Tình hình huy động vốn của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 43)

2013

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng tạo tiền đề cho nghiệp vụ tín dụng. Vì vậy, ta cần phân tích tình hình huy động vốn của MHB Ninh Kiều thông qua bảng số liệu để biết ngân hàng huy động được vốn thông qua những nguồn nào. Qua bảng số liệu 4.2, ta thấy vốn huy động của ngân hàng gồm có huy động bằng tiền gửi của TCKT, dân cư (gồm có tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm) và phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của MHB Ninh Kiều giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi TCKT, dân cư 90.094 82.198 71.598 (7.896) (8,76) (10.600) (12.90)

Tiền gửi thanh toán 1.979 2.521 1.919 542 27,39 (602) (23,88)

Tiền gửi tiết kiệm 88.115 79.677 69.679 (8.438) (9,58) (9.998) (12,55)

2. Phát hành giấy tờ có giá 4.141 0 0 (4.141) (100) 0 -

Tổng vốn huy động 94.235 82.198 71.598 (12.037) (12,77) (10.600) (12,90)

4.1.2.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư

- Tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình nên tỷ trọng tương đối thấp trong tiền gửi của TCKT. Đối với loại tiền gửi này khách hàng sẽ được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Năm 2012, ngân hàng đã tăng cường huy động vốn với nhiều chương trình khuyến mãi và nhiều tiện ích hơn nên tiền gửi trong năm này tăng lên 2.521 triệu đồng Đến năm 2013, tiền gửi thanh toán đã giảm xuống nguyên nhân do năm 2013 các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, phá sản, sản xuất kinh doanh bị đình trệ nên các doanh nghiệp không có nhu cầu gửi tiền để thanh toán cũng như không có lãi để gửi có kỳ hạn. Tuy đây là loại tiền gửi tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư nhưng bộ phận vốn này không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra liên tục nên ngân hàng phải thường xuyên dự trữ lại để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm: Với loại tiền gửi này thì khách hàng gửi tiền chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn TP. Cần Thơ. Họ gửi tiền vào với hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm hưởng lãi theo qui định và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi của mình. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được một số tiện ích và chương trình khuyến mãi từ ngân hàng. Qua bảng 4.2, ta thấy tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động nhưng lại có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 88.115 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống là 79.677 triệu đồng do tình hình kinh tế bất ổn, một số khách hàng cho rằng việc gửi tiền vào ngân hàng không còn là khoản sinh lời hấp dẫn nữa vì lạm phát quá cao làm cho sự tin tưởng vào đồng nội tệ giảm. Họ chuyển sang đầu tư vào thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận làm cho tiền gửi tiết kiệm giảm theo. Với tình hình kinh tế qua 3 năm (2011 - 2013) thường xuyên biến động, gây khó khăn cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, cùng với đó hiện nay trên địa bàn Tp. Cần Thơ tình hình huy động vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác do các ngân hàng đua nhau mở các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng làm cho tiền gửi tiết kiệm giảm xuống là 69.679 triệu đồng

4.1.2.2 Phát hành giấy tờ có giá

Huy động bằng các loại giấy tờ có giá, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn vào ngân hàng với thời gian ngắn. Nguồn vốn này thường ổn định và ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể và được NHNN chấp thuận. Trong giai đoạn 2011 – 2013, chỉ trong năm 2011 ngân hàng mới huy động bằng nguồn này với số tiền là 4.141 triệu đồng. Việc phát hành giấy tờ có giá trong năm 2011 đã góp phần làm cho tổng vốn huy động năm này tăng cao nhất trong 3 năm gần đây.

Tổng vốn huy động của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, do các doanh nghiệp làm ăn khó khăn đã ảnh hưởng đến lợi nhuận cho nên tiền lương, thưởng giảm nên người dân chỉ đủ chi tiêu và không có nhiều tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng đã làm cho tổng vốn huy động của ngân hàng giảm sút trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn thì yếu tố lãi suất và sự đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi cũng là những yếu tố thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Do đó, ngân hàng cần thực hiện nhiều chính sách hơn nữa để nguồn vốn này ngày càng gia tăng và ổn định, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 43)