Vòng quay vốn chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 70)

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển của vốn vay, thể hiện thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm của ngân hàng đối với các món cho vay tiêu dùng. Tốc độ này nhanh thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là có hiệu quả, đồng vốn được thu hồi về, xoay vòng và sinh lợi cho ngân hàng. Hơn nữa, vòng quay vốn tín dụng cao cũng góp phần giảm nợ xấu cho ngân hàng, mặt khác giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lợi từ nguồn vốn, tránh ứ đọng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Qua bảng 4.5 ta thấy, vòng quay vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng khá cao vì hoạt động cho vay tiêu dùng thường là ngắn hạn. Vòng quay vốn đối với các khoản cho vay tiêu dùng có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung đều dao động trong khoảng từ 7 đến 9 vòng/năm (tương đương 1,5-2 tháng/vòng), điều này nói lên ngân hàng cho vay thu nợ hàng tháng. Trong đó, năm 2011 vòng quay vốn cho vay tiêu dùng là 7,81 vòng, cho thấy trong 1 năm ngân hàng có sự luân chuyển vốn vay tiêu dùng hơn 7 lần. Đến năm 2012, vòng quay này đã giảm xuống còn 6,9 vòng, do các món vay có xu hướng kéo dài thời hạn trả nợ và doanh số thu nợ tiêu dùng giảm trong khi dư nợ bình quân lại tăng do đó làm cho vòng quay này giảm trong năm 2012. Năm 2013, vòng quay này lại tăng lên là 9,44 vòng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân, thứ nhất là do doanh số thu nợ tăng trong khi dư nợ bình quân lại giảm, thứ hai là do các gói vay tiêu dùng có nhiều tiện ích và được khách hàng biết tới nhiều, khách hàng được nhân viên ngân hàng tư vấn trực tiếp về lợi ích của các gói sản phẩm phù hợp với mục đích vay, làm thời gian trả nợ được rút ngắn. Ngoài ra, do các kênh đầu tư khác không ổn định và rui ro cao làm cho khách hàng khi có vốn sẽ trả ngân hàng mà không đầu tư sinh lợi kéo dài thời gian trả nợ. Mặt khác, tình hình vòng quay vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng lên cũng thể hiện tâm lý mua sắm của người dân mạnh trở lại do nguồn trả nợ gần như là ổn định đối với các khách hàng làm công ăn lương.

Trên thực tế, các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ nên các hợp đồng tín dụng tiêu dùng thường tất toán sớm hơn so với thời hạn trên hồ sơ tín dụng được ký kết. Đồng thời, việc ngân hàng chủ trương cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này cũng là hợp lý vì với tình hình kinh tế đang biến động như hiện nay, chính sách tín dụng ngắn hạn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thời gian luân chuyển vốn ngắn, mỗi đồng vốn bỏ ra mau được thu hồi lại. Nhược điểm của

vòng quay vốn tín dụng khá cao là ngân hàng phải ký nhiều hợp đồng trong 1 thời kỳ, điều này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng.

Ngân hàng cần có những kế hoạch dài hạn để hạn chế nợ xấu ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ. Vì một khi để xảy ra nợ xấu thì để khắc phục nó cần rất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì phải trích lập một số tiền lớn dùng làm dự phòng cho rủi ro tín dụng.

4.4.6 Một vài mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

4.4.6.1 Dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động và nợ xấu trên dư nợ cho vay

- Giả sử dư nợ cho vay không thay đổi, nếu vốn huy động tăng lên sẽ làm cho chỉ tiêu dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động giảm xuống qua đó có thể thấy tín dụng tăng trưởng chưa tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì cho vay tiêu dùng thường có thời hạn ngắn hạn, ngân hàng sẽ tốn thêm chi phí tìm kiếm khách hàng mới, tái đầu tư, chi phí giao dịch, trả lãi…

- Nếu cho vay không hiệu quả, gây nợ quá hạn hoặc nợ xấu quá nhiều sẽ làm nguồn vốn của ngân hàng không thu hồi được và không thu được lãi, trong khi đó nguồn vốn này phải tính lãi hàng ngày cho khách hàng gửi tiền, làm cho chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên. Hơn nữa, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu của ngân hàng, khi đó có thể khách hàng sẽ không tin tưởng và họ rút tiền ra gửi vào ngân hàng khác. Lúc này không những ngân hàng mất khách hàng, mất nguồn vốn huy động mà còn tác động vào tâm lý khách hàng khi gửi tiền, dẫn đến khách hàng rút tiền ồ ạt gây mất thanh khoản nhanh dẫn đến phá sản.

4.4.6.2 Dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động và hệ số thu nợ

Giả sử doanh số thu nợ và dư nợ tiêu dùng không thay đổi:

- Nếu vốn huy động giảm trong khi nhu cầu vay tăng khi đó ngân hàng sẽ không đủ vốn để cấp tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận. Khi đó, ngân hàng phải điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên mà nguồn vốn này phải trả lãi suất cao hơn vốn huy động từ bên ngoài, điều này làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên làm cho hệ số thu nợ sẽ giảm xuống.

- Nếu huy động cao tăng cao hơn nhu cầu vay ngân hàng sẽ tốn nhiều chi phí trả lãi, dự trữ đồng thời làm cho tín dụng tăng trưởng thấp, ngân hàng giảm lợi nhuận làm cho đồng vốn huy động sử dụng không hiệu quả và làm cho chỉ tiêu dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động cũng giảm xuống.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN

THƠ – PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)