5. Ý nghĩa của đề tài
3.5.8. Tiếp nhận các chương trình dự án ưu tiên
- Chương trình Bảo vệ, Bảo tồn và Phát triển rừng:
+ Khoán bảo vệ rừng;
+ Truy quét Khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép; + Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ.
+ Điều tra xác đánh giá thành phần loài đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệđộng, thực vật rừng.
+ Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể, mật độ, trữ lượng và phân bố các loài động vật đặc hữu, nguy cấp-quí hiếm: Hươu sạ, Voọc đem má trắng, Gà lôi trắng, Gà tiền mặt vàng; Hồng hoàng.
+ Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể, mật độ, trữ lượng và phân bố các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp-quí hiếm: Du sam đá vôi, Lan một lá, Bảy lá một hoa; các loài cây thuốc.
- Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Xây dựng trụ sở BQL và các công trình phụ trợ. + Các Trạm, chốt bảo vệ rừng.
+ Rà soát ranh giới, cắm thêm mốc ranh giới KBT, vùng đệm bên trong. + Xây dựng Vườn ươm, vườn thực vật.
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm:
+ Hỗ trợ vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách Đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây:
Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Khu BTTN Kim Hỷ, trong đó:
- Đồng quản quản lý dựa trên cơ sở của sự tồn tại tính đa dạng về chủ thể quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay, kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất.
- Đồng quản lý dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học tiên tiến và kiến thức bản địa, phối hợp với lợi ích quốc gia và cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và hỗ trợ chiến lược xóa đói giảm nghèo, dựa trên pháp luật và chính sách của nhà nước khuyến khích người dân và chủ thể tham gia quản lý tài nguyên rừng.
Đề tài đã đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ
- Điều kiện khu vực nghiên cứu thuận lợi cho đồng quản lý nhưđã có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ban ngành các cấp.
- Các đối tác tiềm năng chính đều nhận thấy xu hướng đồng quản lý là phù hợp và sẵn sàng tự nguyện tham gia.
Áp dụng 5 nguyên tắc thực hiện đồng quản lý đã thành công ở một số mô hình như: Hợp pháp, tự nguyện, bình đẳng tài chính và bền vững.
Đề tài đã xác định một số giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên tại Khu BTTN Kim Hỷ bao gồm các nhóm giải pháp
- Tiến trình đồng quản lý đề xuất theo 6 bước. + Lôi cuốn các đối tác tham gia.
+ Đồng đánh giá các giá trị tài nguyên. + Đồng xây dựng, cơ sở, quy chế.
+ Đồng xây dựng quy hoạch, kế hoạch. + Đồng phân tích cơ cấu tổ chức. + Đồng quản lý tài nguyên rừng. a. Giải pháp về tổ chức quản lý gồm:
+ Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức bao gồm Ban đồng quản lý rừng độc lập với Ban giám sát đánh giá
+ Nâng cao năng lực quản lý thông qua củng cố bộ máy tổ chức, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và người tham gia.
- Nhóm giải pháp Khoa học – kỹ thuật
+ Đồng đánh giá các giá trị tự nhiên cần được bảo tồn bằng khoa học + Đánh giá xu hướng biến động về đa dạng sinh học trên địa bàn + Quy hoạch sử dụng đất, giao đất, quản lý bảo vệ khoanh nuôi rừng. + Chuyển giao khoa học kỹ thuật về bảo tồn thiên, ứng dụng tin học. + Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm.
- Nhóm giải pháp cơ chế chính sách
+ Ban hành hệ thống các văn bản, quy định về chính sách hỗ trợ đồng quản lý từ cấp tỉnh tới cấp xã, thôn bằng văn bản.
+ Xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng cho từng thôn.
+ Xây dựng quy chế nội bộ quy định về hưởng lợi giữa các đối tác và người dân trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.
b. Nhóm giải pháp kinh tế.
+ Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi hiệu quả kinh tế cao.
+ Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế cao ởđất chưa sử dụng
+ Đầu tư cho phát triển nồng ghép giữa mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế.
c. Nhóm giải pháp về vốn.
d. Một số giải pháp khác: Giám sát đánh giá, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững cho người dân và các đối tác.
2. Tồn tại
Khi nghiên cứu đồng quản lý tại Khu BTTN Kim Hỷ một số vấn đề còn tồn tại là:
Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư còn thấp. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến quá trình đánh giá, hiệp thương xây dựng cơ chế đồng quản lý không? Khi trao quyền ra quyết định thực hiện công tác quản lý tài nguyên có thể mâu thuẫn với chính sách vĩ mô không? Cộng đồng dân cư chưa có một trình độ kiến thức và khoa học kỹ thuật để có thể hợp tác hiệu quả nhất với các bên liên quan chuyên môn. Hiện nay vẫn là hợp tác giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật thực hiện cho cộng đồng dân cư.
Tính phù hợp với khuôn khổ pháp lý của đồng quản lý tài nguyên. Hội đồng quản lý tài nguyên Khu BTTN Kim Hỷ sẽ được công nhận dưới dạng hình thức nào, đơn vị hành chính sự nghiệp hay doanh nghiệp hoặc là một tổ chức phi chính phủ?
Về chính sách: cho tới nay chưa có hệ thống chính sách chính thức nào từ cấp trung ương đến cấp địa phương hỗ trợ đồng quản lý tài nguyên. Thực tế cho thấy cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên rất hiệu quả nhưng cho tới nay cộng đồng dân cư chưa chính thức được thừa nhận là một đơn vị cơ sở trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng.
3. Kiến nghị
Để tiến trình đồng quản lý được triển khai thực hiện ở Khu BTTN Kim Hỷ, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:
Các xã trong địa bàn và Ban quản lý Khu BTTN Kim Hỷ cần xây dựng một cơ chế cụ thể cho từng hoạt động của tiến trình đồng quản lý tài nguyên để
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động ổn định lâu dài.
Tỉnh Bắc Kạn cần nghiên cứu thảo luận và ban hành các quy định chính sách hỗ trợ về đồng quản lý và nguồn tài chính hỗ trợ cho thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng. Nên xây dựng cơ chế thưởng phạt cho các hoạt động bảo vệ rừng. Cần có chế độ hỗ trợ, khuyến khích phát triển, khai thác sử dụng và chế biến một số loại lâm sản ngoài gỗ không ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.
Hỗ trợ về tài chính, kinh phí cho công tác khoanh nuôi bảo vệ cho các hộ dân và cộng đồng thôn được nhận khoán, các cộng đồng thôn vùng đệm sống gần rừng để phát triển thôn bản. Bên cạnh đó gắn liền với các hộ, cộng đồng thôn đó là trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Tiếp tục nghiên cứu thực hiện các hoạt động tiếp theo của đồng quản lý tài nguyên như: (1) xác định ranh giới thon, phạm vi sử dụng tài nguyên để hiệp thương về công tác quản lý cũng như sử dụng tài nguyên; (2) Giao đất lâm nghiệp; (3) Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung; (4) Thực hiện các hoạt động đồng giám sát, đánh giá. Để từ đó xây dựng và trình diễn mô hình đồng quản lý tài nguyên rừng làm cơ sở để nhân rộng ra các nơi khác.
Cần có những nghiên cứu thử nghiệm mô hình đồng quản lý ở các xã vùng đệm của Khu BTTN Kim Hỷđể thu hút tất cả các bên liên quan tham gia đồng quản lý.
Cần có định hướng đóng góp, đầu tư cho công tác bảo tồn đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đặc biệt là du lịch sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban quản lý dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn (2013), Báo cáo chuyên đề khảo sát phân bố các loài động thực vật, đánh giá cảnh quan nhằm phát triển du lịch sinh thái của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
2. Báo Kinh tế Việt Nam, Biến đổi khí hậu gây thiệt hại lớn về người và kinh tế, ngày 03/10/2003 trang 18.
3. Bế Thiện Tuân, Luận văn thạc sỹ khoa học (2013), Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1992), sách đỏ Việt Nam, Phần động vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996), sách đỏ Việt Nam, Phần thực vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bộ NN&PTNT (2002), Các văn bản pháp luật về Lâm nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và PNTN, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Báo cáo tổng kết năm 2007.
8. Bộ NN&PTNT, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông lâm tỉnh Bắc Kạn, Khu BTTN Kim Hỷ (2007). Các kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Chương trình Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỷ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn.
9. Cục Kiểm lâm và WWF Chương trình Đông Dương (2002), Đề xuất chiến lược quản lý hệ thông khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Hà Nội.
10. Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004.
11. Nguyễn Quốc Dựng (2002), Quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia - Xu hướng tiếp cận của khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Dự án bảo tồn khu BTTN Sông Thanh, WWF Chương trình Đông Dương, Hà Nội. 12. Phạm Văn Đăng, Luận văn thạc sỹ khoa học (2013): Nghiên cứu tác động
của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai.
13. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên -WWF Chương trình Đông Dương (2002), Phát triển bền vững ở Việt Nam, in tại công ty in Công Đoàn, Hà Nội. 14. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
15. Quyết định của Cục LN số 434/QĐ-QLR, ngày 11 tháng 4 năm 2007 Ban
hành Hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.
16. Quyết định số 550/QĐ-QLR, Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn.
17. Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN về việc ban hành Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.
18. Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc tính đến hết năm 2011.
19. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam, (2008), hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.
21. Trần Đức Viên và Cs, (2005), phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
22. Trần Đức Viên, (2001), Thành tựu và thách thức trong quản lý tài nguyên và cải thiện cuộc sống người dân ở Trung du miền núi Việt Nam, Nxb chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung, (2005), Báo cáo nghiên cứu rừng Phú Vinh, Thừa Thiên Huế.
24. Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả (2002), Phối hợp quản lý và bảo tồn, chiến lược hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cộng đồng đối với rừng đặc dụng ở Việt Nam - Nghiên cứu chuyên đề ở Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa, Tài liệu WB và FFI, Hà Nội