Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học

1. Kiểm tra các trƣờng trong việc quán triệt mục tiêu, các bƣớc đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.

2. Kiểm tra kế hoạch đầu tƣ CSVC cho ứng dụng CNTT của các nhà trƣờng. 3. Kiểm tra các trƣờng về việc trang bị phần mềm, xây dựng CSDL phục vụ dạy và học, xây dựng website.

4. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.

5. Kiểm tra các trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hƣớng cho các đơn vị khác.

6. Kiểm tra việc ứng dụng CNTT thông qua dự giờ, qua các chuyên đề có ứng dụng CNTT.

7. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo định kì.

2.3.4. Công tác thi đua, khen thưởng về ứng dụng CNTT vào dạy học

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT vào dạy học.

2. Nâng cao nhận thức về lợi ích của ứng dụng CNTT vào dạy học.

3. Tổ chức thi đua giữa các tổ chuyên môn hay giữa các tổ chức trong trƣờng. 4. Khen thƣởng bằng vật chất.

5. Khen thƣởng động viên tinh thần.

2.3.5. Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc học ở các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.5.1. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của CBQL

TT Biện pháp Mức độ Trung bình Xếp thứ Rất tốt (4đ) Tốt (3đ) Bình thƣờng (2đ) Chƣa tốt (1đ) 1

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho giáo viên thấy đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc quản lí dạy học.

4 7 2 1 3,0 1

2

Tăng cƣờng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học.

TT Biện pháp Mức độ Trung bình Xếp thứ Rất tốt (4đ) Tốt (3đ) Bình thƣờng (2đ) Chƣa tốt (1đ) 3

Giao kế hoạch giảng dạy có ứng dụng CNTT cho các tổ, nhóm chuyên môn.

1 4 5 4 2,1 8

4

Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy có ứng dụng CNTT.

1 3 7 3 2,1 7

5

Tổ chức dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy, đặc biệt các giờ có ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng.

1 3 9 1 2,3 6

6

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên thăm quan, học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ Tin học.

3 6 3 2 2,7 4

7

Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên (học sinh) đối với các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng CNTT.

0 5 6 3 2,1 9

8

Có những quy chế bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT.

0 0 11 3 1,7 10

9

Có chế độ ƣu tiên, ƣu đãi và có hình thức khen thƣởng, động viên, tuyên dƣơng các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn ứng dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới dạy học.

3 5 6 0 2,8 3

10

Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, mạng máy tính, mạng Internet theo hƣớng hiện đại.

3 7 4 0 2,9 2

Cộng 18 43 61 18

Qua tổng hợp điều tra 10 biện pháp ta thấy mức độ thực hiện các biện pháp của CBQL ở các trƣờng THPT thì việc đánh giá mức độ thực hiện rất tốt là 18 lƣợt (12,9%), thực hiện tốt là 43 lƣợt (30,7%), mức độ bình thƣờng 61 lƣợt (43,5%), chƣa tốt vẫn còn 18 lƣợt (12,9%). Nhƣ vậy:

- Các cán bộ quản lý đã coi trọng đến việc tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên thấy đƣợc lợi ích của CNTT đem lại (xếp thứ 1) điểm trung bình ở mức độ Khá.

- Trong các biện pháp còn lại (trừ biện pháp thứ 8) mặc dù xếp thứ bậc khác nhau (từ xếp thứ 2 đến thứ 9) song qua điểm trung bình ta thấy đƣợc các hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng tự đánh giá việc thực hiện các biện pháp mới ở mức độ Trung Bình.

- Việc có các quy chế bắt buộc đối với giáo viên (biện pháp thứ 8) còn rất hạn chế (xếp thứ 10) và có điểm trung bình 1,7 ở mức độ Thấp. Điều này thể hiện đƣợc các Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng còn nể nang, ngại va chạm, chƣa có những biện pháp mạnh trong việc ứng dụng CNTT trong trƣờng học.

2.3.5.2. Kết quả khảo sát giáo viên

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về thực trạng các biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên các trƣờng THPT

TT Biện pháp Mức độ Trung bình Xếp thứ Rất tốt (4đ) Tốt (3đ) Bình thƣờng (2đ) Chƣa tốt (1đ) 1

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho giáo viên thấy đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc quản lí dạy học.

35 112 116 11 2,62 1

2

Tăng cƣờng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học.

TT Biện pháp Mức độ Trung bình Xếp thứ Rất tốt (4đ) Tốt (3đ) Bình thƣờng (2đ) Chƣa tốt (1đ) 3

Giao kế hoạch giảng dạy có ứng dụng CNTT cho các tổ, nhóm chuyên môn.

13 62 67 132 1,84 9

4

Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy có ứng dụng CNTT.

15 66 74 119 1,92 7

5

Tổ chức dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy, đặc biệt các giờ có ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng.

20 76 89 89 2,10 5

6

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên thăm quan, học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ Tin học.

28 92 106 48 2,36 3

7

Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên (học sinh) đối với các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng CNTT.

18 70 84 102 2,01 6

8

Có những quy chế bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT.

11 49 62 152 1,70 10

9

Có chế độ ƣu tiên, ƣu đãi và có hình thức khen thƣởng, động viên, tuyên dƣơng các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn ứng dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới dạy học.

TT Biện pháp Mức độ Trung bình Xếp thứ Rất tốt (4đ) Tốt (3đ) Bình thƣờng (2đ) Chƣa tốt (1đ) 10 Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, mạng máy tính, mạng Internet theo hƣớng hiện đại.

31 100 111 32 2,47 2

Cộng 207 774 876 883

Tỉ lệ 7,56 28,25 31,97 32,22

Nhận xét bảng 2.10:

Đánh giá phiếu hỏi từ 274 giáo viên ta thấy họ đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp của CBQL các trƣờng THPT ở mức độ thực hiện Rất tốt là 207 lƣợt, thực hiện Tốt là 774 lƣợt, mức độ Bình thƣờng là 876 lƣợt và tỉ lệ thực hiện Chƣa tốt còn cao với 883 lƣợt chọn chiếm 32,22%. Nhƣ vậy:

- Các cán bộ, giáo viên đánh giá Hiệu trƣởng đã quan tâm đến việc tuyên truyền về lợi ích của việc ứng dụng CNTT (xếp thứ 1), đã chú ý đến việc tăng cƣờng thêm CSVC máy tính (xếp thứ 2), quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ giáo viên (xếp thứ 3), đã có các chế độ ƣu tiên, ƣu đãi đối với các cá nhân, tổ nhóm ứng dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới trong công việc (xếp thứ 4) và đã quan tâm đến việc dự giờ thăm lớp, tăng cƣờng kiểm tra đánh giá giáo viên đặc biệt đối với các tiết dạy có ứng dụng CNTT (xếp thứ 5, 6), song việc đánh giá thể hiện qua điểm trung bình các biện pháp này mới ở mức độ Trung bình.

- Việc chỉ đạo các cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học và có những quy chế bắt buộc trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn rất nhiều hạn chế (xếp thứ từ 7 đến 10) và đƣợc thể hiện qua điểm trung bình ở mức độ Thấp.

Nhƣ vậy, giáo viên nhận xét về các biện pháp thực hiện của hiệu trƣởng ta thấy 06 biện pháp ở mức độ Trung bình, 04 biện pháp ở mức độ Thấp. Điều này cũng thấy đƣợc các biện pháp để ứng dụng CNTT của Hiệu trƣờng trong các nhà trƣờng còn rất hạn chế.

2.3.5.3. Kết quả khảo sát học sinh

Bảng 2.11. Kết quả điều tra mục đích khai thác, sử dụng máy tính, mạng máy tính của 1476 học sinh 4 trƣờng

TT Những việc sử dụng máy tính Mức độ Trung bình Xếp thứ Thƣờng xuyên (4đ) Thỉnh thoảng (3đ) Ít khi (2đ) Chƣa bao giờ (1đ)

1 Để làm các bài tập môn Tin học. 255 289 307 625 2,12 7 2 Để học trực tuyến (E-Learning). 84 124 136 1132 1,43 10 3 Để tìm kiếm các đề thi, tài liệu,

phần mềm, tiện ích hỗ trợ học tập. 287 290 319 580 2,19 6 4 Để tìm hiểu các chƣơng trình,

chức năng của máy tính. 212 233 367 664 2,00 9 5 Để chơi các trò chơi trên máy

vi tính. 369 374 450 283 2,56 1

6 Để nghe nhạc, xem film trên

máy tính. 358 381 446 291 2,55 2

7 Vào mạng để tải các chƣơng

trình, phần mềm. 301 311 351 513 2,27 5 8 Vào mạng để đọc sách, báo và

các thông tin trên Internet. 316 315 364 481 2,32 4 9 Vào mạng để gửi, nhận thƣ điện

tử (Email). 241 262 322 651 2,06 8

10 Vào mạng để tán gẫu (Chat). 327 347 387 415 2,40 3

11 Những việc khác. 0 0 0 0 0,0 11

Cộng 2750 2926 3449 5635 Tỉ lệ 18,63 19,82 23,37 38,18

Số liệu cho thấy thời lƣợng học sinh sử dụng các dịch vụ trên máy tính, mạng máy tính là ít: Mức độ thƣờng xuyên là 2.750 lƣợt chọn (18,63%); mức độ thỉnh thoảng là 2.926 lƣợt chọn (19,82%); mức độ ít khi là 3.449 lƣợt chọn (23,37%) và mức độ chƣa bao giờ là 5635 lƣợt chọn (38,18%).

Tất cả các công việc đƣa ra học sinh đều lựa chọn ở mức điểm là Trung bình (từ 2,0 điểm đến dƣới 3 điểm).

Nội dung những công việc mà học sinh thƣờng vào là chơi các trò chơi (xếp thứ 1); nghe nhạc, xem film (xếp thứ 2); để chat (xếp thứ 3). Việc sử dụng máy tính, mạng máy tính phục vụ cho việc học tập còn hạn chế. Việc học tập trực tuyến qua mạng là rất thấp (xếp cuối cùng).

Khảo sát về thái độ của học sinh tham gia học tập đối với các hình thức giảng dạy của giáo viên:

Bảng 2.12. Thái độ của học sinh tham gia học tập đối với các hình thức giảng dạy của giáo viên các trƣờng THPT

TT Phƣơng pháp sử dụng Mức độ Trung bình Xếp thứ Rất thích (4đ) Thích (3đ) Bình thƣờng (2đ) Không thích (1đ) 1 Thuyết trình 277 296 310 593 2,17 9 2 Đàm thoại 267 301 425 483 2,24 8 3 Đọc chép 114 128 144 1090 1,50 10 4 Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa,...

291 319 355 511 2,26 7

5 Tổ chức học theo nhóm 312 324 518 322 2,42 6

6 Sử dụng tranh ảnh, biểu

đồ, đồ thị,... 378 413 334 351 2,55 5

7 Chiếu băng, đĩa Video 399 471 326 280 2,67 4

8 Sử dụng thiết bị, thí

nghiệm, mô phỏng 782 487 164 43 3,36 2

9 Sử dụng máy chiếu qua

đầu (OverHead) 428 569 227 252 2,79 3

10

Sử dụng giáo án điện tử, máy vi tính, máy chiếu đa chức năng (Projector).

998 427 49 2 3,64 1

Cộng 4246 3735 2852 3927

Qua tổng hợp kết quả tính đánh giá của học sinh về các phƣơng pháp dạy học của giáo viên ta thấy:

- Ở phƣơng pháp 8, 10: Học sinh đánh giá cao phƣơng pháp sử dụng máy tính, máy chiếu đa chức năng trong giảng dạy (xếp thứ 1) và sử dụng các thí nghiệm mô phỏng trong giảng dạy (xếp thứ 2). Ngoài ra ta cũng thấy điểm trung bình đƣợc đánh giá ở mức độ Khá.

- Các phƣơng pháp khác (trừ phƣơng pháp thứ 3) đƣợc đánh giá và cho điểm ở mức Trung bình (từ 2-3 điểm).

- Phƣơng pháp đọc chép (phƣơng pháp thứ 3) cho thấy học sinh đánh giá ở điểm trung bình ở mức độ Thấp (1,5 điểm).

Nhận xét chung: Học sinh rất thích học tập nếu giáo viên ứng dụng các công nghệ hoặc thiết bị dạy học nhƣ: máy vi tính, máy chiếu đa chức năng, giáo án điện tử (xếp thứ 1); sử dụng các thiết bị mô phỏng, thí nghiệm ảo (xếp thứ 2), sử dụng máy chiếu qua đầu, băng đĩa, Video (xếp thứ 3, 4). Học sinh không thích học nếu giáo viên vẫn áp dụng các phƣơng pháp truyền thống nhƣ: đàm thoại, thuyết trình hay đọc chép (xếp thứ 8, 9, 10).

2.4. Đánh giá những mặt khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Lạc, quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

2.4.1. Thuận lợi

Huyện Yên Lạc có truyền thống hiếu học, phong trào thi đua trong học tập rất cao. Các phong trào thi đua và kết quả học tập đều đạt kết quả cao so với các huyện thị khác trong tỉnh (Trƣờng THPT Yên Lạc luôn ở nhóm 1 của tỉnh, kết quả thi ĐH,CĐ hằng năm đều xếp trong TOP 100 trƣờng có điểm bình quân cao nhất cả nƣớc; THPT Yên Lạc 2 trong TOP 300; các trƣờng THPT Đồng Đậu và Phạm Công Bình mới chuyển đổi từ hệ Bán công sang Công lập xong cũng đã có nhiều cố gắng và xếp hạng cao trong số các trƣờng cùng loại trong tỉnh Vĩnh Phúc), với sự đầu tƣ về CSVC ngày càng nhiều hơn cho giáo dục của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc thì đây thực sự là điều

kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trƣờng học. Bên cạnh đó lại có đội ngũ CBQL năng động, nhiệt tình có trình độ quản lý là động lực thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, đƣợc tiếp thu nhiều công nghệ tiên tiến cũng là điều kiện tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Đây là những điểm mạnh của việc ứng dụng CNTT vào dạy học của các trƣờng THPT trong huyện.

2.4.2. Khó khăn

Mặc dù CSVC cho ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc đầu tƣ nhƣng còn rất thiếu thốn so với yêu cầu của việc mở rộng ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, việc đổi mới dạy học bằng CNTT nói riêng: Tỷ lệ số học sinh trên một máy mức độ không cao, tỷ lệ các thiết bị dạy học bằng CNTT trên một lớp học còn rất thấp. Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC, hạ tầng CNTT còn rất thấp, số giờ dạy có sử dụng CNTT còn rất thấp so với khả năng của thiết bị CNTT đã đƣợc đầu tƣ-điều này cho thấy công tác quản lý việc khai thác sử dụng thiết bị CNTT vào dạy học còn hạn chế.

Đƣờng truyền internet đã có ở tất cả các trƣờng nhƣng đƣờng truyền nội bộ có chất lƣợng thấp và thƣờng có khoảng cách xa từ modem tổng đến các phòng máy tính và các phòng chức năng khác (các phòng chức năng đặt ở nhiều dãy nhà cách xa nhau). Giáo viên ít đƣợc truy cập và khai thác thông tin trên mạng thƣờng xuyên, việc dạy học qua mạng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa đi vào thực hiện.

Việc xây dựng CSDL dùng chung cho giáo viên trong trƣờng chƣa đƣợc triển khai, còn CSDL của từng nhóm giáo viên (thƣờng là cùng dạy 1 môn) trong 1 trƣờng còn nghèo nàn chƣa bắt kịp với xu hƣớng của thời đại.

Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc thực hiện tƣơng đối đồng bộ, từ việc xây dựng kế hoạch tới việc hƣớng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều hạn chế bởi hầu hết mới đƣợc thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chung khác chứ chƣa thành một hoạt động thƣờng xuyên khoa học.

2.4.3. Tồn tại và yếu kém

Nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý còn thiếu, còn yếu cả trong nhận thức, đào tạo bồi dƣỡng, trong kỹ năng tổ chức quản lý hệ thống, kỹ năng xử lý khai thác thông tin và các kỹ năng tác nghiệp.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý thiết bị thiếu, tỷ lệ máy tính trong các trƣờng còn thấp về số lƣợng, kém về chất lƣợng.

Công tác bảo quản, bảo trì chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến máy móc hƣ hỏng nhiều.

2.4.4. Nguyên nhân của tồn tại yếu kém

Thứ nhất, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục chậm đổi mới về tƣ duy,

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59)