Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 39)

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tập trung ưu tiên cho các tín dụng về an sinh xã hôi, phát triển hạ tầng chăm lo ổn định đời sống cho nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là vùng ĐBSCL.

Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý theo kế hoạch và thực hiện tốt các chỉ tiêu tăng trưởng về nguồn vốn. Chủ động phân tích nợ quá hạn và đề ra các giải pháp khắc phục nợ xấu.

Đảm bảo khả năng thanh toán và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ – PHÒNG

GIAO DỊCH NINH KIỀU

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI MHB NINH KIỀU 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011 - 2013

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động của ngân hàng. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và của cả toàn nền kinh tế. Thực tế bất kỳ NHTM nào thì vốn huy động cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, MHB Ninh kiều cũng không ngoại lệ. Cơ cấu nguồn vốn của MHB Ninh Kiều từ 3 nguồn: vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua, từ đó cho thấy vốn huy động luôn được các lãnh đạo ngân hàng quan tâm và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn của MHB Ninh Kiều trong những năm gần đây, ta đi vào phân tích các số liệu cụ thể.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 94.235 82.198 71.598 (12.037) (12,77) (10.600) (12,90) Vốn điều chuyển 3.874 23.980 50.005 20.106 519 26.025 108,53 Vốn khác 4.828 3.526 3.636 (1.302) (26,97) 110 3,12 Tổng nguồn vốn 102.937 109.704 125.239 6.767 6,57 15.535 14,16

4.1.1.1 Vốn huy động

Qua bảng 4.1, cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động chiếm trên 50% nhưng vốn huy động này lại đang giảm dần trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2011 vốn huy động đạt 94.235 triệu đồng cao nhất trong giai đoạn 2011-2013, đến năm 2012 nguồn vốn này giảm còn 82.198 triệu đồng. Khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn tăng cao đã ảnh hưởng đến quá trình huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân và tổ chức kinh tế trên địa bàn TP. Cần Thơ. Đồng thời, việc hạ trần lãi suất huy động xuống còn 8%/năm của NHNN đã tạo ra khó khăn cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Đến năm 2013, vốn huy động của ngân hàng đạt 71.598 triệu đồng và tốc độ giảm gần bằng với tốc độ giảm năm 2012 (gần 13%). Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm nên lãi suất cho vay cũng giảm theo trong khi nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn vì ngân hàng sợ nợ xấu còn người dân có tiền nhàn rỗi thì lại nghe ngóng, chờ đợi lãi suất kỳ vọng lên cao hơn hoặc lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất cao để gửi nên đã có sự sụt giảm vốn huy động trong những năm gần đây. Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đến khách hàng nhưng vẫn chưa chú ý đến công tác tiếp thị quảng cáo cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết thông tin đầy đủ về các sản phẩm. Việc huy động vốn giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khi ngân hàng không đủ vốn để cho vay và buộc phải điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên. PGD Ninh Kiều nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự chủ cho ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng trong việc vay vốn từ ngân hàng cấp trên, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trong quá trình hoạt động.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng mạnh và tốc độ tăng rất cao. Trong đó, vào năm 2011 vốn này là 3.874 triệu đồng chỉ chiếm 3,76% trong tổng nguồn vốn. Qua đó cho thấy năm này ngân hàng đã có sự tự chủ đối với hoạt động của mình, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Đến năm 2012, vốn điều chuyển nhảy vọt lên rất cao với tốc độ tăng 519% và chiếm tỷ trọng 21,86% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do lượng vốn huy động trong năm giảm so với năm 2011 làm

cho PGD phải sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Đồng thời, nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh của khách hàng vào những tháng cuối năm khi lãi suất cho vay dần ổn định đã đẩy nhu cầu vay vốn tăng cao làm cho lượng vốn huy động không đủ đáp ứng.

Năm 2013, vốn điều chuyển đã tăng lên chiếm tỷ trọng 39,93% trong tổng nguồn vốn nên vốn điều chuyển trong năm là 50.005 triệu đồng. Tuy tốc độ tăng ít hơn năm 2012 nhưng điều này cũng phản ánh hoạt động của MHB Ninh Kiều còn phụ thuộc rất nhiều vào chi nhánh cấp trên, trong khi nguồn vốn huy động giảm trong năm 2013 thì ngân hàng không đủ vốn để cho vay. Ngân hàng nên tăng cường nguồn vốn huy động, phấn đấu sao cho nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao hơn vốn vay để giảm chi phí lãi vay đồng thời giảm bớt nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để tăng hiệu quả hoạt động.

4.1.1.3 Vốn khác

Từ hình 4.1, ta thấy vốn khác của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn trong 3 năm (dưới 5%). Năm 2012, vốn này giảm xuống còn 3.526 triệu đồng dù kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng khả quan, lợi nhuận tăng nhưng do nợ xấu cũng tăng vọt làm cho nguồn quỹ của ngân hàng sụt giảm dẫn đến vốn khác giảm theo. Năm 2013, vốn khác tăng nhẹ với tốc độ tăng là 3,12% so với năm 2012 và tỷ trọng giảm xuống còn 2,9%. Nguồn vốn khăc tăng lên là do lợi nhuận giữ lại của ngân hàng ngày càng tăng và các quỹ lũy kế qua các năm cũng không ngừng tăng lên. Có thể thấy ngoài sự tăng lên của vốn huy động và vốn điều chuyển thì vốn khác cũng đang ngày càng đóng góp vai trò lớn hơn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, làm tăng vốn giúp cho ngân hàng ít phụ thuộc hơn vào vốn điều chuyển.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm.

Nhìn một cách sơ bộ thì đây là một kết quả khá tốt của ngân hàng nhưng khi phân tích từng khoản mục trong tổng nguồn vốn thì ta thấy mặc dù tổng nguồn vốn liên tục tăng nhưng tốc độ tăng của vốn điều chuyển lại cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Ngân hàng cần hạn chế tối đa vốn điều chuyển và tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để đảm bảo khả năng cho vay của ngân hàng.

4.1.2 Tình hình huy động vốn của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011-2013 2013

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng tạo tiền đề cho nghiệp vụ tín dụng. Vì vậy, ta cần phân tích tình hình huy động vốn của MHB Ninh Kiều thông qua bảng số liệu để biết ngân hàng huy động được vốn thông qua những nguồn nào. Qua bảng số liệu 4.2, ta thấy vốn huy động của ngân hàng gồm có huy động bằng tiền gửi của TCKT, dân cư (gồm có tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm) và phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi TCKT, dân cư 90.094 82.198 71.598 (7.896) (8,76) (10.600) (12.90)

Tiền gửi thanh toán 1.979 2.521 1.919 542 27,39 (602) (23,88)

Tiền gửi tiết kiệm 88.115 79.677 69.679 (8.438) (9,58) (9.998) (12,55)

2. Phát hành giấy tờ có giá 4.141 0 0 (4.141) (100) 0 -

Tổng vốn huy động 94.235 82.198 71.598 (12.037) (12,77) (10.600) (12,90)

4.1.2.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư

- Tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình nên tỷ trọng tương đối thấp trong tiền gửi của TCKT. Đối với loại tiền gửi này khách hàng sẽ được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Năm 2012, ngân hàng đã tăng cường huy động vốn với nhiều chương trình khuyến mãi và nhiều tiện ích hơn nên tiền gửi trong năm này tăng lên 2.521 triệu đồng Đến năm 2013, tiền gửi thanh toán đã giảm xuống nguyên nhân do năm 2013 các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, phá sản, sản xuất kinh doanh bị đình trệ nên các doanh nghiệp không có nhu cầu gửi tiền để thanh toán cũng như không có lãi để gửi có kỳ hạn. Tuy đây là loại tiền gửi tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư nhưng bộ phận vốn này không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra liên tục nên ngân hàng phải thường xuyên dự trữ lại để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm: Với loại tiền gửi này thì khách hàng gửi tiền chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn TP. Cần Thơ. Họ gửi tiền vào với hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm hưởng lãi theo qui định và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi của mình. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được một số tiện ích và chương trình khuyến mãi từ ngân hàng. Qua bảng 4.2, ta thấy tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động nhưng lại có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 88.115 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống là 79.677 triệu đồng do tình hình kinh tế bất ổn, một số khách hàng cho rằng việc gửi tiền vào ngân hàng không còn là khoản sinh lời hấp dẫn nữa vì lạm phát quá cao làm cho sự tin tưởng vào đồng nội tệ giảm. Họ chuyển sang đầu tư vào thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận làm cho tiền gửi tiết kiệm giảm theo. Với tình hình kinh tế qua 3 năm (2011 - 2013) thường xuyên biến động, gây khó khăn cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, cùng với đó hiện nay trên địa bàn Tp. Cần Thơ tình hình huy động vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác do các ngân hàng đua nhau mở các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng làm cho tiền gửi tiết kiệm giảm xuống là 69.679 triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.2 Phát hành giấy tờ có giá

Huy động bằng các loại giấy tờ có giá, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn vào ngân hàng với thời gian ngắn. Nguồn vốn này thường ổn định và ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể và được NHNN chấp thuận. Trong giai đoạn 2011 – 2013, chỉ trong năm 2011 ngân hàng mới huy động bằng nguồn này với số tiền là 4.141 triệu đồng. Việc phát hành giấy tờ có giá trong năm 2011 đã góp phần làm cho tổng vốn huy động năm này tăng cao nhất trong 3 năm gần đây.

Tổng vốn huy động của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, do các doanh nghiệp làm ăn khó khăn đã ảnh hưởng đến lợi nhuận cho nên tiền lương, thưởng giảm nên người dân chỉ đủ chi tiêu và không có nhiều tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng đã làm cho tổng vốn huy động của ngân hàng giảm sút trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn thì yếu tố lãi suất và sự đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi cũng là những yếu tố thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Do đó, ngân hàng cần thực hiện nhiều chính sách hơn nữa để nguồn vốn này ngày càng gia tăng và ổn định, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI MHB NINH KIỀU

Bảng 4.3 Tình hình cho vay theo ngành nghề kinh tế tại MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 232.587 255.941 334.518 23.354 10,04 78.577 30,70

Xây dựng 9.150 19.150 49.850 10.000 109,29 30.700 160,31 Tiêu dùng 185.658 151.217 166.943 (34.441) (18,55) 15.726 10,40 Khác 37.779 85.574 117.725 47.795 126,51 32.151 37,57 Doanh số thu nợ 237.647 248.299 319.357 10.652 4,48 71.058 28,62 Xây dựng 28.103 12.682 30.879 (15.421) (54,87) 18.197 143,49 Tiêu dùng 176.407 159.443 169.105 (16.964) (9,62) 9.662 6,06 Khác 33.137 76.174 119.373 43.037 129,88 43.199 56,71

Dư nợ cho vay 95.536 103.178 118.339 7.642 8,00 15.161 14,69

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB Ninh Kiều, 2011-2013 CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tiêu dùng 27.212 18.986 16.824 (8.226) (30,23) (2.162) (11,39) Khác 38.373 47.773 46.125 9.400 24,50 (1.648) (3,45) Nợ xấu 1.592 1.091 1.034 (501) (31,47) (57) (5,22) Xây dựng 716 569 769 (147) (20,53) 200 35,15 Tiêu dùng 52 138 52 86 165,38 (86) (62,32) Khác 824 384 213 (440) (53,40) (171) (44,53)

4.2.1 Doanh số cho vay

Giai đoạn 2011 – 2013 đầy khó khăn và biến động của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trong nước. Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm chính điều này đã ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp trong tiêu dùng, mua sắm cũng như sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng còn ở mức cao. Đây cũng là thách thức và áp lực đè nặng lên các ngân hàng nói chung và MHB Ninh Kiều nói riêng. Tiếp cận khách hàng và ngược lại khách hàng tiếp cận vốn của ngân hàng thật sự là việc gian nan cho cả 2 đối tác với nhau. Các tác động tích cực lẫn tiêu cực của kinh tế không làm khó cho ngân hàng khi doanh số cho vay đều tăng qua các năm gần đây. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay đều tăng qua các năm, trong doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế gồm có xây dựng, tiêu dùng và các ngành khác, chính sự tăng lên của doanh số cho vay của các bộ phận này đã góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngành xây dựng

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là ngân hàng được thành lập với mục tiêu ban đầu là cho vay để phát triển nhà ở và cơ sở hạ tầng đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với mục tiêu đó, MHB Ninh Kiều luôn cố gắng thực hiện bằng việc cho vay hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để mua, xây dựng, sữa chữa nhà ở. Đặc biệt, TP. Cần Thơ là trung tâm của cả khu vực ĐBSCL là môi trường hấp dẫn để các

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 39)