Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT

Bảng 2.3 dƣới đây cho thấy thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT vào dạy học của các trƣờng đã có nhiều cải thiện song còn ở mức hạn chế:

Bảng 2.3. Tình hình CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong các trƣờng THPT

TT Trƣờng THPT

Máy tính Máy in,

Máy photo Máy chiếu projector Phòng máy tính Phòng đa năng Các thiết bị hố trợ khác Tổng Dùng đƣợc Tổng Dùng đƣợc Tổng Dùng đƣợc 1 Yên Lạc 60 55 9 9 25 23 2 0 5 2 Yên Lạc 2 48 47 8 7 13 12 2 0 4 3 Đồng Đậu 43 40 7 7 10 10 2 0 3 4 Phạm Công Bình 51 47 7 7 9 9 2 0 3 TỔNG 202 189 31 30 57 54 8 0 15

1. Phòng máy tính và máy tính:

Cả 4 nhà trƣờng trong huyện đều đã trang bị 2 phòng máy tính phục vụ cho việc dạy học tin học cho học sinh. Các trƣờng THPT đều trang bị máy tính sử dụng cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ dạy học. Các trƣờng đều bố trí từ 1 đến 3 phòng học chung (có lắp máy chiếu cố định, máy tính, đƣờng truyền Internet và các thiết bị hỗ trợ âm thanh khác) và một số máy tính dùng cho phòng đọc giáo viên (có kết nối Internet). Qua thực tiễn máy tính đƣợc trang bị theo nhiều đợt không đồng bộ, thời gian giữa các đợt quá dài dẫn đến máy tính mới đƣa về sử dụng đƣợc thì máy tính cũ đã xuống cấp.

Mặc dù có phòng máy tính nhƣng tỉ lệ phòng máy trên lớp học còn thấp nên việc dạy các giờ lý thuyết vẫn phải sắp xếp dạy tại các phòng học thƣờng hoặc các phòng học chung có sử dụng máy chiếu, ƣu tiên phòng máy tính cho việc giảng dạy các giờ thực hành. Hơn nữa, ngay cả trƣờng có đủ phòng để dạy tin học cũng không đủ để tiến hành tổ chức các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học một cách phong phú nhƣ học trên máy tính, học qua mạng…

100% các trƣờng đã nối mạng internet dùng cho quản lý và dạy học. Đây là một trong những thuận lợi để các trƣờng có thể đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Ngoài ra các trƣờng đều lắp đặt hệ thống wifi phủ sóng khắp trƣờng để hỗ trợ giảng dạy rất tốt cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.

2. Máy in, máy photocopy:

Với lƣợng máy in, máy photocopy hiện có của các trƣờng thì hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu phục vụ hành chính và nhu cầu dạy học trong nhà trƣờng nhƣ photo đề kiểm tra, tƣ liệu giảng dạy và học tập,… chƣa đáp ứng hết đƣợc các yêu cầu khác của cán bộ, giáo viên nhƣ soạn và in giáo án, photo đề kiểm tra, bài làm trắc nghiệm,…

3. Máy chiếu hắt:

Máy chiếu hắt là một phƣơng tiện kỹ thuật dạy học dễ sử dụng và rất tiện lợi cho việc tổ chức để thầy trò tiến hành các hoạt động dạy và học. Ƣu điểm

của máy chiếu hắt là có thể sử dụng lại các phiên bản giấy trong nhƣng số lƣợng máy chiếu hắt không nhiều, tỷ lệ máy chiếu trên mỗi một lớp học trong nhà trƣờng là rất thấp và gần đây giáo viên không thƣờng dùng loại máy này trong giảng dạy.

4. Máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể:

Một bộ máy chiếu đa năng + máy chiếu vật thể + một máy tính là một bộ thiết bị tƣơng đối hoàn hảo cho việc tổ chức dạy học có ứng dụng CNTT một cách sinh động và hiệu quả. Bảng 2.3 cho thấy các trƣờng đã đầu tƣ các trang thiết bị máy chiếu đa năng nhƣng còn rất hạn chế. Chỉ có 1 trƣờng (THPT Yên Lạc) có số lƣợng máy chiếu tƣơng đối đầy đủ, đƣợc lắp đặt trên hầu hết các phòng học, còn các trƣờng khác chỉ lắp đặt cố định đƣợc trên một số phòng học chung, số còn lại dùng di động khi giáo viên có nhu cầu. Với số lƣợng máy chiếu projector có trong một trƣờng nhƣ hiện nay nếu sử dụng tối đa thì tỷ lệ số giờ học sinh đƣợc học có sử dụng ứng dụng CNTT là rất thấp- khoảng 5% số giờ học.

Máy chiếu đa vật thể chƣa trƣờng nào có, giáo viên và học sinh chƣa đƣợc sử dụng và chƣa biết cách sử dụng.

5. Các thiết bị hỗ trợ khác:

Máy ảnh kỹ thuật số, máy quét ảnh, máy quay video là những thiết bị rất cần thiết cho việc chuẩn bị tƣ liệu dạy học và học theo yêu cầu đổi mới phƣơng pháp hiện nay. Tuy nhiên những trang thiết bị này vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ sâu, chƣa đƣợc trang bị cho các trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Các trƣờng đều có số học sinh nhiều, việc xã hội hóa giáo dục để trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy đƣợc tiến hành chƣa thật tốt do hầu hết là con em nông thôn còn khó khăn nhiều về kinh tế. Giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT phải tự chuẩn bị hoặc thuê ngƣời chuẩn bị (một số không biết làm) tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức.

6. Các phòng học bộ môn, phòng học đa năng:

Tất cả các trƣờng THPT đều thực hiện lắp đặt máy tính, máy chiếu cố định phục vụ cho việc tổ chức dạy học bằng giáo án điện tử (tại một số phòng học chung). Các phòng học bộ môn còn thiếu rất nhiều nên việc giảng dạy ứng dụng CNTT còn gây khó khăn cho giáo viên tham gia giảng dạy. Ngoài thời gian chuẩn bị bài dạy ở nhà, họ còn phải chuẩn bị phòng học có các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại nên dễ gây chán nản.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)