1.3.2.1. Môi trường xã hội
Môi trường sống, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, những quan niệm đạo đức, lối sống của thời đại có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi ĐĐ của HS THPT, kể cả mặt tích cực và tiêu cực. Thậm trí nếu không có định hướng giáo dục, biện pháp ngăn ngừa thì những cái xấu, mặt trái trong đời sống xã hội thường có nguy cơ xâm nhập và gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đánh gục sự phát triển nhân cách của các em bởi lúc này các em rất thích khám phá điều mới lạ, bất
ngờ, thích có một “lối sống hiện đại”, theo mốt, thoả mãn cái tôi của mình…trong
khi các kĩ năng sống cơ bản lại chưa được chuẩn bị.
1.3.2.2. Quan hệ trong gia đình, tình cảm cha mẹ
“Gia đình là là tế bào của xã hội, là tập hợp của những người cùng chung sống, là một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân về dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái” [5, tr 4].
Mặc dù ở lứa tuổi THPT, các em có xu hướng thoát khỏi phạm vi gia đình, nhưng chính đây là lúc gia đình có vai trò nền tảng, bệ phóng hết sức quan trọng trong việc định hướng, động viên, đồng thời ngăn ngừa và giám sát quá trình phát triển về nhận thức, ý thức tình cảm và hành vi ĐĐ của các em. Ở lứa tuổi này các em thường mặc cảm với thế hệ cao tuổi hơn, bàng quan với quá khứ, có hướng thực dụng, đua đòi cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thường, dễ bị xa đà, bị cuốn hút vào các tệ nạn xã hội, đi ngược lại với các giá trị nhân văn. Nếu được sự kiểm soát, chăm sóc chu đáo của gia đình thì những nguy cơ trên được ngăn chặn, đẩy lùi đáng kể. Gia đình không hạnh phúc, người thân không quan tâm là một thiệt thòi lớn đối với trẻ, đặc biệt là các em ở lứa tuổi THPT. Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến tình trạng sút kém ĐĐ của HS THPT hiện nay.
Trong mỗi gia đình, cha, mẹ là những người có vai trò trụ cột. Nhân cách đúng mực và sự quan tâm thoả đáng của cha mẹ là điều kiện, cơ sở quan trọng giúp học sinh THPT hình thành và phát triển hành vi đạo đức.
1.3.2.3. Các mối quan hệ bạn bè
Bạn bè cùng lứa tuổi là những người có nhiều điểm chung về môi trường, điều kiện sống, quan niêm, nhận thức, tình cảm và sở thích. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi mặt của đời sống.
Với học sinh THPT, quan hệ bạn bè là một trong những quan hệ chủ đạo, rất phong phú và phức tạp. Những ảnh hưởng của mối quan hệ bạn bè này đến ĐĐ và sự phát triển nhân cách của các em có tính chất hai mặt rất rõ rệt. Có bạn, chọn được bạn tốt là điều kiện thuận lợi để các em học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách cũng như đứng vững trước những tác động không tích cực của nhóm bạn xấu, những cám dỗ của tệ nạn xã hội.
1.3.2.4. Các mối quan hệ trong nhà trường, tình cảm thầy cô
Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân đáp ứng được những yêu cầu của xã hội .
Trong nhà trường, đội ngũ GV đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, giáo dục HS. Thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm có thể nắm bắt được diễn biến tâm lí phức tạp cũng như kịp thời tư vấn, uốn nắn những hành vi ĐĐ của HS tuổi mới lớn. Tấm gương về nhân cách, ĐĐ và năng lực của thầy cô có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến ý thức và sự rèn luyện ý thức ĐĐ của HS THPT.
1.3.2.5. Cá nhân tự rèn luyện thường xuyên liên tục
Ở lứa tuổi học THPT, sự phát triển ý thức ĐĐ, lối sống, nếp sống có những diễn biến phức tạp và có nhiều biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình định hình nhân cách. Vì thế ở giai đoạn này tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Việc các em dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục, để đấu tranh. Đồng thời tu dưỡng, hình thành hành vi, thói quen ĐĐ trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân cũng như trong sinh hoạt cộng
đồng, trong mọi mối quan hệ của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định đến ĐĐ và nhân cách của các em.
Tự GD có vai trò động lực bên trong hết sức to lớn. GDĐĐ đạt được mục đích trong điều kiện nếu nó phối hợp với tự giáo dục, bổ sung cho tự giáo dục. Quá trình tự giáo dục sẽ góp phần bổ sung cho giáo dục, củng cố kết quả giáo dục. Tự giáo dục thúc đẩy cá nhân và có ảnh hưởng đến kết quả giáo dục
1.3.2.6. Các tác động của môi trường sống, điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội đến hoạt động GDĐĐ
Môi trường sống, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ đến sự hành thành và phát triển nhân cách của HS. Tác động của môi trường sống
(nông thôn, miền núi, thành phố…), mặt trái của cơ chế thị trường như lối sống thực
dụng vì lợi ích vật chất, lối sống ích kỷ, vô cảm với mọi người…dẫn đến những
biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực, giá trị ĐĐ cho các em
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội nên có những hiểu biết rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những hiểu biết có lợi thì còn vô vàn những thông tin có tác động xấu đến nhân cách của các em. Mặt khác những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà các em tiếp xúc là những tác động tiêu cực làm méo mó những điều tốt đẹp mà các em được cha mẹ và nhà trường giáo dục, vì vậy đã tạo nên những khó khăn không nhỏ cho quá trình GDĐĐ HS. Như vậy, các cấp chính quyền, đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong xã hội cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cũng như những nhu cầu chính đáng của các em để tạo điều kiện thuận lợi về môi trường, cơ sở vật chất… nhằm giáo dục các em có hiệu quả cao nhất theo các chuẩn mực ĐĐ của xã hội.