3.3.5.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ HS một cách hợp lý, khoa học nhằm đánh giá chính xác công bằng kết quả rèn luyện của HS, từ đó giúp HS nhận thức đầy đủ về bản thân phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Động viên kích thích đội ngũ cán bộ, GV và HS thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đào tạo và rèn luyện ĐĐ.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục đào tạo của đội ngũ cán bộ, GV và kết quả rèn luyện ĐĐ của HS, kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, GV và HS.
3.3.5.2. Nội dung biện pháp
Đánh giá đúng kết quả rèn luyện của tập thể lớp và HS sẽ tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ của HS. Để đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện của HS cần phải thực hiện các nội dung:
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tiết học, tiêu chuẩn đánh giá thi đua lớp hàng tuần, hàng tháng và học kỳ.
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm HS theo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- Xây dựng quy trình đánh giá xếp loại lớp, xếp loại hạnh kiểm học sinh. - Tiến hành đánh giá theo đúng qui định.
Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là Điều lệ trường trung học, các thông tư, văn bản của Bộ GD-ĐT về GDĐĐ và đánh giá hạnh kiểm, nội quy của nhà trường. Cụ thể hóa các mặt rèn luyện cần đánh giá để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá một cách khoa học. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ, GV và HS, thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt
Tiêu chuẩn đánh giá tập thể lớp hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và năm học cần phải lượng hóa thành quan điểm, định mức điểm phù hợp để xếp loại tốt, trung bình, yếu.
Tiêu chuẩn đánh giá HS phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.
GVCN phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tập thể tổ chức HS.
Kết quả rèn luyện ĐĐ của tập thể lớp thể hiện ở kết quả thi đua của một lớp. Vì vậy phải thực hiện đánh giá theo qui trình hợp lý.
Ban thi đua phân công cá nhân phụ trách công tác thi đua của tập thể lớp. Người trực tiếp theo dõi là một đại diện của Ban thi đua đồng thời là cán bộ đoàn trường, giáo viên quản lý HS hay tổ tự quản của HS.
Cuối tuần, cuối tháng, một đại diện của ban thi đua tổng hợp điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đánh giá ưu khuyết điểm, dự kiến xếp loại thi đua. Hiệu trưởng tổ chức họp ban thi đua duyệt xếp loại các lớp, công khai kết quả xếp loại trước toàn trường. Từng tập thể lớp tổ chức rút kinh nghiệm kết quả xếp loại hàng tuần, hàng tháng biểu dương học sinh đóng góp thành tích cho phong trào lớp, phê bình HS vi phạm làm hạn chế kết quả thi đua của lớp.
Nếu phát động thi đua theo chủ đề thì cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho từng đợt.
Việc đánh giá hạnh kiểm HS tiến hành hàng tháng, học kỳ và cả năm học mỗi một tháng mỗi HS tự viết bản tự nhận xét về kết quả rèn luyện ĐĐ. HS góp ý và xếp loại. Chủ nhiệm xem xét quyết định xếp loại hạnh kiểm tháng của HS, báo cáo danh sách xếp loại cho hiệu trưởng.
Qui trình xếp loại hạnh kiểm học kỳ và hạnh kiểm năm học:
+ HS tự đánh giá hạnh kiểm của mình, đưa ra những ưu, khuyết của mình + GVCN thông qua sổ theo dõi của cán bộ lớp và GVBM
+ GVCN điều chỉnh xếp loại sau khi lấy ý kiến của cán bộ lớp và GVBM + Hiệu trưởng phê duyệt hạnh kiểm HS các lớp do GVCN đề nghị
Để việc xét duyệt được chính xác công bằng, hiệu trưởng cần triệu tập họp xét duyệt hạnh kiểm gồm ban giám hiệu, ban kiểm duyệt, ban thường vụ đoàn trường, GVCN.
Việc đánh giá đúng và khách quan hạnh kiểm của HS có ý nghĩa tích cực giúp HS ý thức được khuyết điểm của bản thân, xác định được hướng phân đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn. Nếu đánh giá hạnh kiểm thiếu công bằng, thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của HS, tạo “sức ỳ” đối với HS chậm tiến. Vì vậy GV phải là nhà sư phạm mẫu mực, khách quan, vô tư, hiểu biết sâu sắc tâm tư, nguyện vọng của HS, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải tập hợp được các ý kiến đánh giá đúng, phân biệt được các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên được sự nỗ lực của tập thể lớp và HS.
Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT qui định, hiệu trưởng phải thống nhất trong nhà trường qui định bổ sung các danh hiệu thi đua.
Hiệu trưởng phải trực tiếp dự thảo hoặc cử thành viên ban thi đua, dự thảo tiêu chuẩn thi đua trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua do ngành cấp trên qui định, tổ
chức cho cán bộ, GV thảo luận, góp ý bổ sung, ban thi đua bổ sung hoàn thiện trình hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi có tiêu chuẩn thi đua chính thức phổ biến tiêu chuẩn thi đua trong cán bộ, GV, HS. Hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học thống nhất các chỉ tiêu thi đua của trường. Mỗi tổ, mỗi nhóm và cá nhân tự xây dựng chỉ tiêu thi đua của tổ nhóm và cá nhân mình. Mỗi tập thể lớp và cá nhân HS đề ra chỉ tiêu của lớp và cá nhân mình.
Đối với việc khen thưởng, trách phạt tập thể HS và cá nhân HS cần thực hiện theo qui trình: Cá nhân HS, tập thể HS tự đánh giá thống nhất kết quả đánh giá, GVCN đánh giá kết quả kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành khen thưởng, trách phạt
Việc khen thưởng, trách phạt HS tiến hành vào buổi sáng chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.
Đối với cán bộ, GV để tiến hành khen thưởng trách phạt, cán bộ giáo viên cần phải thực hiện theo qui trình. cá nhân tự đánh giá, tập thể tổ nhóm kết luận, họp ban thi đua xét duyệt. Hiệu trưởng phê duyệt, tiến hành khen thưởng trách phạt. Đối với các danh hiệu thi đua cao hơn không thuộc thẩm quyền khen thưởng của nhà trường Hiệu trưởng phải trình lên cấp trên phê duyệt và ra quyết định khen thưởng.
Để đánh giá cán bộ, gv và công nhân viên trong nhà trường được toàn diện không thể thiếu ý kiến của HS. BGH mỗi năm tổ chức một lần lấy nhận xét đánh giá của các em đối với GV của mình, thông qua hình thức tổ chức hết sức nhẹ nhàng. Ví dụ kết hợp với các ngày kỷ niệm 26/3, HS có thể ghi những suy nghĩ của mình về các thầy cô hoặc thể hiện trên những bức tranh(yêu cầu các cách thể hiện phải có văn hóa) hoặc viết những ưu, nhược điểm mà HS nhận thấy ở mỗi người thày của mình. Một điều đáng lưu tâm là BGH, cán bô, GV tiếp nhận những suy nghĩ của các em như thế nào? Chắt lọc những ý kiến để điều chỉnh bản thân phù hợp với các em và biết rõ những tâm tư nguyện vọng hoặc nhìn nhận sai lệch về những người thày của các em để GV kịp thời uốn nắn.
Công tác khen thưởng, trách phạt được tiến hành trong các cuộc họp, hội nghị, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.
Các hình thức khen thưởng gắn với các phong trào thi đua. Vì vậy cần xây dựng phong trào lành mạnh tránh tình trạng “ganh đua” ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục.
Phải kết hợp các hình thức trách phạt với các biện pháp giáo dục khác đề giúp người có khuyết điểm xác định được hướng khắc phục cần sửa chữa.
Khi tiến hành trách phạt HS, cán bộ, GV phải thể hiện được tình thương, trách nhiệm, xử lý có tình, có lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giác ngộ được ý thức cố gắng vươn lên của HS.
3.3.5.3 Cách thực hiện biện pháp
- Từ đầu năm học Ban đức dục tổ chức các buổi họp hội đồng để học nhiệm vụ năm học có tích hợp các nội dung liên quan đến đánh giá quá trình tu dưỡng ĐĐ của HS, cho cán bộ, GV học tập, thảo luận các nội dung sau:
+ Học tập, thảo luận nội dung Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, chú ý kỹ phần xếp loại hạnh kiểm HS.
+ Học tập, thảo luận những nội quy, nhiệm vụ, những điều cấm đối với HS mà nhà trường đã ban hành.
+ Cuối các tháng yêu cầu GVCN báo cáo xếp loại hạnh kiểm của HS
- Khi đánh giá xếp loại ĐĐ của HS phải chú ý đến những tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ.
- Các thày cô bộ môn và các lực lượng liên quan đều tham gia đánh giá xếp loại ĐĐ HS cuối kỳ và cuối năm. GVCN là người chịu trách nhiệm chính và thu thập số liệu theo bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS (kì, năm học)
Các LL HS HS tự nhận Tập thể lớp
Tập thể giáo viên bộ môn, đoàn TN, chủ
nhiệm Kết luận Ghi chú GD CD T NV Lý … Đoàn TN GVCN Ng. Văn A …
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá ĐĐ HS trong giai đoạn hiện nay.
- Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá ĐĐ HS một cách khách quan.
- Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh với HS
- Sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Có thể một trong những người trong BGH làm trưởng ban thành lập một tổ kiểm tra công tác.
- Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời.
- Kiểm tra trên những tiêu chuẩn đã đề ra trước
- Khi tiến hành kiểm tra soạn thảo mẫu biên bản trước để có những kết luận chính xác.
- Công tác này phải được BGH ủng hộ, đồng tình, quan tâm thường xuyên, nhắc nhở động viên kịp thời đội ngũ GVCN