Hình thức giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 35)

Hình thức GDĐĐ là những con đường, những phương thức tổ chức việc GDĐĐ cho HS nhằm đạt mục tiêu giáo dục. GDĐĐ được thông qua những con đường sau:

1.4.4.1. GDĐĐ thông qua giảng dạy các môn học

Thông qua môn GDCD trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về trách nhiệm công dân, ý thức pháp luật, quyền lợi, nhĩa vụ công dân đồng thời HS nắm được những yêu cầu tối thiểu của những bộ luật được nghiên cứu. Thông qua giảng dạy môn Văn và các môn khoa học xã hội bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm lòng yêu thương con người, biết yêu, biết ghét đúng, biết làm theo những điều thiện... Từ việc tiếp thu tri thức các môn học mà học sinh sẽ dần hình thành nhân sinh quan, một thế giới quan khoa học, từ đó hình thành dần các hành vi đạo đức đúng đắn.

1.4.4.2. GDĐĐ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bao gồm các hoạt động nối tiếp các hoạt động trong giờ học, có thể thực hiện được ở trong nhà trường, ở nhà văn hóa địa phương, nơi HS cư trú gồm rất nhiều hoạt động phong phú như: Hoạt động văn hóa – thông tin, hoạt động chính trị - xã hội, ngoại khóa chuyên đề, các trò chơi khoa học có tính định hướng….thông qua đó đưa học sinh vào thực tế lĩnh hội tri thức khoa học, các chuẩn mực và hành

vi ĐĐ được hình thành một cách tự giác.“Hình thức này rất phong phú và đa dạng, yêu cầu xây dựng chương trình hoạt động thống nhất, nội dung rõ ràng, sẽ củng cố nhận thức hình thành niềm tin, rèn luyện kỹ năng, hành vi văn hóa phù hợp với chuẩn mực ĐĐ tư tưởng chính trị, lối sống của xã hội” [ 23, tr327].

1.4.4.3. Giáo dục thông qua lao động

Thông qua hình thức này giáo dục cho HS có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, qua đó giáo dục lòng yêu lao động, sự trân trọng với các thành quả lao động cá nhân

của cộng đồng và xã hội. “Lao động sáng tạo đã tạo ra bản thân con người”[8]. 1.4.4.4. GDĐĐ thông qua sự gương mẫu của người thầy

Người thầy luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo. Nhân cách và trình độ chuyên môn của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục và đào tạo cho HS. Ở lứa tuổi này, HS đã biết nhận xét về thầy cô, các em có xu hướng cảm phục

thầy cô dạy giỏi, có phẩm chất cao và tự hào được học các thầy cô đó, từ đó các em

sẵn sàng làm theo sự hướng dẫn của các thầy cô.

1.4.4.5. GDĐĐ thông qua sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Sự kết hợp này là vô cùng qua trọng trong quá trình GDĐĐ cho HS. Chủ tịch

Hồ Chí Minh từng nói: “Giáo dục trong nhà trường dù có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn…” [33].

Phần lớn thời gian của HS THPT là sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng xã hội. Gia đình và cộng đồng nơi cư trú phải là môi trường giáo dục đầu tiên nhằm hình thành phát triển phẩm chất ĐĐ nhất là tình người. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và gia đình với hàng xóm xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các hành vi giao tiếp có văn hóa, có ĐĐ của mỗi người.

1.4.4.6. GDĐĐ thông qua tự tu dưỡng, tự rèn luyện của HS

Tác giả Phạm Hồng Quang Cho rằng: Giáo dục là một phúc lợi, nếu người học không bỏ sức ra mà rèn luyện thì cũng không thể hưởng phúc lợi đó. [39]. Đối với GDĐĐ thì điều này càng đúng hơn. Sự tự giáo dục là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng ĐĐ của mỗi HS. Sự phát triển ĐĐ có sự tác động bên ngoài và động lực bên trong – động lực bên trong đó chính là sự tự giáo dục. Nếu HS thực hiện sự tự giáo dục tốt thì từ chỗ họ là đối tượng của giáo dục dần trở thành chủ thể của giáo dục và từ đó nhân cách HS hoàn thiện tốt hơn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 35)