Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 52)

Doanh số cho vay phải được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ thì mới có khả năng đánh giá khoản phát vay của ngân hàng tốt hay xấu. Nếu doanh số cho vay tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì việc tăng trưởng trong doanh số cho vay chưa thật sự là tốt và khi đó sẽ làm tăng tình hình nợ quá hạn hay các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong giai đoạn 2011 -2013 ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng đều tăng, đi vào cụ thể phân tích thu nợ của các ngành để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân tăng thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn này.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngành xây dựng

Doanh số thu nợ ngành xây dựng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm 2011 -2013 và chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số thu nợ chung. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2012 giảm 15.421 triệu đồng so với năm 2011. Do thị trường bất động sản đóng băng trong những năm trước đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong năm 2012. Những năm qua, tại TP. Cần Thơ mặt bằng giá nhà đất gia tăng nhanh đã thu hút giới đầu tư khắp nơi đổ vốn vào để kiếm lời và cái giá của sự phát triển quá nhanh và lệch của thị trường bất động sản là những khu đô thị, chung cư cao tầng bị bỏ hoang không có người mua như khu dân cư Nam Long, Hưng Phú, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng số 8.... Tình hình không mấy khả quan khi có nhiều các dự án giảm giá, khuyến mãi ồ ạt nhưng tâm lý người mua vẫn tiếp tục chờ giá giảm thêm. Trong khi nguồn cung thì có sẵn và cầu cũng rất lớn nhưng cung cầu chưa gặp nhau do giá bán còn khá cao so với thu nhập của người dân. Các doanh nghiệp không tìm được đầu ra trong khi đó áp lực lãi vay ngân hàng ngày càng tăng, do đó có nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản đã làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm trong năm này.

Qua năm 2013, tình hình ngành xây dựng đã khả quan hơn các doanh nghiệp đã tập trung thực hiện tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bước ổn định và phát triển SXKD, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. Do đó, năm 2013 doanh số thu nợ ngành này tiếp tục tăng với tốc độ tăng khá cao 143,49% so với năm 2012. Kinh tế năm 2013 có những bước khởi sắc rõ rệt, TP. Cần Thơ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn bằng những ưu đãi hỗ trợ về lãi suất đầu tư, hỗ trợ về giá đất thuê... nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, ổn định đời sống, tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng

Qua bảng 4.3, ta thấy doanh số thu nợ tiêu dùng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013, chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ chung và tỷ trọng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2011, doanh số thu nợ này đạt 176.407 triệu đồng nhưng năm 2012 giảm xuống còn 159.443 triệu đồng. Ta thấy, doanh số thu nợ theo sát doanh số cho vay trong năm 2012 và cả năm 2013. Nguyên nhân giảm là do hoạt động của doanh nghiệp gần như là bấp bênh vào năm 2012, làm cho các doanh nghiệp ì ạch trong kinh doanh, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể trong khi mặt bằng giá cả thì luôn tăng đã khiến 1 bộ phận không nhỏ người lao động thất nghiệp, nguồn thu nhập chính của họ bị sụt giảm đáng kể hoặc mất đi. Do đó, việc tích cóp và chi tiêu ít đi, chỉ sử dụng cho những nhu cầu thật sự thiết yếu. Nguồn thu nhập không còn ổn định như trước, một số khách hàng đã chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng làm cho doanh số thu nợ cũng giảm theo.

Năm 2013, tình hình thu nợ của ngân hàng có khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,06%. TP. Cần Thơ đã tập trung có trong tâm vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh SXKD, tiêu thụ hàng hóa. Theo ước tính, GDP bình quân đầu người năm 2013 của TP.CT đạt gần 63 triệu đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2004, thuộc hàng cao nhất toàn vùng. Tình hình công việc của cá nhân cũng như sức khỏe doanh nghiệp đã có bước đầu được cải thiện, nguồn thu nhập của khách hàng đã dần ổn định, khách hàng chủ động đến thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, những món vay tiêu dùng thường là những món vay nhỏ lẻ, phục vụ cho chi tiêu, mua sắm gia đình hay những món vay của các tiểu thương kinh doanh mua bán ở chợ bán những mặt hàng thiết yếu nên cũng có đầu vào đầu ra ổn định. Trong khi đó, tình hình kinh tế năm 2013 đã bớt khó khăn hơn nhờ những chính sách của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế đã góp phần làm cho các cơ sở kinh doanh của cá thể lâu năm cũng không chịu ảnh hưởng lớn bởi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu ra thị

trường, các cá nhân, hộ gia đình vẫn có nguồn trả nợ đều đặn từ lương hay thu nhập bán hàng.

4.2.2.3 Doanh số thu nợ khác

Do tác động của việc ngân hàng đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nên doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ của nhóm ngành này tăng mạnh và có tốc độ tăng gần bằng nhau trong thời gian qua. Nếu như năm 2011 doanh số thu nợ của nhóm ngành khác là 33.137 triệu đồng thì đến năm 2013 doanh số thu nợ này đạt 119.373 triệu đồng. Doanh số thu nợ đối với ngành khác đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao như doanh số cho vay, do ngân hàng cho vay ngành này trong thời kỳ trước khá nhiều nên tính đến hạn các khoản nợ vay của khách hàng đã đến hạn trả làm cho doanh số thu nợ tăng cao. Qua đó có thể thấy, ngân hàng đã làm tốt công tác tín dụng sàng lọc khách hàng, thẩm định các món vay một cách thận trọng trước khi quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phẩn phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch ninh kiều (Trang 52)