Yên Lạc 2 0 0 3 75 0 0 1 25 4 3 Đồng Đậu 0 0 3 100 0 0 0 0 3 4 Phạm Công Bình 0 0 3 100 0 0 0 0 3 Tổng 0 0 13 92.9 0 0 1 7.1 14

Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các trƣờng THPT có trình độ tin học đa số ở mức cơ bản (chỉ là tự học, không qua đào tạo cơ bản). Chỉ có 1/14 ngƣời có trình độ Đại học (Kỹ sƣ 2 CNTT). Có thể nói trình độ tin học của đội ngũ này còn hạn chế, đây là một khó khăn cho công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Bởi hơn ai hết chính đội ngũ này quyết định tới việc quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên trong trƣờng tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học. Nguyên nhân của tình trạng này là một số CBQL đã lớn tuổi nên khó tiếp thu những vấn đề mới, đặc biệt là có tâm lý e ngại nhất là đối với lĩnh vực CNTT.

- Về đội ngũ giáo viên:

Bảng 2.5. Trình độ đội ngũ giáo viên các trƣờng về CNTT

TT Trƣờng THPT Chƣa biết Cơ bản Trung cấp CĐ, ĐH Tổng

SL % SL % SL % SL % 1 Yên Lạc 1 1.3 68 88.3 2 2.6 6 7.8 77 2 Yên Lạc 2 1 1.3 65 86.7 3 4.0 6 8.0 75 3 Đồng Đậu 0 0 57 89.1 2 3.1 5 7.8 64 4 Phạm Công Bình 1 1.7 51 87.9 1 1.7 5 8.7 58 Tổng 3 1.1 241 88.0 8 2.9 22 8.0 274

(Thống kê tháng 3 năm 2014-Nguồn từ các trường THPT trong huyện)

Hầu hết các trƣờng đều có giáo viên có trình độ cơ bản về CNTT (không đƣợc đào tạo cơ bản). Có 3 giáo viên (chiếm 1.1%) chƣa biết về CNTT (là những giáo viên lớn tuổi sắp nghỉ hƣu). Chỉ có 22 GV/274 có trình độ từ CĐ trở lên (chiếm 8.0% - số này là những giáo viên dạy môn Tin học và một số đào tạo văn bằng 2 CNTT). Với thực trạng hiện nay thì về cơ bản hàng năm vẫn phải bồi dƣỡng thêm cho đội ngũ giáo viên về CNTT. Chỉ có thể đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng ứng dụng CNTT vào dạy học nếu nhƣ đội ngũ giáo viên có trình độ vững vàng về CNTT.

- Về đội ngũ nhân viên:

Bảng 2.6. Trình độ đội ngũ nhân viên các trƣờng về CNTT

TT Trƣờng THPT Chƣa biết Cơ bản Trung cấp CĐ, ĐH Tổng

SL % SL % SL % SL % 1 Yên Lạc 0 0 7 100 0 0 0 0 7 2 Yên Lạc 2 1 16.7 5 83.3 0 0 0 0 6 3 Đồng Đậu 0 0 5 100 0 0 0 0 5 4 Phạm Công Bình 1 20.0 4 80.0 0 0 0 0 5 Tổng 2 8.7 21 91.3 0 0 0 0 23

(Thống kê tháng 3 năm 2014-Nguồn từ các trường THPT trong huyện)

Bảng 2.6 cho thấy phần lớn đội ngũ nhân viên các trƣờng đều chỉ có trình độ CNTT cơ bản, đa số chỉ biết sử dụng tin học văn phòng để làm các báo cáo hoặc thống kê. Một số còn chƣa biết gì về CNTT (2 nhân viên tạp vụ các nhà trƣờng).

Lý luận và thực tiễn cho thấy để việc ứng dụng CNTT vào dạy học ngoài yếu tố CSVC, trình độ đội ngũ thì nhận thức của đội ngũ và công tác quản lý của lãnh đạo các nhà trƣờng có vai trò hết sức quan trọng. Để đánh giá thực trạng nhận thức về ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trƣờng THPT của lãnh đạo các nhà trƣờng, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 đối tƣợng:

1. Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các trƣờng THPT (14 ngƣời).

2. 88 giáo viên có trình độ CNTT là chủ thể trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học-họ là những ngƣời chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học (mỗi trƣờng 22 ngƣời).

Trong luận văn này chúng tôi gọi chung các đối tƣợng trên là các khách thể điều tra. Xử lý kết quả điều tra chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52)