3.3.2.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm xây dựng được kế hoạch chung – Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch riêng GDĐĐ cho HS một cách cụ thể theo từng học kỳ, tháng
chủ điểm trong năm học. Các lực lượng tham gia GDĐĐ thấy được rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong các bản kế hoạch thì bản kế hoạch mới được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan thì khi đó nó có tính khả thi và đạt hiệu quả.
3.3.2.2. Nội dung biện pháp
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường, phải cụ thể hóa các mặt hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, các phương pháp, hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, điều kiện vật chất phục vụ công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia GDĐĐ cho HS vào từng thời gian cụ thể trong năm học.
3.3.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Ngay đầu năm học, Hiệu trưởng cùng với sự trợ giúp của các Phó hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS toàn trường, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường THPT, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thiết thực, phù hợp với tâm lý, và đặc thù của HS để có hiệu quả giáo dục cao.
Nhà trường thành lập Ban đức dục (Ban chỉ đạo GDĐĐ) do đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên: Phó hiệu trưởng là phó Ban thường trực, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, Ban đại diện CMHS là ủy viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để cùng GDĐĐ HS.
Đưa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung GDĐĐ, vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn…các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện được của HS và các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức GDĐĐ HS.
Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng
cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành xây dựng kế hoạch:
+ Trước khi đưa ra kế hoạch cần tham khảo ý kiến của các tổ chức có liên quan, các chuyên gia; đóng góp, bổ sung của những cán bộ GV giàu kinh nghiệm, có uy tín.
+ Khi xây dựng kế hoạch phải luôn bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và của nhà trường. Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch phải xuất phát từ mục tiêu và vì mục tiêu GDĐĐ đã được lựa chọn.
+ Kế hoạch GDĐĐ cho HS cần những kế hoạch lâu dài, chiến lược, định hướng đón đầu cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng hoạt động chủ điểm, dịp lễ, kỷ niệm, phong trào, cuộc vận động lớn.
+ Kế hoạch phải được cụ thể, chi tiết hoá: có phân định thời gian, tổ chức, người thực hiện, nội dung và nhiệm vụ công việc rõ ràng.
+ Kế hoạch phải được triển khai đúng thời điểm, đúng tiến độ, đồng bộ, thống nhất; được quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh HS và được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời.
+ Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các nguồn lực phục vụ cho thực hiện kế hoạch, chú ý huy động và tranh thủ tối đa tiềm năng của các nguồn lực, lường trước, ngăn ngừa và hạn chế đến mức cao nhất những khó khăn, những tác động có ảnh hưởng xấu đến công tác GDĐĐ cho HS.
Ví dụ: Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Thời gian, địa điểm Chủ điểm Mục đích yêu cầu Hình thức hoạt động Điều kiện thực hiện Lực lượng tham gia Ban chỉ đạo 7g30’ Ngày 20 / 11, tại Kỷ niệm ngày Nhà - Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư - Mít ting kỷ niệm. - Tổng - Trang trí sân khấu, có khẩu hiệu, có tài - Toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh - Ban Giám Hiệu - Công
sân trường giáo Việt Nam trọng đạo của người Việt Nam. - Vai trò, trọng trách và nhiệm vụ của nghề dạy học. kết các hoạt động chào mừng trong tháng 11. liệu truyên truyền. - Hệ thống Loa, máy âm thanh tốt - Đại biểu , Sở GD&ĐT, Thị đoàn, CMHS, các đơn vị kết nghĩa… Đoàn - Đoàn Thanh Niên - GVCN
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Kế hoạch phải được xây dựng trên tinh thần tập thể, vì tập thể, bám sát thực tiễn, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ cho HS, các tổ chức, bộ phận, cá nhân trong hội đồng sư phạm nhà trường phải nhận thức đúng đắn sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS và ý thức rõ được trách nhiệm của mình trong công tác này.
Kế hoạch phải có tính khả thi, phải được triển khai thực hiện đồng bộ, đúng quy trình và phải nhận được sự nhất trí cao của tập thể hội đồng sư phạm.
Hiệu trưởng và BGH phải quan tâm triển khai, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thường xuyên và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp.
3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cụ thể hóa chuẩn mực ĐĐ đối với HS THPT 3.3.3.1. Mục đích của biện pháp
Giúp cho HS và các lực lượng giáo dục nắm được kỹ hơn, cụ thể hơn các chuẩn mực ĐĐ đối với HS THPT. Nắm được một cách đơn giản: ĐĐ là các quy tắc điều chỉnh hành vi con người trong mối quan hệ với nhau và đối với xã hội. Khi hành vi đúng thì nó tạo ra giá trị đối với cá nhân và XH, khi hành vi sai thì sẽ mất niềm tin của mọi người và bị dư luận xã hội lên án.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
Những chuẩn mực ĐĐ chi phối và quyết định các cử chỉ và hành vi của cá nhân, chỉ bảo con người nên làm gì, nên phải tránh việc gì, trước một hiện tượng của xã hội hay cá nhân thì biểu hiện thái độ ra sao.
Một số chuẩn mực ĐĐ có thể thay đổi tùy theo hình thái và chế độ chính trị, nhưng những chuẩn mực liên quan tới: lòng nhân ái, lương tâm, lòng tự trọng, kiêm tốn, sự trung thực...thì không thay đổi.
Hệ thống chuẩn mực ĐĐ cần giáo dục cho HS trong thời kỳ CNH-HĐH gồm những nhóm chuẩn mực rất cụ thể sau:
+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; + Nhóm chuẩn mực giáo dục ý thức pháp luật;
+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc khác; + Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống;
+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ hướng vào sự hoàn thiện bản thân.
- Một số chuẩn mực đã được cụ thể hóa trong chương trình giảng dạy của môn GDCD ở 3 năm THPT và những năm học trước, hoặc một số nội dung đã được tích hợp trong các hoạt động sinh hoạt tập thể, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Trong GDĐĐ cho HS phải đặc biệt lưu ý đến hành vi ĐĐ của HS. Hành vi ĐĐ là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt ĐĐ, chúng thường biểu hiện trong đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, lời
ăn tiếng nói. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: HS có thể có nhận thức, ý thức về ĐĐ đúng, nhưng hành vi ĐĐ có thể chưa đúng thì việc GDĐĐ chưa có kết quả.
[44].
Từ những quan niệm đó, nội dung của biện pháp này nhà trường phải chỉ đạo các bộ phận phải nắm được những điều căn bản về chuẩn mực ĐĐ. Chỉ đạo các bộ phận cụ thể hóa các chuẩn mực bằng các bảng: Nội quy HS, nhiệm vụ của HS, những điều cấm mà HS không được làm trong nhà trường và ngoài xã hội. Đồng thời cũng xây dựng một hệ thống bảng tương tự đối với cán bộ, GV, nhân viên trong trường.
3.3.3.3. Cách thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường - cụ thể là Hiệu trưởng phải lên kế hoạch và giao cho các bộ phận trong nhà trường cụ thể hóa các chuẩn mực bằng các bảng biểu: Nội quy, những nhiệm vụ, điều cấm, nâng cao văn hóa giao thông, vệ sinh môi trường...
- Chỉ đạo nâng cao vai trò GV dạy môn GDCD, có một số chuyên đề báo cáo với GVCN và hội đồng giáo dục về những mục tiêu chính của môn GDCD trong nhà trường và một số bộ luật từ đó bản thân mỗi GV nắm kỹ hơn những mục tiêu
của của môn GDCD nhằm hình thành cho HS nhóm chuẩn mực về tư tưởng chính trị và ý thức Pháp luật.
- Giao cho ĐTN có một số buổi sinh hoạt tập thể như:
+ Thảo luận để nắm bắt về bảng nội quy HS, những điều cấm...(Ví dụ: Bạn hãy kể những vấn đề trong nội quy HS; bạn còn vi phạm những điều cấm nào không; thái độ của bạn như thế nào khi thấy người bên cạnh vứt rác bừa bãi...)
+ Thảo luận những vấn đề rất cụ thể: Nâng cao văn hóa giao thông (Có 3 nội dung chính: Tham gia giao thông đúng luật, nhường nhịn khi tham gia giao thông, khi xảy ra va chạm thì hòa nhã giải quyết và giúp đỡ bạn đường);
- Tổ chức hội thảo GVCN về công tác GDĐĐ cho HS, các biện pháp giảm HS bỏ học, kinh nghiệm giáo dục cá biệt, giáo dục bằng tập thể...
- Hiệu trưởng tham mưu với Ban chi ủy, đề nghị công đoàn nhà trường phát động các đợt và phong trào thi đua: “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” ; phong trào “Vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ” “dạy học và giáo dục sát với đối tượng HS”...
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các lực lượng trong nhà trường phải nắm bắt tốt các chuẩn mực ĐĐ đối với HS THPT và từ đó có những yêu cầu cụ thể để HS phấn đấu rèn luyện trong học tập và trong tu dưỡng ĐĐ phù hợp với đối tượng HS trong nhà trường.
- Đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và thời gian hợp lý cho các lực lượng giáo dục.
3.3.4. Chỉ đạo sự phối hợp của ĐTN và tổ chủ nhiệm trong GDĐĐcho HS 3.3.4.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa ĐTN và tổ chủ nhiệm trong công tác GDĐĐ cho HS phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hai tổ chức này và đặc điểm cụ thể của địa phương, nhà trường. Tạo nên cơ chế hoạt động chặt chẽ, tăng cường sức mạnh cuả từng tổ chức và sức mạnh phối hợp trong GDĐĐ cho HS để từ hoạt động của hai lực lượng nòng cốt này tạo nên môi trường, không khí, động lực cho các hoạt động của các lực lượng, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nhà trường cùng tham gia và cùng thúc đẩy, nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.
Xác định những mối quan hệ giữa ĐTN, tổ chủ nhiệm với BGH và với Hiệu trưởng:
Đoàn trường hoạt động theo kế hoạch, chương trình hành động của Đoàn cấp trên và kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường trong từng giai đoạn, từng năm học. Ở nhà trường, hoạt động của ĐTN phải theo sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH nhà tr- ường và trực tiếp là Hiệu trưởng. Các hoạt động của ĐTN phải nhằm vào mục đích thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường, trong đó đặc biệt chú trọng các mục tiêu GDĐĐ.
Xác định những mối quan hệ giữa tổ chủ nhiệm với Hiệu trưởng:
Tổ chủ nhiệm có nhiệm vụ cụ thể hoá các mục tiêu GDĐĐ của nhà trường và sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng vào công tác chủ nhiệm; kịp thời tham mưu, đề xuất với BGH, Hiệu trưởng về tình hình và giải pháp của công tác chủ nhiệm và GDĐĐ cho HS.
Xác định mối quan hệ giữa tổ chủ nhiệm và ĐTN:
Tổ chủ nhiệm cùng kết hợp với ĐTN xây dựng tập thể HS tự quản; tổ chức các hoạt động chủ điểm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm GDĐĐ cho HS; thường xuyên GDĐĐ cho HS; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục hàng ngày và đánh giá, xếp loại thi đua của của các lớp (chi đoàn) trong các phong trào, các hoạt động và cả năm học.
Hiệu trưởng chỉ đạo sự phối hợp của tổ chủ nhiệm và ĐTN:
Hiệu trưởng chỉ đạo sự phối hợp của tổ chủ nhiệm và ĐTN từ khâu lên kế hoạch hoạt động riêng đến lưạ chọn nội dung, hình thức, biện pháp GDĐĐ và thống nhất các mục tiêu GDĐĐ cho HS. Phân định và xác định rõ nhiệm vụ nội dung phối hợp, trách nhiệm phối hợp của mỗi tổ chức ở từng công đoạn, từng phần việc cụ thể trong quá trình GDĐĐ cho HS.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, tiêu chuẩn của một tập thể tự quản tốt, biện pháp, cách thức xây dựng tập thể HS tự quản. Xây dựng và thống nhất tiêu chí đánh giá thi đua giữa các tập thể lớp trong các phong trào, hoạt động và đánh giá chung cả năm học; đặc biệt là các tiêu chí đánh giá về mặt GDĐĐ của HS. Đồng thời Hiệu trưởng cũng chính là người chỉ đạo, giám sát quá trình triển khai thực hiện và phối hợp hoạt động của hai tổ chức này. Qua chỉ đạo hoạt động xây dựng tập thể HS tự quản của
ĐTN và tổ chủ nhiệm, biến quá trình GDĐĐ thành quá trình tự giáo dục và quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ thành quá trình tự quản lý của HS.
3.3.4.3. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng có hướng lựa chọn và xây dựng được các thành viên trong Ban thường vụ Đoàn trường, các GVCN có năng lực sư phạm, năng lực điều hành, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục, đặc biệt là GDĐĐ.
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học của Bộ GD- ĐT, Sở GD - ĐT, của trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn, Thị Đoàn và kế hoạch cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm và ĐTN phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch GDĐĐ cho HS. Kế hoạch của tổ chủ nhiệm và của ĐTN phải thống nhất xác định được những trọng tâm của hoạt động GDĐĐ cho HS và nội dung, nhiệm vụ phối hợp trong công tác này. Các chỉ tiêu, mục tiêu của ĐTN và tổ chủ nhiệm về GDĐĐ và tiêu chí đánh giá kết quả, xếp loại thi đua giữa các chi đoàn, phải được thống nhất, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với mục tiêu và tình hình cụ thể của nhà trường.
Đoàn trường và tổ chủ nhiệm tổ chức cho các chi đoàn xây dựng kế hoạch năm học, đăng ký thi đua xây dựng tập thể tự quản tốt và các danh hiệu thi đua: Chi đoàn vững mạnh, lớp tiên tiến, tập thể kiểu mẫu…từ đầu năm học.
Quy định các cuộc họp định kỳ hàng tháng, sơ kết học kỳ, cuối năm để ĐTN, tổ chủ nhiệm trao đổi, thống nhất điều chỉnh nội dung, cách thức thực hiện hoạt động GDĐĐ; báo cáo kết quả, tình hình với BGH, Hiệu trưởng.
Các hoạt động, các phong trào, mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động của Đoàn phải được tổ chủ nhiệm ủng hộ và phối hợp thực hiện; phải phát huy được vai trò cố vấn, định hướng, sự gia công nhiệt tình của GVCN với lớp. Ngược lại các kế hoạch hoạt