Dư nợ tiêu dùng trên tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 68)

Chỉ số dư nợ tiêu dùng trên tổng nguồn vốn là chỉ số thể hiện mức độ tập trung vào tín dụng của ngân hàng, xem ngân hàng đã đầu tư bao nhiêu nguồn vốn của mình vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Qua 3 năm, tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên tổng nguồn vốn đều sụt giảm qua các năm. Tỷ lệ này về cơ bản sẽ cho thấy ngân hàng đang ít đầu tư vào cho vay tiêu dùng khi mà tỷ lệ vốn dành cho nhóm này ngày càng giảm. Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vào cho vay tiêu dùng, do dư nợ tiêu dùng qua 3 năm đều giảm trong khi tổng nguồn vốn tại tăng qua 3 năm tuy tốc độ tăng không cao nhưng cũng ảnh hưởng làm cho chỉ số này giảm qua các năm. Ngoài ra, dư nợ tiêu dùng thấp là do các món cho vay tiêu dùng thường là ngắn hạn nên MHB Ninh Kiều đã thu hồi tốt các món nợ vay làm cho dư nợ tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ và làm cho hệ số này giảm vào năm 2012 là 17,31% và năm 2013 là 13,43%.

4.4.3 Nợ xấu trên dư nợ cho vay

Chỉ số nợ xấu tiêu dùng trên dư nợ (hay hệ số rủi ro tín dụng) là thước đo thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn, ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì ngân hàng hoạt động càng tốt. Lý tưởng nhất khi chỉ số này bằng 0, nhưng điều đó khó có khả năng xảy ra khi mà hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro sai hẹn đến từ đối tác, khách hàng. Theo thông lệ quốc tế và Việt Nam thì mức 3% được xem là giới hạn chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu. Qua bảng 4.5, ta thấy nơ xấu trên dư nợ tiêu dùng qua 3 năm đều dưới 1% thấp hơn mức qui định của NHNN là 3%, cho thấy chỉ số này tại ngân hàng vẫn nằm trong mức an toàn.

Trong khi năm 2011 nợ xấu trên dư nợ cho vay tiêu dùng là 0,191% thấp nhất trong 3 năm gần đây, do dư nợ tiêu dùng trong năm này cao trong khi nợ xấu lại thấp đã làm cho chỉ tiêu này thấp hơn 2 năm còn lại. Đến năm 2012, do dư nợ cho vay tiêu dùng giảm nhưng nợ xấu tiêu dùng trong năm 2012 lại tăng với tốc độ cao hơn nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tiêu dùng năm 2012 cao hơn 2 năm còn lại là 0,727%. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2012 nợ xấu của toàn ngành tăng cao và các doanh nghiệp, người dân cũng chịu ảnh hưởng chung của khó khăn kinh tế, nhiều hộ sản xuất kinh doanh không hiệu quả phải đóng cửa và có những khách hàng dùng số tiền vay để đầu tư vào mục đích riêng như chứng khoán, bất động sản, vàng nên khi các kênh đầu tư không còn sinh lời cao thì áp lực trả lãi vay bị dồn lại, không có nguồn trả nợ gốc. Năm 2013, nợ xấu trên dư nợ cho vay tiêu dùng đã giảm xuống là

0,309%, do năm này hoạt động thu nợ có khởi sắc hơn trong năm 2012 và nợ xấu đã giảm xuống, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ này giảm là do sự nỗ lực của nhiều phía: từ sự quản lý hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng; sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này cần được duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai.

4.4.4 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ là một trong những hệ số quan trọng đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Hệ số thu nợ được tính dựa trên hai đại lượng, doanh số thu nợ và doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số thu nợ ở đây là tính trong năm, nhưng khoản thu đó có thể là thu từ nợ năm trước hoặc trong năm, chứ không phải riêng những khoản vay trong năm đó.

Nhìn chung, hệ số thu nợ tiêu dùng của ngân hàng qua các năm luôn đạt ở mức cao và luôn cao hơn 95%. Năm 2011, hệ số thu nợ tiêu dùng là 95%, cho thấy tính đến thời điểm cuối năm 2011 có 95% lượng vốn ngân hàng cho khách hàng vay được thu hồi về. Năm 2012 hệ số thu nợ tiêu dùng là 105%, tăng so với năm 2011, do năm 2012 MHB Ninh Kiều thu hồi nợ vay nhiều hơn số lượng cho vay ra do thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ, chỉ tiêu cho vay cao làm cho các món vay từ năm 2011 cùng với món vay của năm 2012 được thu hồi tốt. Ngoài ra, do lãi suất có dấu hiệu giảm, nên khách hàng tranh thủ trả trước để chờ vay gói mới với lãi suất tốt hơn hoặc ngừng hẳn vay để giảm bớt khoản lãi không cần thiết.

Năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng và doanh số thu nợ tiêu dùng tăng hơn so với năm 2012 nhưng tăng với tốc độ khác nhau. Trong khi doanh số thu nợ tiêu dùng tăng chỉ 6,06% nhưng doanh số cho vay tiêu dùng tăng hơn là 10,40% do đó đã làm cho hệ số thu nợ giảm thấp hơn năm 2012 là 101%. Tuy hệ số này giảm nhưng vẫn là một con số tương đối cao và chênh lệch không nhiều so với năm 2012. Có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ khi nợ gần đến hạn nên đã làm cho kết quả thu hồi nợ tốt.

4.4.5 Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển của vốn vay, thể hiện thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm của ngân hàng đối với các món cho vay tiêu dùng. Tốc độ này nhanh thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là có hiệu quả, đồng vốn được thu hồi về, xoay vòng và sinh lợi cho ngân hàng. Hơn nữa, vòng quay vốn tín dụng cao cũng góp phần giảm nợ xấu cho ngân hàng, mặt khác giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lợi từ nguồn vốn, tránh ứ đọng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Qua bảng 4.5 ta thấy, vòng quay vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng khá cao vì hoạt động cho vay tiêu dùng thường là ngắn hạn. Vòng quay vốn đối với các khoản cho vay tiêu dùng có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung đều dao động trong khoảng từ 7 đến 9 vòng/năm (tương đương 1,5-2 tháng/vòng), điều này nói lên ngân hàng cho vay thu nợ hàng tháng. Trong đó, năm 2011 vòng quay vốn cho vay tiêu dùng là 7,81 vòng, cho thấy trong 1 năm ngân hàng có sự luân chuyển vốn vay tiêu dùng hơn 7 lần. Đến năm 2012, vòng quay này đã giảm xuống còn 6,9 vòng, do các món vay có xu hướng kéo dài thời hạn trả nợ và doanh số thu nợ tiêu dùng giảm trong khi dư nợ bình quân lại tăng do đó làm cho vòng quay này giảm trong năm 2012. Năm 2013, vòng quay này lại tăng lên là 9,44 vòng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân, thứ nhất là do doanh số thu nợ tăng trong khi dư nợ bình quân lại giảm, thứ hai là do các gói vay tiêu dùng có nhiều tiện ích và được khách hàng biết tới nhiều, khách hàng được nhân viên ngân hàng tư vấn trực tiếp về lợi ích của các gói sản phẩm phù hợp với mục đích vay, làm thời gian trả nợ được rút ngắn. Ngoài ra, do các kênh đầu tư khác không ổn định và rui ro cao làm cho khách hàng khi có vốn sẽ trả ngân hàng mà không đầu tư sinh lợi kéo dài thời gian trả nợ. Mặt khác, tình hình vòng quay vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng lên cũng thể hiện tâm lý mua sắm của người dân mạnh trở lại do nguồn trả nợ gần như là ổn định đối với các khách hàng làm công ăn lương.

Trên thực tế, các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ nên các hợp đồng tín dụng tiêu dùng thường tất toán sớm hơn so với thời hạn trên hồ sơ tín dụng được ký kết. Đồng thời, việc ngân hàng chủ trương cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này cũng là hợp lý vì với tình hình kinh tế đang biến động như hiện nay, chính sách tín dụng ngắn hạn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thời gian luân chuyển vốn ngắn, mỗi đồng vốn bỏ ra mau được thu hồi lại. Nhược điểm của

vòng quay vốn tín dụng khá cao là ngân hàng phải ký nhiều hợp đồng trong 1 thời kỳ, điều này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng.

Ngân hàng cần có những kế hoạch dài hạn để hạn chế nợ xấu ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ. Vì một khi để xảy ra nợ xấu thì để khắc phục nó cần rất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì phải trích lập một số tiền lớn dùng làm dự phòng cho rủi ro tín dụng.

4.4.6 Một vài mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

4.4.6.1 Dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động và nợ xấu trên dư nợ cho vay

- Giả sử dư nợ cho vay không thay đổi, nếu vốn huy động tăng lên sẽ làm cho chỉ tiêu dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động giảm xuống qua đó có thể thấy tín dụng tăng trưởng chưa tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì cho vay tiêu dùng thường có thời hạn ngắn hạn, ngân hàng sẽ tốn thêm chi phí tìm kiếm khách hàng mới, tái đầu tư, chi phí giao dịch, trả lãi…

- Nếu cho vay không hiệu quả, gây nợ quá hạn hoặc nợ xấu quá nhiều sẽ làm nguồn vốn của ngân hàng không thu hồi được và không thu được lãi, trong khi đó nguồn vốn này phải tính lãi hàng ngày cho khách hàng gửi tiền, làm cho chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên. Hơn nữa, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu của ngân hàng, khi đó có thể khách hàng sẽ không tin tưởng và họ rút tiền ra gửi vào ngân hàng khác. Lúc này không những ngân hàng mất khách hàng, mất nguồn vốn huy động mà còn tác động vào tâm lý khách hàng khi gửi tiền, dẫn đến khách hàng rút tiền ồ ạt gây mất thanh khoản nhanh dẫn đến phá sản.

4.4.6.2 Dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động và hệ số thu nợ

Giả sử doanh số thu nợ và dư nợ tiêu dùng không thay đổi:

- Nếu vốn huy động giảm trong khi nhu cầu vay tăng khi đó ngân hàng sẽ không đủ vốn để cấp tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận. Khi đó, ngân hàng phải điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên mà nguồn vốn này phải trả lãi suất cao hơn vốn huy động từ bên ngoài, điều này làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên làm cho hệ số thu nợ sẽ giảm xuống.

- Nếu huy động cao tăng cao hơn nhu cầu vay ngân hàng sẽ tốn nhiều chi phí trả lãi, dự trữ đồng thời làm cho tín dụng tăng trưởng thấp, ngân hàng giảm lợi nhuận làm cho đồng vốn huy động sử dụng không hiệu quả và làm cho chỉ tiêu dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động cũng giảm xuống.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN

THƠ – PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU

5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TIÊU DÙNG

Căn cứ vào tình hình hiện tại của ngân hàng và nền kinh tế hiện nay, tiến hành phân tích ma trận SWOT nhằm thấy được những cơ hội và thách thức đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, từ đó đưa ra những chiến lược nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm yếu để tận dụng những cơ hội bên ngoài và né tránh các nguy cơ đe dọa đối với sự phát triển của ngân hàng.

5.1.1 Điểm mạnh (S)

- S1: MHB Ninh Kiều có địa thế thuận lợi nằm ở trung tâm TP. Cần Thơ, các máy ATM được phân bổ rộng khắp thành phố, tạo thuận tiện giao dịch cho khách hàng.

- S2: Đội ngũ nhân viên trẻ và năng động có trình độ chuyên môn cao kết hợp với các cán bộ nhân viên có thâm niên cao có nhiều kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, gắn bó.

- S3: Có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, cá nhân tại địa bàn hoạt động.

- S4: Ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh, với nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

5.1.2 Điểm yếu (W)

- W1: Hoạt động cho vay tiêu dùng chưa được đa dạng và phong phú, còn hạn chế về mặt số lượng và qui mô cho vay. Sản phẩm cho vay cũng như huy động chưa mang tính khác biệt cao so với các ngân hàng khác.

- W2: Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí để tìm kiếm khách hàng mới và thẩm định món vay, tốn nhiều chi phí khi đi thu nợ và chi phí tái đầu tư.

- W3: Chiến lược Maketing quảng bá hình ảnh, thương hiệu của MHB Ninh Kiều vẫn chưa được đẩy mạnh thực hiện, các chương trình khuyến mãi chưa được chú trọng.

5.1.3 Cơ hội (O)

- O1: Tình hình kinh tế TP. Cần Thơ đang phát triển một cách nhanh chóng, điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định.

- O2: Thu nhập người dân đang ngày càng tăng cao và quy mô các doanh nghiệp tăng nhanh làm cho nhu cầu về vốn cũng tăng.

- O3: Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn phát triển khá nhộn nhịp, nhu cầu thanh toán ngày càng tăng người dân có xu hướng tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua các thiết bị điện tử.

- O4: Nhiều lĩnh vực tiêu dùng đang ngày càng phát triển như du học, ô tô, nhà đất... sẽ có nhiều cơ hội cho ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

5.1.4 Thách thức (T)

- T1: Sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngoài đều có chi nhánh trên cùng địa bàn thành phố làm cho thị phần của MHB Ninh Kiều dần bị thu hẹp dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng chưa cao.

- T2: Sự biến động về tỷ giá và thay đổi của lãi suất đã làm hạn chế hoạt động của ngân hàng.

- T3: Hệ thống quản lý thông tin cá nhân còn kém phát triển, bởi một phần tâm lý e ngại tiết lộ thông tin dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đầy đủ.

- T4: Một số qui định pháp luật và cơ chế quản lý như thủ tục cấp sổ đỏ, cấp đăng ký xe ô tô… còn khó khăn, phức tạp gây tâm lý e ngại cho khách hàng và khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định tài sản đảm bảo.

- T5: Người dân còn có thói quen sử dụng tiền mặt mà chưa quen thanh toán bằng thẻ.

Bảng 5.1 Ma trận SWOT S W O T ĐIỂM MẠNH (S) S1: có địa thế nằm ở trung tâm thành phố S2: đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp

S3: có quan hệ rộng rãi với doanh nghiệp, cá nhân S4: năng lực tài chính vững mạnh, nguồn vốn dồi dào ĐIỂM YẾU (W) W1: sản phẩm cho vay chưa đa dạng, phong phú, chưa mang tính khác biệt

W2: tốn nhiều chi phí khi thẩm định món vay, thu nợ, tái đầu tư.

W3: chưa chú trọng quảng bá hình ảnh, các chương trình khuyến mãi

CƠ HỘI (O)

O1: điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định

O2: thu nhập người dân đang ngày càng tăng cao O3: thị trường hàng hóa phát triển, nhu cầu thanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 68)