Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GDĐĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 71)

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các lực lượng liên quan về công tác giáo dục đạo đức cho HS, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước, của địa phương. Các Quy chế của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Chỉ thị của Sở Giáo Dục & Đào Tạo về công tác GDĐĐ, giáo dục tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lí GDĐĐ cho HS THPT trong nhà trường nói riêng .

Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng,

Chính quyền, của các cơ quan của Đoàn cấp trên, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS.

Đối với GV giảng dạy: Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông qua

bài giảng trên lớp và lối sống gương mẫu và chuẩn mực của người Thầy.

Đối với GVCN: Một trong những lực lượng trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trò

quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS, GVCN là người thay Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo giáo dục THPT và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS, nắm được đặc thù riêng của HS theo lực học, sở thích, năng khiếu, theo phong tục từng địa phương... Từ đó vận dụng linh hoạt các phương pháp và kinh nghiệm để GDĐĐ cho HS.

Đối với hội CMHS: Nhiều bậc phụ huynh coi việc dạy học và giáo dục đó là

công việc của nhà trường. Nhiều phụ huynh khi con học khá thì họ không hề ngại đầu tư về thời gian, sự quan tâm và kể cả tài chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS phát triển. Ngược lại, khi con học chưa tốt thì lại có thái độ ngược lại và không quan tâm thỏa đáng, thậm chí tỏ thái độ thất vọng đối với HS. Điều đó gây khó khăn cho nhà trường, đó là quan điểm sai lầm và thiếu thực tiễn. Phải chỉ cho CMHS rõ: Trong giáo dục rất cần thành tích, tuy nhiên phải để ý đến chỗ xuất phát

viên khuyến khích của thày cô, bố mẹ. Nếu gia đình buông xuôi, dẫn đến con em hư hỏng đó là sự mất mát rất lớn đối với gia đình.

3.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Từ đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng và BGH nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả cán bộ, gv nhà trường và của Ban đại diện cha mẹ HS.

+ Tổ chức hội thảo, toạ đàm về hoạt động GDĐĐ để các thành viên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm thực tế của đồng nghiệp.

+ Thông tin tới các lực lượng tham gia GDĐĐ về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về HS: Kết quả GD năm trước, đầu vào, phân tích các các kết quả đó.

+ Chính quyền kết hợp với Công đoàn tuyên truyền vận động cán bộ, GV tham gia GDĐĐ cho HS. Phát động phong trào thi đua xuyên suốt năm học ví dụ

như: “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương ĐĐ và sáng tạo ” [4]

+ Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khóa, phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày: 20/11; 03/02; 26/3; 19/5...với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ GV về GDĐĐ cho HS xuyên suốt năm học.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Phải có sự chỉ đạo, định hướng của chi bộ Đảng, sự quản lý điều hành của BGH, sự đồng tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong trường, các đoàn thể trong nhà trường phải phối hợp đồng bộ, sự cộng tác nhiệt tình và có chất lượng của Ban đại diện CMHS.

+ Có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS. + Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tập trung dân chủ và ổn định cao, tập thể hội đồng giáo dục phải thể hiện sự đoàn kết, nhất trí thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 71)