1.2.4.1. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức
Quản lý GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các
Kiểm tra TTQL Tổ chức
Chỉ đạo
GDĐĐ bằng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó nhằm đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu, nội dung GDĐĐ theo các chuẩn mực mà xã hội đặt ra đối với người được giáo dục [31].
Như vậy, về mặt bản chất quản lí hoạt động GDĐĐ là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lí lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra.
1.2.4.2. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
Quản lí GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường là sự tác động Ban đức dục lên các bộ phận tham gia GDĐĐ bằng việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra các kế hoạch GDĐĐ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS là một trong những hoạt động của chủ thể quản lý trong nhà trường. Việc quản lí hoạt động này cũng tương tự như quản lí các hoạt động giáo dục khác, chỉ phân biệt bởi mục tiêu, đối tượng và biện pháp quản lý cụ thể.
1.2.5. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức 1.2.5.1. Khái niệm biện pháp
Theo “Từ Điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [45].
Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng” của tác giả
Nguyễn Văn Đạm: “Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định ” [46].
Như vậy, nghĩa chung nhất: biện pháp là cách làm, thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.
1.2.5.2. Biện pháp quản lí
Biện pháp quản lí là cách thức con đường cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quản lí nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.2.5.3. Biện pháp quản lí giáo dục
Biện pháp quản lí giáo dục là cách thức tiến hành, cách thức giải quyết quá trình tác động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực mà xã hội đương thời đặt ra.
Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ là cách thức, cách làm các công việc cụ thể của nhà quản lý – Hiệu trưởng để tác động vào toàn bộ quá trình GDĐĐ HS nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Theo cách định nghĩa trên, các nội dung quản lý phải áp dụng những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ sau đây:
+ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng liên quan.
+ Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thống nhất trong nhà trường để GDĐĐ học sinh.
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch GDĐĐ.
+ Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh…
+ Tích cực hơn trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục, thể thao và tăng cường các biện pháp quản lí học sinh.