Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Trƣớc đây Yên Lạc là huyện thuần nông, trên 90% dân số làm nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ chƣa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực giao thông vận tải, điều kiện đi lại khó khăn, nguồn vốn ngân sách thấp.

Thực hiện đƣờng lối do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, những năm gần đây kinh tế Yên Lạc đã phát triển khá toàn diện. Công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại du lịch, tài chính ngân hàng có bƣớc phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực.

Giao thông, công nghiệp, xây dựng và môi trƣờng, các tuyến đƣờng trên địa bàn huyện đến nay đã cơ bản nhựa hoá, bê tông hoá, gạch hoá tổng giá trị xây dựng giao thông trên 100 tỷ đồng, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Huyện đã vinh dự đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào xây dựng giao thông toàn quốc.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bƣớc phát triển mới, các doanh nghiệp, công ty TNHH đƣợc thành lập ngày càng nhiều, bƣớc đầu làm ăn có hiệu quả, các dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đang đƣợc triển khai, các khu công nghiệp đƣợc hình thành giải quyết đƣợc một số lƣợng lớn lao động có việc làm.

Bƣu chính viễn thông phát triển nhanh. Công tác phát hành báo chí đƣợc quan tâm chỉ đạo năm sau cao hơn năm trƣớc, nhịp độ tăng hàng năm là 27,85%. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

2.1.2.2. Tình hình văn hóa-xã hội

Yên Lạc vùng đất văn hiến, là một huyện đồng bằng thuộc Châu thổ sông Hồng có di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng (bằng chứng về ngƣời Việt cổ thời kì hậu đồ đá ở Việt Nam ) và nhiều di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng, trong đó có đền Bắc Cung thờ Đức Thánh Tản Viên đƣợc nhân dân trong vùng và ngoài tỉnh ngƣỡng mộ; có danh nhân Phạm Công Bình vị trạng nguyên đầu tiên của Vĩnh Phúc, làm quan đến chức Tể tƣớng (Triều Lý).

Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội của huyện bao gồm hệ thống giáo dục (từ giáo dục mầm mon đến giáo dục nghề), y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao… đã phát triển tƣơng đối toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt trình độ nhất nhì tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)