Xuất một số nguyên tắc thực hiện đồng quản lý rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 82)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.5.1xuất một số nguyên tắc thực hiện đồng quản lý rừng

Tài nguyên thiên nhiên được quản lý bởi rất nhiều đối tác khác nhau, các đối tác này có vai trò ảnh hưởng, quyền lợi, mối quan tân và nhận thức rất khác nhau. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý rừng cần xác định rõ nguyên tắc để hiệp thương thống nhất giữa các đối tác. Đối với trường hợp xã, đời sống kinh tế còn khó khăn, dân trí thấp, cuộc sống còn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng nên các nguyên tắc đề ra phải sao cho đơn giản, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.

Sau khi phân tích các bên liên quan, vai trò trách nhiệm của từng đối tác, cùng với nghiên cứu các trường hợp trong và ngoài nước. Đề tài đề xuất 5 nguyên tắc đã áp dụng thành công tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái… và đặc biệt đã được đề xuất áp dụng trong luận văn nghiên cứu khoa học về Đồng quản lý ở Vườn quốc gia Ba Bể cùng trong tỉnh Bắc Kạn vào thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn như sau[1][12]:

1. Nguyên tắc pháp lý:

- Tiêu chí 1: Tổ chức đồng quản lý phải phù hợp với chủ trương, pháp luật và chính sách của nhà nước Việt Nam và Công ước Quốc tế mà Việt Nam đang tham gia - Tiêu chí 2: Quy chế, cơ chế hoạt động thực hiện đồng quản lý phải dựa trên khuôn khổ chính sách của nhà nước kết hợp với thể chế địa phương nhăm xây dựng thành quy ước, hương ước, dó sự tham gia góp ý kiến của các cơ quan chức năng, các bên liên quan hoàn chỉnh trước khi trình UBND tỉnh ký Quyết định ban hành.

- Dự thảo Quy chế đồng quản lý tại Khu bảo tồn Kim Hỷ các bên liên quan tham gia xây dựng.

quan, tiến hành bổ sung hoàn thiện ;

- Trình sở nông nghiệp, sở tư pháp thẩm định ;

- Được UBND tỉnh Bắc K ạn ký quyết định ban hành trước khi triển khai thực hiện. - Tiêu chí 3: Hội đồng quản lý được cơ quan thẩm quyền thẩm định, trình UBND tỉnh ký quyết định thành lập, giải thể, miễn nhiệm.

- Các bên liên quan thống nhất số lượng, thành phần tham gia trong hội đồng quản lý đảm bảo tính đai diện cao;

- Hội đồng quản lý rừng được UBND tỉnh ký quyêt định thành lập, giải thể, miễn nhiệm chức danh chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng.

2. Nguyên tắc tự nguyện

- Tiêu chí 1: Tự nguyện tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng. Các bên sẵn sàng tự nguyện tham gia trở thành đối tác của nhau trong quá trong quá trình đồng quản lý tài nguyên. Lôi kéo các bên tham gia bằng ảnh hưởng của một bên nào đó hoặc bằng tuyên truyền giáo dục.

- Tiêu chí 2: Tự nguyện đóng góp. Các bên tham gia tự nguyện đóng góp (lao động, vật chất) cho các hoạt động trong đồng quản lý trong trường hợp cần tham gia nên đòi hỏi sự tự nguyện để phát huy vai trò và năng lực của đối tác.

3. Nguyên tắc bình đẳng

- Tiêu chí 1: Công bằng trong lập kế hoạch. Các đối tác có vị trí ngang nhau trong lập kế hoạch theo vai trò và trách nhiệm được phân công.

- Công bằng trong việc dóng góp ý kiến ; - Công bằng trong lập kế hoạch ;

- Công băng trong tổ chức thực hiện;

- Công bằng trong các hoạt động giám sát đánh giá;

- Các thành viên có quyền tham gia mọi hoạt động của Hội đồng quản lý theo khả năng của mình.

- Tiêu chí 2: Bình đẳng trong việc ra Quyết định. Mọi đối tác đều có quyền tham gia bàn bạc đề ra các quyết định liên quan đên lĩnh vực tham gia. Quyết

định các bên không được mâu thuấn nhau, giảm tối thiểu ảnh hưởng của các đối tác, đồng thời không mâu thuấn với chính sách của nhà nước. Việc được tham gia các quyết định sẽ đảm bảo cho tính sát thực phù hợp với từng đối tác - Tiêu chí 3: Bình đẳng trong chia sẻ quyền lực. Các đối tác có quyền hạn nhất định phù hợp với vai trò trách nhiệm của mình và trong phạm vi cơ chế chính sách cho phép trong việc xử lý các vụ việc

- Tiêu chí 4: Bình đẳng về quyền lợi. Lợi ích của các bên phải được tôn trọng theo thỏa thuận trong hợp tác. Các bên được hưởng lợi theo vai trò đối với các hoạt động đồng quản lý rừng mang lại

4. Nguyên tắc tài chính

- Tiêu chí 1: Nâng cao thu nhập. tất cả các đối tượng trong đồng quản lý đặc biệt là các hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lý rừng phải có thu nhập cao hơn trước khi đồng quản lý

- Tiêu chí 2: Tăng nguồn thu từ tài nguyên, giảm dần các chi phí đầu tư. Tăng dần đầu tư ban đầu và giảm dần sau khi đã tìm được nguồn thu ổn định từ đồng quản lý

5. Nguyên tắc bền vững

- Tiêu chí 1: Bền vững về tổ chức. Đồng quản lý phải đảm bảo tồn tại và ổn định lâu dài, không phải là chỉ tồn tại trong thời gian có dự án. Đê đảm bảo được tiêu chí này thì các tiêu chí trên phải luôn được cải thiện và ổn định

- Tiêu chí 2: Bền vững về sinh thái. Đồng quản lý phải đảm bảo cho công tác bảo tồn thiên nhiên thành công, nghĩa là tai nguyên rừng phải được quản lý sử dụng ổn định và lâu dài

- Tiêu chí 3: Bền vững trong phát triển kinh tế xã hội. Đồng quản lý rừng phải đem lại lợi ích kinh tế xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Ngoài ra đồng quản lý còn phải tạo được cơ hôi để cộn đồng dân cư tiế cận và hòa nhập với bên ngoài

Giữa các nguyên tắc thực hiện ở trên đều có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau và có tính kế tiếp, trong mối nguyên tắc đều có các tiêu chí, cụ thể như thể hiện trong bảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 82)