Hải Dương
2.2.2.1. Nhận thức của GVCN về công tác GDĐĐ cho HS
Để có cơ sở đánh giá quá trình nhận thức của GV về việc GDĐĐ cho HS THPT tác giả khảo sát 50 GVCN trong trường và thu được kết quả ở bảng 2.7
Bảng 2.7 Nhận thức của GVCN về công tác GDĐĐ cho HS
STT Các hoạt động Ý kiến Điểm TB Xếp bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết
1 Thực hiện bài giảng GDĐĐ
thông qua giờ sinh hoạt lớp 50 0 0 3 1
2 Tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp cho lớp chủ nhiệm 7 43 0 2.14 13
3
Theo dõi đánh giá biểu dương học sinh có thành tích, giáo dục học sinh vi phạm
35 15 0 1.36 14
4
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá hạnh kiểm, phối hợp GVCN, GVBM với tổ chức đoàn thể để đánh giá hạnh kiểm học sinh chính xác, công bằng, khách quan
31 19 0 2.62 3
5 Hướng dẫn các hoạt động tự
quản cho học sinh 10 40 5 2.3 10
6
Phối hợp GVBM, PHHS, BGH để thống nhất biện pháp giáo dục
34 16 0 2.68 2
7 Phối hợp với chính quyền, đoàn
thể các cấp để giáo dục học sinh 21 29 0 2.42 6 8 Thông qua việc giảng dạy 18 30 2 2.32 9
chuyên đề truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương, môi trường sống
9 Thông qua sinh hoạt đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh 22 28 0 2.44 5
10
Qua tổ chức các ngày lễ, ngày hội, các hoạt động kỉ niệm lớn của đất nước
16 26 8 2.16 12
11 Hoạt động xã hội, từ thiện nhân
đạo, uống nước nhớ nguồn 20 25 5 2.3 10
12 Lao động, vệ sinh, bảo vệ môi
trường 19 29 2 2.34 7
13 Hoạt động thể dục thể thao, rèn
luyện thân thể 28 17 5 2.46 4
14 Tổ chức các hoạt động văn hóa,
văn nghệ 22 23 5 2.34 7
Kết quả khảo sát cho thấy, lực lượng GVCN rất coi trọng việc phối hợp với GVBM, hội cha mẹ HS, BGH để giáo dục đối tượng HS cá biệt. Qua trao đổi với GVCN, tác giả nhận thấy họ rất lúng túng trong việc đề ra biện pháp GDĐĐ phù hợp, hiệu quá với đối tượng HS cá biệt trong lớp, chính đối tượng này làm ảnh hưởng đến phong trào lớp, lôi kéo các thành phần khác. Tuy nhiên, việc phối hợp với các lực lượng bên ngoài lại không được GVCN quan tâm cũng như việc để HS tự quản và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.2.2.2. Nhận thức của đội ngũ GVBM
Tác giả đã trưng cầu ý kiến của 100 GVBM về mức độ cần thiết của các hoạt động GDĐĐ ở các trường THPT thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương, thông qua bảng 2.8
Bảng 2.8 Nhận thức của GVBM về mức độ cần thiết của các hoạt động GDĐĐ cho HS STT Các hoạt động Ý kiến Điểm TB Xếp bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết
1 Giáo dục đạo đức thông qua bài
giảng chuyên môn 35 64 1 2.34 1
2
Quản lý chặt chẽ nề nếp, giờ học bộ môn, thực hiện GDĐĐ trong giờ học bộ môn
11 89 0 2.11 2
3 Tham gia các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp 0 63 37 1.09 5
4
Tham gia cùng GVCN, BGH bàn bạc biện pháp để giáo dục HS các biệt, yếu kém về đạo đức
27 54 19 2.08 3
5
Tham gia phối hợp cùng Đoàn thanh niên, ban quản sinh thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh
5 88 7 1.98 4
Như vậy, việc GDĐĐ thông qua bài giảng được đa số GVBM coi là mối quan tâm hàng đầu bên cạnh đó việc phối hợp GVCN, BGH, để tìm biện pháp giáo dục HS cá biệt cũng được GVBM coi trọng. Đây là nhận thức hết sức xác đáng. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động chưa thật sự nhất quán. Qua trao đổi với HS, các em chỉ ra rằng GDĐĐ là của GVCN. Bên cạnh đó GDĐĐ thông qua bài giảng cũng được GVBM chú trọng, nhưng việc này chủ yếu được thực hiện ở các môn khoa học xã hội còn các môn tự nhiên thì ít được quan tâm. Nhận thức GDĐĐ thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ít được GVBM quan tâm, có lẽ vì đa số cho rằng đó là hoạt động chuyên trách của GVCN, hoặc đây là hoạt động ít được tổ chức, tốn nhiều thời gian mà hiệu quả thấp. Đây là nhận thức chưa đúng về hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, loại hình giáo dục mang tính GDĐĐ rất cao mà hiện đang được triển khai đại trà.
2.2.2.3. Việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ và các nội dung GDĐĐ
Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ, tác giả khảo sát 50 cán bộ quản lý và GV về mức độ quan tâm các mục tiêu GDĐĐ dưới đây
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá thực hiện mục tiêu GDĐĐ
STT Mục tiêu giáo dục Mức độ Rất tốt Tốt TB Yếu- Kém 1
Trang bị những tri thức cần thiết về chính trị, đạo đức, văn hóa, xã hội phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực đạo đức xã hội
0 36 14 0
2
Hình thành thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin trong sáng với bản thân với mọi người
0 39 8 3
3 Giáo dục học sinh thực hiện những
chuẩn mực đạo đức của xã hội 0 20 23 7
4 Giáo dục ý thức chấp hành qui định của
pháp luật, nội quy của nhà trường đề ra 0 43 7 0
5
Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập. Xác định động cơ học tập đúng đắn. Cần cù say mê, vượt khó trong học tập
5 40 5 0
6 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước 0 38 12 0
7 Giáo dục các truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và nhà trường 0 36 12 2
8 Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân
tương ái 17 33 0 0
9 Giáo dục tình bạn, tình yêu đúng đắn 0 38 12 0
10 Giáo dục lối sống có văn hóa 0 42 8 0
12 GD tinh thần đấu tranh phê bình lên án
cái xấu, cái ác 6 20 22 2
Các mục tiêu GDĐĐ chủ yếu được nhà trường quan tâm giáo dục và đã được đánh giá ở mức khá cao. Trong số các mục tiêu được đánh giá đạt mức độ ở mức cao là giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập. Giáo dục ý thức chấp hành qui định của pháp luật, nội quy của nhà trường đề ra…Tuy nhiên việc giáo dục tình bạn tình yêu lại không được đánh giá tốt, việc giáo dục tình bạn tình yêu cho tuổi mới lớn là rất cần thiết, việc phát triển tâm sinh lý là điều hết sức tự nhiên. Chúng ta hướng các em đi đúng hướng là việc làm giúp các em bớt đi sai lầm, đồng thời tăng tính giáo dục toàn diện hơn. Bên cạnh đó mục tiêu GDĐĐ tự giác thực hiện những chuẩn mực ĐĐ của xã hội cũng bị đánh giá thấp.
2.2.2.4. Việc thực hiện phương pháp GD và các hình thức GDĐĐ * Về thực hiện phương pháp GD
Kết quả khảo sát về các phương pháp GDĐĐ được thể hiện ở bảng 2.10
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các phương pháp GDĐĐ chủ yếu
TT Các biện pháp GDĐĐ
Ý kiến đánh giá chung
CBQL GV HS Tổng hợp Tỷ lệ Xếp thứ Tỷ lệ Xếp thứ Tỷ lệ Xếp thứ Tỷ lệ Xếp thứ 1 Nói chuyện hội thảo về ĐĐ 57 9 57 8 69 5 60 7 2 Sinh hoạt về nội quy, điều lệ 77 5 68 6 59 7 65 6 3 Nêu gương người tốt, việc tốt 81 4 81 4 71 4 77 4
4 Phê phán những hiện tượng
tiêu cực 86 3 94 2 89 2 92 2
5 Phát động thi đua, khen
thưởng, kỷ luật 100 1 100 1 80 3 100 1
6 Tổ chức tự quản cho học sinh 50 10 48 10 49 10 49 10
7 Mời PHHS đến trường để trao
đổi 72 6 76 5 57 8 69 5
luật
9 Nhắc nhở động viên 90 2 88 3 99 1 96 3
10 Nêu yêu cầu giao trách nhiệm
cho học sinh thực hiện 61 8 51 9 65 6 53 9
11
Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thực hiện các nội dung giáo dục
45 11 43 11 43 11 44 11
Qua bảng điều tra, các phương pháp GDĐĐ được GV sử dụng thường xuyên nhất là: Nhắc nhở động viên; phát động thi đua, khen thưởng kỷ luật; phê phán những hiện tượng tiêu cực. Các phương pháp GDĐĐ ít được sử dụng là tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thực hiện các nội dung giáo dục; nói chuyện, hội thảo về ĐĐ; tổ chức tự quản cho HS…Các phương pháp GD này được nhìn nhận và đánh giá lại rất khác nhau giữa các đối tượng khảo sát, chẳng hạn CBQL đánh giá cao phương pháp nói chuyện, hội thảo về ĐĐ, thì GV và HS lại đánh giá thấp…Học sinh đánh giá cao tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thể hiện nội dung GD… thì GV và CBQL cho rằng sử dụng phương pháp này là nhiều là đủ. Rõ ràng đây là điều cần lưu ý khi sử dụng và lựa chọn các phương pháp GD cho phù hợp với lứa tuổi HS, cũng như nhận thức của của GVCN, CBQL.
Việc nhắc nhở, động viên, phát động thi đua khen thưởng là các phương pháp GDĐĐ chủ yếu hiện nay, nhưng để đạt mức độ giáo dục toàn diện, cần quan tâm đến việc tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là công tác tự quản cho HS. Đây là thực trạng đáng quan tâm và có hướng khắc phục sớm để công tác GDĐĐ đạt hiệu quả hơn.
* Về hình thức GDĐĐ
Với câu hỏi “Nhà trường đã GDĐĐ cho HS thông qua những hình thức nào?” khảo sát GV (100) HS (400) có được số liệu sau đây:
Bảng 2.11: Các hình thức GDĐĐ cho HS
TT Các hình thức GDĐĐ cho HS Số lượng Tỷ lệ % 1 GDĐĐ thông qua bài giảng môn GDCD 500 100 2 GDĐĐ thông qua bài giảng của các bộ môn 485 95
4 Hoạt động TDTT, quân sự 410 70
5 Hoạt động văn hóa, văn nghệ 450 83
6 Hoạt động xã hội từ thiện 466 88
7 Hoạt động thời sự chính trị 403 67
8 Đầu năm học tập nội quy 490 96
9 Hoạt động tự quản của tập thể học sinh 395 79 10 Thông qua việc giảng dạy chuyên đề truyền
thống lịch sử, văn hóa của địa phương, môi trường sống
388 77.6
11 Thông qua các hoạt động GDNGLL 455 91
12 Giáo dục bằng các hình thức trách phạt 323 64.6 13 Giáo dục bằng các biện pháp niêu gương, thi
đua, khuyên bảo 460 92
14 Giáo dục thông qua diễn đàn, đối thoại 312 62.4 Từ kết quả của bảng trên nhận thấy công tác GDĐĐ cho HS các trường THPT tại thị xã Chí Linh chủ yếu thông qua dạy học chính khóa: Qua bộ môn GDCD, học tập nội quy nhà trường... Có một số hình thức được cả GV và HS đánh giá cao như: Thông qua bài giảng, sinh hoạt lớp, Đoàn, hoạt động văn nghệ, học nội quy trường lớp…Còn một số hình thức GDĐĐ GV đánh giá cao nhưng HS ngược lại như: Các hoạt động thời sự chính trị…
Thực tế các trường THPT tại thị xã Chí Linh, đã có nhiều cố gắng trong công tác GDĐĐ, nhưng các hình thức GDĐĐ còn ở bề rộng chưa sâu, còn nặng nề về hình thức, chưa thực sự thu hút HS tự tham gia để rèn luyện mình và để nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.