2.1.1. Một số nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Chí Linh
Thị xã Chí Linh nằm ở Đông bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh 40 km, phía Đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Nam Sách (Hải Dương), phía Bắc và phía Đông bắc của Chí Linh là vùng đồi núi của vòng cung Đông Triều. Các mặt còn lại của thị xã miền núi được bao bạo bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình, Lục Đầu Giang và sông Đông Mai
Tổng diện tích tự nhiên của Chí Linh là 29.618 ha, chia ra: Đất nông nghiệp 9.784 ha, chiếm tỉ lệ 33,03%. Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%. Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%. Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%. Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%.
Năm 2013Chí Linh có 146.752 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,48%, cơ cấu dân số:Từ 1 đến 9 tuổi: 40.668 người. Từ 10 đến 14 tuổi: 16.522 người. Từ 15 đến 29 tuổi: 41.500 người. Từ 30 đến 44 tuổi: 25.955 người. Từ 55 đến 60 tuổi: 12.344 người. Trên 60 tuổi: 9.718 người (cộng khoảng 32 vạn người vãng lai).Với cơ cấu dân số trên tỉ lệ trẻ em đang độ tuổi đi học chiếm phần lớn dân số của thị xã.
Thị xã Chí Linh có 20 đơn vị hành chính gồm 8 phường (Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An) và 12 xã (An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức), trong đó xã phường miền núi 13 đơn vị chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thị xã.
Về khía cạnh lịch sử, Chí Linh là vùng đất nổi tiếng địa linh nhân kiệt. Địa danh này gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ. Trong năm 2012 khu di tích lịch sử Côn Sơn- Kiếp Bạc được Chính phủ công nhận là khu di tích cấp quốc gia hạng đặc biệt.
Với tiềm lực và thế mạnh đó những năm gần đây đã khơi dậy những ưu thế phát triển kinh tế địa phương: Phát triển tiềm năng du lịch dịch vụ; các ngành công nghiệp ven quốc lộ 18 phát triển, hợp đồng lao động nước ngoài, kinh tế nông nghiệp, trồng rừng phát triển theo hướng hiện đại… góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong thị xã. Bên cạnh những thuận lợi còn không ít những khó khăn như: Mặt bằng dân trí còn rất thấp ở khu vực miền núi và phát triển nóng ở khu vực trung tâm, thị xã có vị trí nằm nơi chung chuyển từ biên giới Phía bắc về Thủ đô Hà nội, nơi cửa ngõ thông thương của tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tình hình trật tự an ninh diễn biến phức tạp như tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế, tệ nạn ma túy cờ bạc… ảnh hưởng tới an ninh xã hội và giáo dục nói chung.