Qui trình chovay tại MHB Ninh Kiều

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 32)

3.5.1 Điều kiện vay vốn

Chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự, có đăng ký thường trú tại địa phương nơi chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long hoạt động và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật Việt Nam;

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (nợ gốc, nợ lãi, chi phí khác nếu có);

Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống trong nước khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật; trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài phải thực hiện đúng theo qui định của NHNN VN và phải được sự phê duyệt của Tổng Giám đốc NHPTN ĐBSCL;

Có vốn tự có tối thiểu là 15% tổng vốn đầu tư của dự án, phương án đề ngị vay vốn và không thấp hơn mức vốn tự có tham gia vào từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống do TGĐ hướng dẫn cho từng đối tượng vay vốn. Trường hợp đặc biệt, phải được sự phê duyệt của Tổng Giám đốc NHPTN ĐBSCL;

Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ, của Thống đốc NHNN và hướng dẫn của NHPTN ĐBSCL.

3.5.2 Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí trong quá trình SXKD của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

+ Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và đầu tư phát triển.

+ Số tiền vay để trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao.

3.5.3 Lãi suất cho vay

Mức lãi suất cho vay do chi nhánh NHPTN ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận theo lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi phù hợp với qui định của NHNN và hướng dẫn định giá cho vay của NHPTN ĐBSCL tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng. Chi nhánh NHPTN ĐBSCL nơi cho vay phải công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.

Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo qui định của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN và NHPTN ĐBSCL .

Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo mức qui định của Thống đốc NHNN và hướng dẫn của NHPTN ĐBSCL nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. Trong trường hợp có qui định thay đổi về lãi suất và các trường hợp cần thiết, khi khách hàng và NHPTN ĐBSCL có nhu cầu, chi nhánh NHPTN ĐBSCL nơi cho vay cùng khách hàng thỏa thuận mức lãi suất cho vay mới và ghi bổ sung vào hợp đồng tín dụng. Giám đốc chi nhánh NHPTN ĐBSCL nơi cho vay được quyền quyết định mức lãi suất thay đổi theo hướng dẫn về định giá cho vay của NHPTN ĐBSCL đối với các khoản vay còn dư nợ trong thẩm quyền phán quyết cho vay tại thời điểm điều chính lãi suất.

3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CN CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Ngân hàng cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các mục cho vay và đầu tư, tiết kiệm chi phí. Vì thế, khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nó sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng được những thành tựu và khó khăn của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động của mình. Tình hình kinh doanh của MHB Ninh Kiều đã từng bước được cải thiện, đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua. Cụ thể, ta đi vào xem xét và phân tích một số chỉ tiêu của bảng KQHĐKD trong giai đoạn 2011-2013.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011- 2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 17.178 14.505 13.868 (2.673) (15,56) (637) (4,39) Từ lãi 15.779 12.837 12.465 (2.942) (18,65) (372) (2,90) Ngoài lãi 1.399 1.668 1.403 269 19,23 (265) (15,89) 2. Chi phí 15.003 12.169 10.967 (2.834) (18,89) (1.202) (9,88) Từ lãi 11.390 8.518 6.327 (2.872) (25,22) (2.191) (25,72) Ngoài lãi 3.613 3.651 4.640 38 1,05 989 27,09 3. Lợi nhuận 2.175 2.336 2.901 161 7,4 565 24,19

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB Ninh Kiều, 2011-2013

3.6.1 Thu nhập

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng cần tìm biện pháp để tăng thu nhập và giảm chi phí. Vì vậy để tìm ra biện pháp tăng thu nhập thì ta cần phải phân tích các khoản thu nhập của năm trước để thấy những khoản thu nhập có phát huy thêm hoặc giảm đi nhằm góp phần làm tăng tổng thu nhập của ngân hàng.

Nhìn chung trong giai đoạn 2011 đến năm 2013 thu nhập của ngân hàng đều giảm trong đó giảm mạnh nhất trong năm 2012, năm 2013 có tốc độ giảm chậm hơn. Năm 2012 là một năm khó khăn trong hoạt động ngân hàng, các khoản nợ của những năm trước để lại chưa thu được, cùng với đó là việc cho vay khó khăn, khách hàng vay không trả được nợ, dẫn đến hậu quả là nợ xấu nên ngân hàng phải trích lập dự phòng dẫn đến lợi nhuận của MHB Ninh Kiều sụt giảm. Tại hầu hết các NHTM ở nước ta hiện nay, tỷ trọng nguồn thu từ tín dụng vẫn còn chiếm rất cao 80%-90%, việc tín dụng tăng trưởng thấp trong năm 2012 đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành ngân hàng nói chung và MHB Ninh Kiều nói riêng. Trong đó, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập nhưng việc thu nhập từ lãi này giảm trong giai đoạn 2011-2013 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế sau khủng hoảng, SXKD thu hẹp làm giảm lượng vốn cho vay của ngân hàng nên đã ảnh hưởng đến thu nhập chung. Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng trong năm 2012 là do người

dân sử dụng thẻ ATM, chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi trong giao dịch nhiều hơn. Qua đó có thể thấy trong năm 2012 PGD đã chú trọng đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng ngày càng tốt và nhiều tiện lợi nhằm thu lại lợi nhuận ít rủi ro đồng thời phân tán rủi ro từ hoạt động cho vay đối với khách hàng. Tuy thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng là một nguồn thu nhập đáng kể của ngân hàng góp phần bù đắp sự sụt giảm của chi phí từ lãi. Tốc độ tăng trưởng thấp là một dấu hiệu không tốt vì ngân hàng quá phụ thuộc vào hoạt động cho vay, làm cho áp lực khi hiệu quả tín dụng suy giảm sẽ càng lớn hơn do ngân hàng chỉ xuất phát chủ yếu từ một nguồn do đó đã làm cho thu nhập trong năm 2012 giảm sút còn 14.505 triệu đồng.

Bước sang năm 2013, một năm đầy khó khăn và thách thức cho hệ thống ngân hàng. Việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận là áp lực đè nặng tại các NHTM, do bối cảnh chung của nền kinh tế một phần, trực tiếp hơn là sự thay đổi của chính sách tiền tệ. Mặt bằng chung của lãi suất huy động và cho vay đã giảm từ 9%-12% và chính sách điều hành tiền tệ của NHNN đã góp phần ổn định về lãi suất cho vay cũng như huy động. Các doanh nghiệp, cá nhân hạn chế vay vốn ngân hàng, buộc ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay khiến chênh lệch lãi suất huy động và cho vay giảm xuống đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của MHB Ninh Kiều trong năm 2013 là 13.868 triệu đồng, tương đương giảm 4,39% so với năm 2012, trong đó là sự giảm sút của thu nhập từ lãi và cả thu nhập ngoài lãi. Nguồn thu nhập ngoài lãi chủ yếu là thu nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ thanh toán, thu dịch vụ khác... Tại MHB Ninh Kiều các hoạt động dịch vụ này còn chưa phát triển mạnh nên nguồn thu này chiếm dưới 20% tổng thu nhập. Ngân hàng cần cơ cấu thu nhập để đầu tư sâu rộng hơn vào các hoạt động dịch vụ của mình để giảm đi sự tác động của kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình đồng thời cần đầu tư nhiều vào các sản phẩm dịch vụ nhằm phân tán rủi ro và góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho PGD.

Tóm lại, thu nhập của ngân hàng qua các năm gần đây có sự sụt giảm đáng kể nguyên nhân là do trong giai đoạn này nợ xấu vẫn là mối đe dọa tăng trưởng tín dụng, hoạt động cho vay có phần hạn chế hơn dẫn đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng giảm sút, trong khi chi phí đầu vào khó có thể cắt giảm hơn nữa. Trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi có tăng trưởng nhưng không đều qua các năm. Ngân hàng cần có sự điều chỉnh thích hợp để cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng trưởng, gia tăng tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần giúp hoạt động của ngân hàng bền vững hơn.

3.6.2 Chi phí

Đi cùng với sự sụt giảm của tổng thu nhập là sự sụt giảm của tổng chi phí. Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng chi phí của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2012, chi phí của ngân hàng giảm so với năm 2011 là 2.835 triệu đồng do năm 2012 lãi suất huy động ngắn hạn đã giảm xuống còn 9,3%, giảm từ 3% - 6%/năm. Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng Chỉ thị 06/CT-NHNN của Thống đốc NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Trong đó, yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động làm cho tổng chi phí giảm xuống. Xét về cơ cấu, tương tự như tổng thu nhập, chi phí từ lãi của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với chi phí ngoài lãi do đó chi phí từ lãi giảm đã làm cho tổng chi phí giảm theo, các chi phí từ lãi này chủ yếu là từ huy động vốn tại địa bàn quận Ninh Kiều. Trong khi đó, đi cùng với hoạt động cho vay sôi nổi là vấn đề chạy đua trong lãi suất huy động với lãi suất cạnh tranh nhau giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn để thu hút mạnh nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, do sự điều chỉnh lãi suất huy động của NHNN xuống 9%/năm thì gửi tiền dường như không còn là kênh đầu tư thu hút khách hàng như năm 2011 nên đã làm cho chi phí từ lãi giảm liên tục qua các năm gần đây. Ngoài ra, trong năm này chi phí ngoài lãi tăng là do việc lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu là nguyên nhân kéo theo sự tăng lên của khoản chi phí này.

Năm 2013 là một năm khó khăn cho cả huy động vốn và cho vay, khi mà các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp khó khăn. Những thông tin nổi bật trong ngành ngân hàng như các vụ sáp nhập các ngân hàng nhỏ để tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng còn non yếu của Việt Nam hay bê bối của nhiều lãnh đạo ngân hàng liên quan đến pháp luật đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng vào uy tín của ngân hàng, dẫn đến tình hình huy động vốn của phòng giao dịch trên địa bàn TP. Cần Thơ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, do đó đã làm cho tổng chi phí của MHB Ninh Kiều tiếp tục giảm trong năm 2013 là 10.967 triệu đồng. Trong đó, chi phí từ lãi trong năm 2013 cũng giảm với tốc độ giảm gần bằng với tốc độ giảm năm 2012 (trên 25%). Do hoạt động huy động vốn trong năm 2013 giảm kéo theo sự sụt giảm của chi phí trả lãi. Ngoài ra, sự sụt giảm chi phí trong năm 2013 là do lãi suất huy động quá thấp, người dân giảm nhu cầu tiết kiệm ngân hàng để đầu tư sang các lĩnh vực hấp dẫn hơn. Ngoài chi phí từ lãi thì chi phí ngoài lãi tuy tỷ trọng thấp nhưng cũng có sự ảnh hưởng qua lại đến hoạt động của ngân hàng. Năm 2013 chi phí ngoài lãi tăng là do ngân hàng chi cho đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho việc

thanh toán, phát triển thêm nhiều tiện ích, hỗ trợ công tác, tiền lương cũng như các chi phí phát sinh khác ảnh hưởng đến chi phí ngoài lãi của ngân hàng. Chi phí ngoài lãi tăng trong khi thu nhập ngoài lãi giảm cho thấy tình hình ngày càng phức tạp và khó khăn cho ngân hàng.

3.6.3 Lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào tăng trưởng của tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó, các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những qui định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình.

Ta thấy lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận này tăng lên 2.336 triệu đồng, đến năm 2013 tiếp tục tăng lên là 2.901 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng không đồng đều của lợi nhuận và chi phí, tuy thu nhập và chi phí đều giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm của tổng thu nhập thấp hơn tốc độ giảm của tổng chi phí. Tuy mức tăng này còn thấp nhưng qua đó có thể thấy sự nỗ lực của tập thể cán bộ ngân hàng trong tình hình kinh tế khó khăn vừa qua. Qua đó, có thể thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá tốt và khả quan trong tình hình khó khăn chung như hiện nay.

Trong các năm gần đây, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn do các chi nhánh, PGD trên địa bàn cạnh tranh nhau không ngừng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, điều này đã đem lại không ít áp lực và khó khăn cho PGD Ninh Kiều. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực không ngừng của MHB Ninh Kiều với mục tiêu từ đầu là xây dựng được mối quan hệ lâu năm, thân thiết giữa khách hàng và ngân hàng đã làm cho ngân hàng có được lượng khách hàng thân thuộc ngày càng tăng và hình ảnh MHB Ninh Kiều ngày càng được nâng cao, chính điều này đã góp phần không nhỏ vào sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với tiêu chí phục vụ khách hàng thân thiện, nhiệt tình, tư vấn cho khách hàng khi có nhu cầu đã tạo cho PGD lượng khách hàng ổn định và tạo lòng tin đối với khách hàng trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.7.1 Thuận lợi 3.7.1 Thuận lợi

Ngân hàng được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành và Ban lãnh đạo MHB trong quá trình hoạt động.

Các thủ tục hành chính, quy trình giao dịch được nhân viên ngân hàng hướng dẫn nhiệt tình đến người dân thuận lợi giúp khách hàng hoàn thành các thủ tục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, ngân hàng còn nằm ở vị trí trung tâm TP.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 32)