hội
3.3.6. 1.Mục đích của biện pháp
GDĐĐ là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành đa dạng các hình thức phối kết hợp các lực lượng GD đặc biệt là ba lực lượng chủ chốt gia đình, nhà trường và xã hội trong lĩnh vực GDĐĐ HS, trong đó nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, CBQL phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với lực lượng khác để bàn bạc nội dung hình thức, biện pháp…GDĐĐ HS phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lý HS trong trường.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội(về vật chất và tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện các chuẩn mực ĐĐ của HS và xây dựng môi trường trong sạch không có tệ nạn xã hội là môi trường lý tưởng để GDĐĐ cho HS.
Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà, sự đa dạng các hình thức phối
3.3.6.2. Nội dung biện pháp
Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ HS nói riêng. Đây chính là việc thực hiện cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:
Xây dựng mối quan hệ giữa các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS
Xây dựng môi trường nhà trường: CBQL phải huy động các lực lượng xã hội
cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nề nếp, kỷ cương, không khí học tập…Trong đó, CBQL chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân…Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trường ĐĐ thuận lợi nhất để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở HS.
Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì
vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, GDĐĐ HS. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan, hỗ trợ các bậc cha mẹ HS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ.
Xây dựng môi trường xã hội tích cực: xã hội là môi trường rộng lớn, phức
tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng dân chủ. Môi
trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
3.3.6.3. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường. Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để GDĐĐ HS theo những chuẩn mực xã hội
Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho các em.
- Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu. soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.
- Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS. Cụ thể:
+ Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường…
+ Ngành công an: cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã
hội
+ Các đơn vị quân đội: giúp nhà trường giáo dục quân sự, giáo dục quốc
phòng, phối hợp với hội cựu chiến binh giáo dục về truyền thống quân đội, về lịch sử, lối sống, kỷ cương, đạo đức.
+ Ngành văn hóa thông tin: tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa-
thẩm mỹ cho HS thông qua một số hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm…
+ Ngành lao động-thương binh và xã hội: cung cấp tri thức về định hướng
nghề nghiệp, nhu cầu lao động trong các ngành nghề, thị trường lao động, kỷ luật lao động.
3.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các lực lượng tham gia phối hợp GDĐĐ cho HS phải nhiệt tình tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.
3.3.7. Biện pháp 7: Huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện cho các hoạt động GDĐĐ HS
3.3.7.1. Mục đích của biện pháp
- Nhằm đáp ứng những điều kiện vật chất cơ sở vật chất, tài chính, các loại tài liệu liên quan… tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tạo không khí môi trường làm việc cộng tác, chia sẻ để mọi thành viên phát huy hết khả năng sẵn có và thể hiện tính sáng tạo trong công việc.
3.3.7.2. Nội dung biện pháp
- Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngân sách để xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường có tác dụng giáo dục HS, tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và trong mỗi lớp học.
- Đáp ứng các chế độ được hưởng đối với cán bộ, GV.
- Đáp ứng các cơ sở vật chất, tài liệu liên quan phục vụ công tác GDĐĐ cho HS.
- Vận dụng linh hoạt hợp lý, các điều kiện về phương tiện, tài chính trong vấn đề xã hội hóa giáo dục để tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
3.3.7.3. Cách thực hiện biện pháp
- Đáp ứng đầy đủ các quyền lợi cho các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS được hưởng, cụ thể:
+ Đối với GVCN: Được trừ số giờ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT áp dụng cho công tác GVCN (4 tiết/tuần)
+ Công tác ĐTN, được vận dụng theo đúng quy định của ngành và tinh thần chỉ đạo của thu tướng chính phủ đồng thời do đặc thù HS của từng trường, từng địa phương phải tăng cường giáo dục cá biệt nên được cộng thêm thời gian công tác ban quản sinh (số tiết thừa giờ quy định vào đầu mỗi năm học).
+ Duy trì thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp giao cho cán bộ đoàn (hoặc tổ chủ nhiệm) phụ trách với chế độ: 2 tiết/ tháng/ một người. Tạo điều kiện sân bãi, loa máy cho hoạt động sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Mời cán bộ các đơn vị kết nghĩa giảng bài về lịch sử quân đội, lịch sử địa phương.
+ Thông qua Ban đại diện hội cha mẹ HS Tổ chức ngoại khóa tại những nơi di tích lịch sử (Xin miễn phí vé tham quan và hướng dẫn viên).
- Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường, ngoài ngân sách để củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cụ thể như:
+ Mỗi năm kết hợp với Ban đại diện hội cha mẹ HS huy động sự đóng góp để xây dựng công trình, cảnh quan trong trường.
+ Tham mưu với Chi ủy cho tổ chức ĐTN trong mỗi năm học xây dựng một công trình thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế (thông qua các hoạt động kế hoạch nhỏ)
- Xây dựng quỹ khen thưởng, có mục riêng chi cho công tác hoạt động GDĐĐ.
3.3.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng nhà trường và bộ phận kế toán phải nắm các rõ các văn bản quy định về chế độ, chính sách, quyền lợi đối với các lực lượng tham gia vào hoạt động.
- Sự đồng thuận của hội cha mẹ HS, hưởng ứng giúp đỡ của các tổ chức doanh nghiệp trong việc huy động các nguồn lực cơ sở vật chất xây dựng nhà trường.
- Thay đổi nhận thức của đội ngũ trong nhà trường, những điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, tài chính… chỉ là phương tiện để giúp các lực lượng thuận tiện hơn trong hoạt động, chứ không thể làm thay sự linh hoạt và năng động của tư duy con người trong hoạt động.
3.3.8. Biện pháp 8: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS
3.3.8.1 Mục đích của biện pháp
Giúp cho người CBQL biết đựơc các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế nào; thấy được các quyết định quản lý của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện đạt các mục tiêu GDĐĐ cho HS của nhà trường và có căn cứ để tái
3.3.8.2. Nội dung biện pháp
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, CBQL lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của các bộ phận đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác GDĐĐ HS.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên tất cả các nội dung của hoạt động GDĐĐ từ tất cả các khâu, các công đoạn bằng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung cụ thể.
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý; có giải pháp điều chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót, phát huy thế mạnh.
3.3.8.3. Cách thực hiện biện pháp
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, kế hoạch của nhà trường, ngay từ đầu năm học, CBQL phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá và đặc biệt coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ HS phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.
CBQL cùng với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng được các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDĐĐ cho HS phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường như: Nội quy HS, quy định đối với GVCN, các quy định cụ thể khác; tiêu chuẩn lớp tiên tiến, lớp tự quản tốt, GVCN giỏi….
CBQL có kế hoạch lựa chọn, bố trí con người làm công tác kiểm tra (Ban thanh tra nhân dân và các thành viên nhóm kiểm tra theo từng công việc hoạt động cụ thể); sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá và đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này.
Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá; tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, CBQL chỉ đạo và cùng với lực lượng kiểm tra, đánh giá của nhà trường giới thiệu, biểu dương những điển hình trong công tác GDĐĐ, đồng thời khiển trách, nhắc nhở, xử lý vi phạm đúng người, đúng tội và
theo dõi sự duy trì thành tích của các điển hình tích cực, sự chuyển biến, khắc phục nhược điểm của các tập thể cá nhân, đồng thời giải thích, giải quyết thoả đáng những thắc mắc, đề nghị của các đối tượng kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra phải được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là không được coi nhẹ hoặc kiểm tra, đánh giá qua loa đại khái đối với hoạt động GDĐĐ HS trong giai đoạn tình hình ĐĐ HS đang có những diễn biến phức tạp, có nhiều biểu hiện xuống cấp như hiện nay. Hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh đơn điệu, công thức, chiếu lệ, phải lấy chất lượng thật làm cái đích kiểm tra, đánh giá, nếu không sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống. Có thể kiểm tra lường trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong công tác GDĐĐ; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra đánh giá định kỳ hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra, đánh giá bất thường, đột xuất; kiểm tra, đánh giá qua tập thể, qua cá nhân và qua dư luận.
Phải làm cho CB, GV, HS trong trường ý thức được rằng: Kiếm tra, đánh giá là việc làm bình thường để giúp tập thể, cá nhân thấy được những việc đã làm được, những việc chưa làm được, từ đó họ có giải pháp điều chỉnh, khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu; tránh tình trạng đối phó, gian dối khi có kiểm tra, đánh giá và chạy theo bệnh thành tích.
CBQL phải thường xuyên thực hiện các biện pháp kiểm tra hoạt động GDĐĐ cho HS của ĐTN, GVCN, GVBM và của HS với những nội dung như: kiểm tra công tác GDĐĐ của GVCN, của ĐTN; kiểm tra hoạt động tự quản của HS; kiểm tra các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; kiểm tra việc GDĐĐ HS của các GVBM; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ theo tuần, tháng; kiểm tra công tác GD HS cá biệt, xử lý HS vi phạm …
Hình thức để kiểm tra, đánh giá các nội dung trên là sự lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức như: Đọc báo cáo, nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, dự giờ sinh hoạt lớp, dự giờ giảng dạy, kiểm tra trực tiếp nề nếp HS; kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ GDĐĐ; trực tiếp phỏng vấn đối tượng kiểm tra; kiểm tra, đánh giá qua đội ngũ cán sự lớp, cán bộ chi đoàn, qua ý kiến đánh giá của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
- Phải có kế hoạch rõ ràng, làm căn cứ cung cấp những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra, đánh giá.
- Xác định chính xác chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS để kiểm tra, đánh giá đúng người, đúng việc.
- Phải thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên, toàn diện, kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau.
- Phải có thước đo phù hợp dựa vào các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định lượng trong công tác GDĐĐ cho HS.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, linh hoạt, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt.