Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐcho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 66)

trường THPT thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương

2.3.7.1 Những mặt tích cực

Có sự chỉ đạo của Chi ủy, BGH về việc chủ động xây dựng các kế hoạch giáo dục toàn diện và các kế hoạch GDĐĐ cho HS. Đã chú ý tăng cường các biện pháp chỉ đạo triển khai kế hoạch, sự phối hợp các lực lượng, huy động CSVC, trang

Trong những năm học qua, các thầy cô giáo các trường THPT thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương với sự nỗ lực của mình đã trau dồi phẩm chất và năng lực, thể hiện tấm gương sáng cho HS noi theo. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tấm gương tiêu biểu trong công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện ĐĐ HS.

Việc phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường đã có tác dụng tích cực trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, giữ được môi trường lành mạnh, đồng thời cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết trong công tác GDĐĐ hình thành nhân cách HS.

Công tác bồi dưỡng, chọn, giao nhiệm vụ làm GVCN được nhà trường chú trọng về lực lượng, coi đây là cầu nối giữa nhà trường với tập thể lớp, với từng HS và cũng là đường dây liên lạc hiệu quả nhất để truyền và thu nhận thông tin từ hai phía nhằm điều chỉnh kịp thời công tác chỉ đạo của các CBQL. Đồng thời đội ngũ GVCN cũng giữ được mối liên lạc với phụ huynh, nắm bắt cụ thể hoàn cảnh của từng gia đình HS để vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và thực sự có hiệu quả.

Các bộ phận, các đoàn thể, tổ chức chính trị, hội cha mẹ HS và HS đã nhận thức được tầm quan trọng của GDĐĐ đã chủ động tham gia vào các hoạt động và đánh giá chất lượng GDĐĐ của nhà trường.

Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp được chú trọng, đã có nhiều các phong trào phong phú, đa dạng: giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch… đã thực sự đem lại những tác dụng bổ ích trong suy nghĩ và hành động của HS.

Về phía HS thì đại đa số các em có nhận thức đúng đắn về những giá trị chuẩn mực, luôn vâng lời thày cô giáo, ra sức phấn đấu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất của mình để trở thành con ngoan trò giỏi, nhiều em đã tỏ rõ sự quyết tâm cố gắng trở thành người con ngoan, trò giỏi.

2.3.7.2 Những mặt hạn chế

BGH còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, điều này thể hiện ở việc chưa có kế hoạch chuyên đề về GDĐĐ hành năm, hàng tháng, nếu có thì nội dung GDĐĐ cho HS chưa thiết thực, chưa thật phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường. Hình thức GDĐĐ cho HS đề ra trong kế hoạch

chung chưa phong phú, hấp dẫn, nội dung GDĐĐ chưa thiết thực, mang tính bề nổi, thiếu chiều sâu.

Quy trình quản lý công tác GDĐĐ chưa rõ ràng, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN, GVBM và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện công tác GDĐĐ cho HS. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường còn thiếu chủ động, chưa tập trung vào các mục tiêu GDĐĐ

Chưa có các biện pháp chủ động phát hiện sớm, phân công quản lý các HS có biểu hiện cá biệt để có phương pháp giáo dục hiệu quả ngày từ khi những HS cá biệt này còn ở mức độ vi phạm chưa có hệ thống hoặc ở mức độ nhẹ.

Việc kiểm tra đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động GDĐĐ của các tổ chức cá nhân trong nhà trường, chưa thường xuyên coi trọng đúng mức kiểm tra đánh giá chuyên sâu về các hoạt động GDĐĐ và chưa gắn chặt các hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, GV và HS. Chủ yếu sơ kết, tổng kết chỉ thông qua sinh hoạt dưới cờ, khen, chê theo vụ việc. Ngoài ra kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường cũng chưa hợp lý và chưa kịp thời đúng lúc.

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: Một số gia đình chưa quan tâm đến GDĐĐ HS hoặc có quan tâm nhưng thiếu phương pháp giáo dục; một số gia đình do cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ ly dị, đi nước ngoài làm ăn xa, cha mẹ không gương mẫu… gây khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ ngay từ gia đình. Mặt khác, do trình độ học vấn của một số phụ huynh còn ở mức thấp nên sự quan tâm, chăm sóc dạy bảo cũng như đầu tư cho con cái học tập còn ở mức độ nhất định. Thu nhập cũng như đời sống cả cán bộ giáo viên ngành giáo dục còn nhiều khó khăn do đó nhiều người chưa toàn tâm toàn ý với công tác giáo dục, nhất là GDĐĐ HS.

Tiểu kết chương 2

Công tác GDĐĐ cho HS ở các trường THPT thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tích đáng kể, BGH và đội ngũ cán bộ, GV đã luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động GD trong nhà trường. Chỉ đạo, dẫn dắt nhà trường theo đúng quy trình quản lý: Có thành lập ban chỉ đạo, có các kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường. Chính vì vậy phần lớn là số HS ngoan, có ý thức tu dưỡng ĐĐ, chăm chỉ học tập, trở thành con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp HS chưa ngoan, vi phạm ĐĐ ngày càng nhiều. Nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý GDĐĐ cho HS còn hạn chế, các biện pháp quản lý GDĐĐ chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS làm giảm hẳn tình trạng HS yếu kém về ĐĐ. Đó là nội dung tác giả diễn giải cụ thể ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ CHÍ LINH – TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp

Mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo đã được ghi trong Luật Giáo dục 2005 là:

“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có ĐĐ, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [ 32-Điều 2].

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.”

[ 10, tr7].

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Chí Linh khóa XXI nhiệm kỳ 2010

- 2015 cũng đã đặt trọng tâm như sau: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn;” [18]

Thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ ở các trường THPT thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương trong nhiều năm qua đã có được những kết quả nhất định song cũng còn nhiều những hạn chế do chưa tìm ra được các biện pháp thật sự phù hợp

Các quan điểm, đường lối chỉ đạo ở trên và thực tiễn ở các nhà trường là cơ sở định hướng cho việc đưa ra các biện pháp chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT trên địa bàn thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu đào tạo là cái đích mà giáo dục cần đạt tới khi thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục của mình. Nếu không có mục tiêu, tức là không có cái đích thì không biết hoạt động giáo dục sẽ đi tới đâu, HS sẽ đạt những kỹ năng gì sau khi hoàn thiện chương trình cơ sở giáo dục.

Đảng ta đã chủ trương “Tăng cường GDCD, giáo dục tư tưởng ĐĐ, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê-nin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học” [16]. Như vậy, theo chủ trương, Nghị

nhà trường là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và là một mục tiêu cơ bản phải hướng đến của các hoạt động quản lý xã hội nói chung và QLGD nói riêng. Ngoài ra chúng ta còn phải chú ý tới những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển GD-ĐT của địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Đặc biệt, các biện pháp QLGD của người CB QL cấp cơ sở khi đưa ra còn phải chú ý đến mục tiêu giáo dục cụ thể của từng nhà trường và dung hoà giữa các mục tiêu đó.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống

Các biện pháp phải tác động đến tất cả các thành tố của quá trình quản lý GDĐĐ HS. Trong quá trình quản lí hoạt động GDĐĐ có rất nhiều thành tố và nhiều yếu tố tác động, yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, những yếu tố tác động tích cực và yếu tố tác động tiêu cực vì vậy tính toàn diện của biện pháp phải phát huy tính đồng bộ của hệ thống các thành tố từ đó khai thác những ảnh hưởng tích cực của các yếu tố và giảm thiểu những yếu tố tác động tiêu cực.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra ngoài việc dựa trên những cơ sở pháp lý, những nghiên cứu lý luận, đồng thời kế thừa những biện pháp quản lý GDĐĐ đã được các cơ sở khác nghiên cứu, áp dụng. Từ đó điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của HS THPT hiện nay, thậm chí ở một đơn vị cụ thể nhằm góp phần đạt mục tiêu giáo dục.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Hệ thống các biện pháp đưa ra phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường và có tính khả thi. Bởi mỗi cơ sở giáo dục hay mỗi nhà trường đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt. Tính khả thi phải được thể hiện ở chỗ: Phải được tổ chức thực hiện và mang lại những hiệu quả nhất định. Hệ thống các biện pháp phải phát huy được vai trò của các chủ thể tham gia vào quản lý và GDĐĐ HS. Trong các nhà trường chủ thể hoạt động GDĐĐ là đội ngũ CBQL, GV, Ban đại diện hội cha mẹ HS và cả HS, vì vậy các biện pháp phải phát huy được tính chủ động của tất cả các lực lượng liên quan đó. 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS 3.3.1.1. Mục đích của biện pháp 3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các lực lượng liên quan về công tác giáo dục đạo đức cho HS, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước, của địa phương. Các Quy chế của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Chỉ thị của Sở Giáo Dục & Đào Tạo về công tác GDĐĐ, giáo dục tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lí GDĐĐ cho HS THPT trong nhà trường nói riêng .

Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng,

Chính quyền, của các cơ quan của Đoàn cấp trên, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS.

Đối với GV giảng dạy: Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông qua

bài giảng trên lớp và lối sống gương mẫu và chuẩn mực của người Thầy.

Đối với GVCN: Một trong những lực lượng trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trò

quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS, GVCN là người thay Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo giáo dục THPT và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS, nắm được đặc thù riêng của HS theo lực học, sở thích, năng khiếu, theo phong tục từng địa phương... Từ đó vận dụng linh hoạt các phương pháp và kinh nghiệm để GDĐĐ cho HS.

Đối với hội CMHS: Nhiều bậc phụ huynh coi việc dạy học và giáo dục đó là

công việc của nhà trường. Nhiều phụ huynh khi con học khá thì họ không hề ngại đầu tư về thời gian, sự quan tâm và kể cả tài chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS phát triển. Ngược lại, khi con học chưa tốt thì lại có thái độ ngược lại và không quan tâm thỏa đáng, thậm chí tỏ thái độ thất vọng đối với HS. Điều đó gây khó khăn cho nhà trường, đó là quan điểm sai lầm và thiếu thực tiễn. Phải chỉ cho CMHS rõ: Trong giáo dục rất cần thành tích, tuy nhiên phải để ý đến chỗ xuất phát

viên khuyến khích của thày cô, bố mẹ. Nếu gia đình buông xuôi, dẫn đến con em hư hỏng đó là sự mất mát rất lớn đối với gia đình.

3.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Từ đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng và BGH nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả cán bộ, gv nhà trường và của Ban đại diện cha mẹ HS.

+ Tổ chức hội thảo, toạ đàm về hoạt động GDĐĐ để các thành viên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm thực tế của đồng nghiệp.

+ Thông tin tới các lực lượng tham gia GDĐĐ về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về HS: Kết quả GD năm trước, đầu vào, phân tích các các kết quả đó.

+ Chính quyền kết hợp với Công đoàn tuyên truyền vận động cán bộ, GV tham gia GDĐĐ cho HS. Phát động phong trào thi đua xuyên suốt năm học ví dụ

như: “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương ĐĐ và sáng tạo ” [4]

+ Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khóa, phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày: 20/11; 03/02; 26/3; 19/5...với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ GV về GDĐĐ cho HS xuyên suốt năm học.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Phải có sự chỉ đạo, định hướng của chi bộ Đảng, sự quản lý điều hành của BGH, sự đồng tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong trường, các đoàn thể trong nhà trường phải phối hợp đồng bộ, sự cộng tác nhiệt tình và có chất lượng của Ban đại diện CMHS.

+ Có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS. + Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tập trung dân chủ và ổn định cao, tập thể hội đồng giáo dục phải thể hiện sự đoàn kết, nhất trí thực hiện nhiệm vụ.

3.3.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý GDĐĐ cho HS 3.3.2.1. Mục đích của biện pháp 3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm xây dựng được kế hoạch chung – Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch riêng GDĐĐ cho HS một cách cụ thể theo từng học kỳ, tháng

chủ điểm trong năm học. Các lực lượng tham gia GDĐĐ thấy được rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong các bản kế hoạch thì bản kế hoạch mới được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan thì khi đó nó có tính khả thi và đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)