Thực trạng ĐĐ của HS THPT thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 44)

2.2.1.1 Nhận thức của HS về vai trò của GDĐĐ

Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề ĐĐ và GDĐĐ, tác giả đã trưng cầu ý kiến 500 HS của 4 trường THPT trong thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương

Trường THPT Chí Linh: Số phiếu phát ra 200, số phiếu thu về 200 Trường THPT Phả Lại: Số phiếu phát ra 100, số phiếu thu về 100 Trường THPT Bến Tắm: Số phiếu phát ra 100, số phiếu thu về 100 Trường THPT Trần Phú: Số phiếu phát ra 100, số phiếu thu về 100 Sau khi tổng hợp, phân tích số phiếu thu về đã có kết quả qua bảng 2.2

Bảng 2.2:Bảng thăm dò ý kiến HS về sự cần thiết của GDĐĐ

TT Vai trò đạo đức trong học sinh Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 368 73,6

2 Cần thiết 98 19,6

3 Có cũng được, không có cũng được 44 6,8

4 Không cần thiết 0 0

Qua bảng thống kê cho thấy, đại đa số các em HS đều có nhu cầu được GDĐĐ trong nhà trường. Cụ thể, 368 em HS trong số 500 em được hỏi cho rằng GDĐĐ là điều cần thiết trong trường học, chiếm 73,6 %. Điều đó chứng tỏ các em mong muốn được GDĐĐ để hoàn thiện nhân cách của mình. Ngoài ra có 98 HS được hỏi cho rằng GDĐĐ là điều cần thiết trong trường học, chiếm 19,6 %. Có 44 HS chiếm 6,8 % còn lại là những HS coi nhẹ hoặc chưa xác định được sự cần thiết của vấn đề GDĐĐ.

Để tiếp tục tìm hiểu thực trạng nhận thức của HS tác giả đặt câu hỏi tiếp theo

như sau: Em hãy cho biết ý kiến của em về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục cho học sinh hiện nay

Bảng 2.3:Nhận thức của HS về các phẩm chất ĐĐ cần giáo dục cho HS THPT hiện nay STT Các phẩm chất Mức độ phối hợp Điểm TB Rất quan trọng (3đ) Quan trọng (2đ) Ít quan trọng (1đ) 1 Lập trường chính trị 85 100 315 1.54 2

Lòng kính yêu đối với Đảng, lãnh tụ, người có công với đất nước và nhân dân.

3 Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà,

thầy cô, tôn trọng bạn bè 423 77 0 2.846

4 Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực

hiện nội quy trường lớp 216 254 30 2.372

5 Lòng yêu thương quê hương đất

nước 320 175 5 2.63

6 Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi

trường 127 235 138 1.978

7 Ý thức tuân theo phương tiện 326 120 54 2.544 8 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng 300 120 80 2.44

9 Yêu lao động, quý trọng người lao

động 232 212 56 2.352

10 Tinh thần lạc quan yêu đời 311 128 61 2.5

11 Ý thức tự phê bình và phê bình để

tiến bộ 325 172 3 2.644

12 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ

bạn bè 273 110 117 2.312

13 Tình bạn, tình yêu 247 196 57 2.38

14 Động cơ học tập đúng đắn 384 97 19 2.73

15 Tính tự lập, cần cù, vượt khó 365 111 24 2.682 16 Lòng tự trọng trung thực dũng cảm 252 153 95 2.314 17 Tinh thần học hỏi, quyết đoán 302 177 21 2.562 18 Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của 269 215 16 2.506

19 Tính khiêm tốn, khả năng tự kiềm

chế bản thân 306 168 26 2.56

20 Tinh thần hợp tác quốc tế 89 123 288 1.602 Trong các phẩm chất ĐĐ đã nêu, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng, như vậy các em HS có nhu cầu lớn trong quá trình GDĐĐ ở nhà trường. Trong đó những đức tính siêng năng, cần cù chăm chỉ, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thầy cô được các em quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên những phẩm chất như ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm thời gian tiền

của, yêu lao động, quý trọng người lao động, ý thức phê bình và tự phê bình để tiến bộ thì HS ít quan tâm.

Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục cho HS những phẩm chất cần thiết cho một công dân, nhưng chưa toàn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, đối với công việc tập thể.

2.2.1.2. Thực trạng về thái độ, hành vi ĐĐ của HS

Tìm hiểu thái độ của HS đối với các quan niệm về ĐĐ, tác giả đã điều tra

bằng phiếu 500 em HS. Câu hỏi đặt ra là: “Em hãy cho biết ý kiến của mình với các quan niệm dưới đây?”. Kết quả được nêu trong bảng 2.4:

Bảng 2.4 Thái độ của HS với những quan niệm về ĐĐ

TT Các quan niệm Thái độ Điểm TB Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Cha mẹ sinh con trời sinh tính 208 40 252 1.91

2 Ai có thân người ấy lo 120 63 317 1.61

3 Đạo đức do xã hội quyết định 360 70 70 2.6

4 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 456 40 4 3.0 5 Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi 346 67 87 2.5

6 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền

56 55 389 1.33

7 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 109 87 304 1.5 8 Đạo đức của mỗi người là do mỗi người

quyết định

255 41 4 3.0

9 Ở hiền gặp lành 347 98 55 2.58

10 Tiền trao cháo múc 59 65 386 1.38

11 Đạt được mục đích bằng mọi giá 125 55 320 1.61

12 Có tiền mua tiên cũng được 65 67 368 1.39

13 Kính già yêu trẻ 320 102 78 2.48

14 Sống phải biết hưởng thụ 75 82 343 1.46

16 Thương người như thể thương thân 202 106 192 2.02 17 Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa 368 96 36 2.66

18 Uống nước nhớ nguồn 355 65 80 2.55

Qua kết quả của bảng 2.4, tác giả nhận thấy đa số HS có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng:

- ĐĐ của mỗi người là do mỗi người quyết định, ĐĐ quan trọng hơn tài năng với mức điểm trung bình là 3.0

- ĐĐ do xã hội quyết định điểm trung bình 2.6

- Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi điểm trung bình 2.5

Các em cũng thể hiện rõ thái độ không đồng tình với một số quan niệm như chưa đúng đắn về những quan niệm ĐĐ chưa đúng mực như:

- Tiền trao cháo múc, điểm trung bình 1.38

- Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền, điểm trung bình 1.33 - Ai có thân người ấy lo điểm trung bình 1.61

Qua bảng thăm dò ý kiến và phần tổng hợp, phân tích số liệu trên có thể thấy các em không đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn… Tuy nhiên, vẫn còn một số em có thái độ cá nhân vị kỷ, thực dụng…

Như vậy cần phải đẩy mạnh GDĐĐ, cần phải giáo dục HS vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn tránh xa lối sống ích kỷ, hưởng thụ tầm thường.

2.2.1.3. Những biểu hiện yếu kém về ĐĐ của HS THPT thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương

Để tìm hiểu thực chất những yếu kém về ĐĐ của HS, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với BGH, ban quản sinh, ĐTN, GVCN, CBQL ở địa phương, công an phụ trách địa bàn có được kết quả như sau:

* Về ý thức đạo đức

Học sinh yếu kém về đạo đức thường có những biểu hiện kèm theo như thiếu ý thức tổ chức kỷ luật hoặc trở nên vô ý thức trong quan hệ cộng đồng, với người khác, nhận thức về xã hội lệch lạc hoặc thiếu niềm tin, hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư.

Một số em có dấu hiệu bị tổn thương về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, có những em không yêu quý cả với người ruột thịt của mình. Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng không được bù đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng trong tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược, yếu thế. Một số em tỏ ra kém ý chí không tự kiềm chế hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập lao động và những công việc cụ thể.

* Một số biểu hiện về hành vi, thói quen ĐĐ

Học sinh yếu kém về ĐĐ thường có biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp, kỷ cương nề nếp, vi phạm kỷ luật với các biểu hiện thường gặp: bỏ tiết, bỏ học, thường xuyên đi học muộn, đi học không có sách vở, đi học không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu, trong giờ học thường mất trật tự, không ghi chép bài, học bài, làm bài, quay cóp, gian lận trong kiểm tra thi cử. Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, hỗn láo, chọc tức, trêu chọc người khác, vô lễ với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hay nói tục chửi bậy, bắt nạt bạn bè, thậm chí uy hiếp chúng bạn, một số em tuy học giỏi nhưng tỏ ra kiêu ngạo, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái, nhân hậu.

Một số em tập, nhiễm những thói quen xấu, ăn mặc không theo quy định, hút thuốc lá, cờ bạc và đặc biệt một số em có hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh hoặc thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, đua chen đời sống thực dụng, yêu đương quá sớm.

Những trẻ em yếu kém về ĐĐ, đặc biệt là không có nhu cầu lành mạnh, sống

thiếu niềm tin, kém ý chí…thì thông thường rơi vào tình trạng học tập yếu kém. Kết quả trên được rút ra từ phân tích bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.5- Số HS vi phạm ĐĐ trong hai năm học 2012-2013, 2013-2014

TT Hành vi vi phạm ĐĐ của HS 2012-2013 2013-2014 Số HS vi phạm Tỷ lệ % Số HS vi phạm Tỷ lệ% 1 Bỏ giờ trốn học 32 0.67 29 0.61

2 Gian lận trong kiểm tra thi cử 75 1.57 76 1.60

4 Nói tục chửi bậy 96 2.01 91 1.91

5 Uống rượu bia, hút thuốc lá 20 0.42 32 0.67

6 Chơi cờ bạc, trộm cắp vặt 28 0.59 31 0.65

7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô

giáo 52 1.09 61 1.28

8 Phá hoại của công 88 1.85 92 1.93

9 Nghiện game 60 1.25 62 1.30

10 Vi phạm luật giao thông 4 0.08 6 0.13

11 Sử dụng điện thoại di động khi tham gia học tập và các hoạt động giáo dục

48 1.01 52 1.09

12 Không giữ gìn vệ sinh nơi công

cộng 40 0.84 42 0.88

13 Không mặc đúng quần áo đồng phục, nhuộm tóc, sơn móng tay...

24 0.50 34 0.71

Kết quả của bảng 2.5 cho thấy số HS vi phạm ĐĐ ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại, năm học 2012- 2013 tổng hợp 4 trường có 609 em vi phạm chiếm 12.8% tổng số HS trong trường, năm học 2013- 2014 con số HS vi phạm đã tăng lên 670 HS chiếm 14.06%. Số HS vi phạm kỷ luật nhiều nhất là nói tục chửi bậy và phá hoại của công, gian lận trong thi cử. Đây là những HS chưa có ý thức học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, học yếu, ham chơi, hay bị các bạn bè xấu ngoài trường lôi kéo dẫn đến vi phạm nội quy quy chế.

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng HS gây gổ đánh nhau ngày càng tăng, không chỉ có HS nam mà cả HS nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình cảm khác giới dẫn đến kết bè kết nhóm, đón đường trả thù nhau, do ảnh hưởng của phim đồ trụy, phim hành động xã hội đen có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để thể hiện tính anh hùng. Vấn đề ở đây là các em nhìn nhận về cái đẹp trong đạo đức một cách sai lệch, các em lựa chọn cách ứng xử, cách làm theo cách nghĩ chủ quan. Chính vì vậy nhà trường cần tăng cường giáo dục ý thức, động cơ

học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết chan hòa, giáo dục tình yêu trong sáng để HS gắn bó thông cảm giúp đỡ nhau trong học tập.

2.2.1.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của HS

Để tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của HS, tác giả tiến

hành khảo sát ý kiến của 500 GVCN, GVBM, cán bộ ĐTN, hội cha mẹ học sinh. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực ĐĐ của HS

TT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ Xếp bậc

1 Chưa có sự phối hợp các lực lượng làm

công tác giáo dục 458 91.6 5

2 Phim ảnh sách báo không lành mạnh, tác

động tiêu cực của các trò chơi trực tuyến. 431 86.2 11 3 Quản lý GDĐĐ của xã hội chưa đồng bộ 425 85 13 4 Nhiều đoàn thể chưa quan tâm đến GDĐĐ 402 80.4 16

5 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 456 91.2 6

6 Tệ nạn xã hội 439 87.8 7

7 Khen thưởng, kỉ luật không kịp thời, thiếu

công bằng 435 87 8

8 Chất lượng đầu vào học sinh 365 73 18

9 Sinh hoạt, lối sống, văn hóa của địa phương 378 75.6 17

10 Người lớn chưa gương mẫu 478 95.6 2

11 Gia đình buông lỏng GDĐĐ 492 98.4 1

12 Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt

chẽ 467 93.4 3

13 Nội dung GDĐĐ chưa thuyết thực, thiếu

đồng bộ 466 93.2 4

14 Chưa có biện pháp giáo dục thích hợp 430 86 12 15 Biến đổi tâm sinh lý học sinh THPT 423 84.6 14 16 Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và

17 Một bộ thầy cô chưa quan tâm GDĐĐ 412 82.4 15 18 Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền

thông 433 86.6 10

19 Đời sống vật chất khó khăn, sự phân hóa

giàu nghèo trong cơ chế thị trường 356 71.2 19 Qua kết quả của bảng 2.6 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực ĐĐ của HS. Nhìn chung có thể chia làm 5 loại nguyên nhân chủ yếu:

- Nguyên nhân từ phía gia đình: Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những

HS vi phạm ĐĐ thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái hoặc có điều kiện kinh tế dư giả, do đó nuông chiều con cái quá mức, bố mẹ li thân, li hôn, bố hoặc mẹ đi nước ngoài. Bố mẹ lặn lội làm giàu giao phó việc dạy dỗ con cái cho nhà trường với tư tưởng “trăm sự nhờ thầy”. Hay gia đình không hạnh phúc, các mối quan hệ và hành vi trong gia đình thiếu chuẩn mực. Bố, mẹ thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái…

- Nguyên nhân từ phía nhà trường: BGH chưa nắm bắt kịp thời các hiện

tượng vi phạm ĐĐ của HS để có biện pháp giáo dục phù hợp, năng lực sư phạm của một bộ phận giáo viên còn hạn chế: chưa sâu sát HS để nắm bắt hoàn cảnh, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS; một số GV bộ môn chưa chú trọng việc thông qua “dạy chữ để dạy người”, đôi lúc còn việc coi GDĐĐ cho HS là việc của GVCN, một số GV còn thiếu gương mẫu trong ĐĐ, lối sống, chưa thực sự là “tấm gương sáng” để HS noi theo; việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc. Xem nhẹ yếu tố thuyết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)