Doanh số chovay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 49)

Giai đoạn 2011 – 2013 đầy khó khăn và biến động của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trong nước. Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm chính điều này đã ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp trong tiêu dùng, mua sắm cũng như sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng còn ở mức cao. Đây cũng là thách thức và áp lực đè nặng lên các ngân hàng nói chung và MHB Ninh Kiều nói riêng. Tiếp cận khách hàng và ngược lại khách hàng tiếp cận vốn của ngân hàng thật sự là việc gian nan cho cả 2 đối tác với nhau. Các tác động tích cực lẫn tiêu cực của kinh tế không làm khó cho ngân hàng khi doanh số cho vay đều tăng qua các năm gần đây. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay đều tăng qua các năm, trong doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế gồm có xây dựng, tiêu dùng và các ngành khác, chính sự tăng lên của doanh số cho vay của các bộ phận này đã góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngành xây dựng

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là ngân hàng được thành lập với mục tiêu ban đầu là cho vay để phát triển nhà ở và cơ sở hạ tầng đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với mục tiêu đó, MHB Ninh Kiều luôn cố gắng thực hiện bằng việc cho vay hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để mua, xây dựng, sữa chữa nhà ở. Đặc biệt, TP. Cần Thơ là trung tâm của cả khu vực ĐBSCL là môi trường hấp dẫn để các nhà đầu tư tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này. Qua bảng 4.3 ta thấy, tỷ trọng của doanh số cho vay ngành xây dựng đang tăng qua các năm trong đó năm 2012 doanh số cho vay này chiếm tỷ trọng 7,48% doanh số cho vay chung. Ngành xây dựng phát triển nhanh cùng với quá trình đô thị hóa, trong đó có nhiều công trình qui mô lớn, chất lượng cao được đưa vào sử dụng như: cầu Cần Thơ, cảng hàng không Cần Thơ, các khu dân cư, khu đô thị mới... đã góp phần làm cho doanh số cho vay trong năm này tăng lên.

Chuyển biến kinh tế sang năm 2013 khó khăn hơn khi thị trường bất động sản đang trong giai đoạn trầm lắng, các dự án bán lô nền, nhà ở, khu đô thị mới, căn hộ chung cư cao tầng không có người mua. Thị trường bất động sản đóng băng, ngân hàng thắt chặt tín dụng các dự án bất động sản vì khó tìm đầu

ra. Nhưng điều đó không làm khó cho ngân hàng khi năm 2013 tỷ trọng ngành này tăng lên chiếm 14,90% doanh số cho vay chung và doanh số cho vay của ngành này đạt 49.850 triệu đồng. Việc doanh số cho vay này tăng cao trong năm 2013 cho thấy ngân hàng đã có những chiến lược phù hợp với thực tiễn. Về thị trường bất động sản, nhu cầu về nhà ở vẫn đứng ở mức cao, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp ở khu vực đô thị, nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo. Đặc biệt trong năm 2013, Chính phủ đã đưa ra gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, với lãi suất được ấn định là 6% đã hỗ trợ cho thị trường bất động sản góp phần làm cho ngành xây dụng thêm sôi động hơn. Ngoài ra trong những năm gần đây, trong một số khu vực của TP. Cần Thơ luôn bị ngập trong mùa nước lên vì thế nhu cầu sữa chữa nhà hoặc xây dựng, mua mới cũng đã được ngân hàng kịp thời đưa ra những gói vay hỗ trợ như cho vay phục vụ nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực này cho người dân trên địa bàn làm cho vốn vay tăng lên.

4.2.1.2 Doanh số cho vay tiêu dùng

Hiện nay nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đã được phổ biến rộng rãi đến mọi người dân, đáp ứng phần nào nhu cầu trọng việc giải quyết nhu cầu cần thiết như mua xe máy, tivi, điện thoại... Đồng thời đây cũng là chủ trương của chính phủ nhằm kích cầu cho nền kinh tế, ngân hàng có thể tận dụng cơ hội để đa dạng hóa lĩnh vực cho vay nhằm đem lại nhiều lợi nhuận. Cùng với đó tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam khá cao và GDP bình quân đầu người đang tăng lên đã làm cho nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế gia tăng mạnh mẽ. Doanh số cho vay tiêu dùng luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong doanh số cho vay chung (khoảng trên 50%). Trong đó, doanh số cho vay tiêu dùng năm 2011 đạt 185.658 triệu đồng do năm 2011 hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, từ đó nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất giảm sút mạnh. Như vậy, nguồn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng chỉ còn từ tín dụng tiêu dùng nên doanh số cho vay tiêu dùng năm 2011 cao nhất trong 3 năm gần đây. Năm 2012 vẫn là một năm đầy khó khăn, tâm lý lo ngại của người dân khi lãi vay biến động thường xuyên và mức lãi vay 14 - 15% này còn cao so với thu nhập của người dân trong tình hình lạm phát. Ngoài ra, ngân hàng không đẩy cao tín dụng được vì sức mua của người dân còn yếu, không có nhu cầu vay nhiều do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khiến người lao động nghỉ việc hay giảm lương nên không có điều kiện để đi vay. Ngoài ra, nợ xấu cao nên ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc cho vay. Ngoài tìm hiểu mức thu nhập của người vay, nhân viên ngân hàng còn tìm hiểu công ty để đánh giá mức thu nhập có ổn định không, có rủi ro trong hoạt

động không... những yếu tố trên cũng khiến tiêu dùng năm này giảm còn 151.217 triệu đồng

Với tình hình nợ xấu tăng cao, khả năng mất vốn lẫn lãi luôn rình rập nên ngân hàng còn dè dặt trong cho vay, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. Do hiện nay việc cho vay SXKD rất khó khăn do hàng hóa ế ẩm không bán được, tồn kho cao nên các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng dẫn đến nhu cầu vay vốn thấp. Ngân hàng đang siết chặt tín dụng và đặt tiêu chí an toàn đồng vốn lên hàng đầu, chỉ cho vay những doanh nghiệp nào có dự án tốt, khả thi, tài sản thế chấp đảm bảo thì mới được cho vay. Việc trông chờ vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp để tăng doanh thu và lợi nhuận là điều khó đạt được. Để cải thiện tình hình, ngân hàng có xu hướng tăng dần tín dụng tiêu dùng đặc biệt là khách hàng cá nhân với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Trong năm 2013, ngân hàng đã cho ra gói cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh lãi suất cực thấp dành 1.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, xây dựng, sữa chữa nhà ở với lãi suất 12,5% và cố định trong suốt 12 tháng, giúp khách hàng tránh các biến động lãi suất trong tương lai do đó giúp cho doanh số cho vay tiêu dùng đạt 166.943 triệu đồng.

Ngoài ra trong nửa cuối năm 2013, nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng đã được thực hiện để cải thiện sức mua, nhiều đợt khuyến mãi, giảm giá của các doanh nghiệp được đưa ra đã góp phần làm tăng niềm tin của người tiêu dùng, giúp họ mạnh dạn chi nhiều tiền hơn. Ta thấy, ngay cả những ngân hàng lớn tập trung về hoạt động bán buôn cũng định hướng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong thời gian gần đây. Ngoài việc đẩy mạnh thu phí dịch vụ nhằm bù đắp phần nào cho sự sụt giảm của thu nhập lãi, bên cạnh đó việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là một lựa chọn phù hợp cho các ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Mặc dù lĩnh vực cho vay doanh nghiệp bị thu hẹp do tình hình sản xuất đình trệ, nhu cầu vay tiêu dùng hay mua nhà, mua ô tô vẫn ở mức cao. Đây cũng là lĩnh vực có mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp và mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần, do đó MHB Ninh Kiều hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động này để có thêm thu nhập, giảm rủi ro trong các hoạt động tín dụng khác. Việc tăng cho vay tiêu dùng là hoàn toàn hợp lý vì nước ta là nước có dân số trẻ, lực lượng lao động nhiều có nhu cầu lớn về hàng tiêu dùng nhưng không đủ khả năng tài chính. Tín dụng tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu này giúp họ có được một cuộc sống ổn định, tạo động lực để làm việc, tiết kiệm.

4.2.1.3 Doanh số cho vay khác

Cho vay khác của ngân hàng gồm các ngành thương nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung, doanh số cho vay của các nhóm ngành này tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong doanh số cho vay.. Nguyên nhân là do ngân hàng đã đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư sang những ngành khác và nhu cầu về vốn của khách hàng thuộc nhóm ngành này càng tăng nên họ đã đến ngân hàng vay vốn. Mặt khác, đây cũng là nhóm ngành chủ lực trong hoạt động kinh tế tại TP. Cần Thơ và sẽ phát triển trong tương lai nên có nhiều sự đầu tư vào ngành này hơn đã góp phần làm tăng doanh số cho vay đối với các món vay của nhóm ngành này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)