5. Ý nghĩa của đề tài
1.4. Đánh giá chung về đồng quản lý tài nguyên rừng
Qua những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành khá đồng bộ với nhiều khía cạnh khác nhau, đã đưa ra được các quan điểm, khái niệm về quản lý rừng bền vững, nghiên cứu về sự hưởng lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan và phương thức hợp tác quản lý tài nguyên rừng,... Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ở các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, đồng quản lý hay hợp tác quản lý là một vấn đề mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn do tính phức tạp của các yếu tố xã hội. Thực hiện đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cần phải được triển khai, thực hiện để có tổng kết đánh giá nhân rộng; các bước tiến hành về quản lý phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của người dân và chính quyền địa phương.[24]
Ta có thể thấy rằng đồng quản lý trong giai đoạn hiện nay rất được chính phủ nhà nước, nhà quản lý lâm nghiệp, các nhà khoa học...trong và ngoài nước quan tâm. Đây là hình thức quản lý vừa cần bảo vệ nguồn tài nguyên vừa đảm bảo kế sinh nhai của người dân địa phương sống dựa vào nguồn tài nguyên này. Đồng quản lý bao gồm từ hai đối tác liên đới trở lên (thường là chính phủ và cộng đồng địa phương). Để thực hiện đồng quản lý có hiệu quả cần có sự tham gia tích cực của tất cả các đối tác liên đới, như vậy là cần phải có sự trao quyền cho các cộng đồng địa phương.
Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh Bắc Kạn diện tích tương đối rộng và rất đa dạng về sinh học. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống về đồng quản lý tài nguyên rừng. Vậy cần có giải pháp nào để quản lý rừng bền vững? Cần có nguyên tắc và phương pháp đồng quản lý như thế nào để giải quyết được các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. Đề tài: "Nguyên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Kim hỷ,
tỉnh Bắc Kạn." được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin về đồng quản lý tài nguyên rừng. Trên cơ sơ đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng và đưa ra các nguyên tắc và biện pháp khả thi áp dụng tại địa phương nhằm đểđạt hiệu quả cao.