Sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 37)

5. Ý nghĩa của đề tài

1.5.2.4.Sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Lịch sử khai thác vàng sa khoáng tại xã Kim Hỷ, xã Lương Thượng đã diễn ra từ những thập niên 90 do người dân từ khắp các tỉnh lân cận và người dân địa phương đến khai thác với số lượng lớn, các hoạt động này có tác động gây ô nhiễm môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng và mất đi môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm. Ngoài ra, hoạt động này còn làm mất đi mỹ quan, cảnh quan và ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực. Tình trạng khai thác vàng diễn ra từ khoảng trên 20 năm gần đây, chủ yếu hoạt động khai thác mang tính chất nhỏ lẻ tại các thung lũng và trong hang đá của người dân địa phương, phần lớn họ là những người nghèo đi làm vào thời điểm nông nhàn để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ước tính có khoảng vài trăm người tham gia khai thác trong khu bảo tồn và bên ngoài dọc theo dòng sông Bắc Giang. Từ khi Ban quản lý khu bảo tồn được thành lập thì tình trạng khai thác vàng sa khoáng trong khu bảo tồn giảm đáng kể. Hạt Kiểm lâm đã thường xuyên tham mưu cho các cấp chính quyền và phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra truy quét, trục xuất các đối tượng khai thác vàng trái phép ra khỏi khu bảo tồn.

Nhưng từ cuối năm 2005, UBND tỉnh Bắc Kạn có quyết định cấp giấy phép cho Công ty cổ phần Tấn Thành khai thác thác tận thu vàng sa khoáng ở khu vực Tốc Lù, xã Kim Hỷ, huyện Na Rì, trên điện tích được cấp là 17,51 ha. Khu vực này nằm trong diện tích của khu bảo tồn, là nơi giáp đường ranh giới giữa khu bảo tồn với thôn Kim Vân, xã Kim Hỷ. Nơi này trước đây là bãi bằng bỏ hoang của dân thôn Kim Vân, có một số diện tích đất do người dân dùng để trồng hoa màu. Sau khi được cấp phép Công ty Tấn Thành đã đem máy móc, thiết bị và công nhân từ ngoài vào khai thác với quy mô tương đối lớn đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học trên địa bàn. Đến tháng 9/2008 giấy phép khai thác vàng sa khoáng đã hết hạn, UBND tỉnh có văn bản số 3076/UBND-CV, ngày 29/12/2008 yêu cầu đóng cửa mỏ vàng Tốc Lù và Công ty cổ phần Tấn Thành phải nhanh chóng hoàn thổ, san

lấp trả lại mặt bằng nguyên trạng cho địa phương. Đến nay, Công ty cổ phần Tấn Thành đang tiến hành hoàn thổ và bàn giao mặt bằng cho địa phương.

Hiện nay, trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ không có các điểm mỏ khai thác quặng, khai thác đá nào được phép mà chỉ có tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép. Tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã giảm đáng kể nhưng chưa triệt để. Hoạt động khai thác lén lút vẫn còn xảy ra và chủ yếu là người dân địa phương vào khai thác nhỏ lẻ, thủ công, sáng đi tối về nhà, hình thức khai thác là chui hang. Người dân đi khai thác chủ yếu là những người nghèo thiếu đất canh tác, hoặc trong mùa nông nhàn. Tuy vậy, những hoạt động này cũng góp phần không nhỏ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nơi cư trú của các loài động vật và tính đa dạng sinh học trong khu vực, do đó cần kiên quyết ngăn chặn để trả lại sự bình yên cho Khu bảo tồn.

Người dân địa phương khai thác được vàng chủ yếu vàng cám (từ 23 - 27 người một ngày) và bán ở các phiên chợ tại địa phương cho các đối tượng thu mua nhỏ lẻ, giá cả tuy từng phiên, tiền bán được họ thường dùng để mua sắm đồ dùng gia đình, mua thức ăn… mỗi ngày trung bình họ kiếm được khoảng từ 30.000 - 60.000 đồng.

Tình trạng khai thác vàng sa khoáng trong khu bảo tồn mang tính chất thủ công, nhỏ lẻ không dùng các hoá chất để đãi vàng nhưở các công ty được cấp phép. Hiện tại, ở bên ngoài ranh giới khu bảo tồn vẫn có một vài doanh nghiệp được cấp phép khai thác vàng, chủ yếu tập trung trên địa bàn xã Lương Thượng, huyện Na Rì, việc khai thác của các đơn vị này gần như không ảnh hưởng đến khu bảo tồn.

Để ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác vàng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và bảo tồn đa dạng sinh học một cách bền vững, cần thiết phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền, các ngành chức năng nhằm ngăn chặn nạn khai thác vàng trái phép trên địa bàn. Vấn đề này cần có sự hiểu biết đầy đủ về việc khai thác nhỏ này, phối hợp với các bên để quản lý

được Ban quản lý đưa ra sẽ bổ sung thêm nhiều thôn tin về các mối đe dọa này nhằm có những giải pháp để hạn chế nó. Đồng thời, phải quan tâm xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo tồn, xây dựng các chương trình, dự án để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như sửa chữa, xây mới hệ thống kênh mương thuỷ lợi để tăng diện tích canh tác 2 vụ, xây dựng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc bền vững… xây dựng các chương trình khuyến khích sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học như khoán bảo vệ rừng với người dân, có chính sách chia sẻ lợi ích với người dân giữa việc họ tham gia bảo vệ rừng và lợi ích mà họ nhận được từ việc này. Các chương trình, hoạt động này sẽ tạo công ăn việc làm ổn định và tăng nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho người dân địa phương, đặc biệt là các nhóm người nghèo cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào rừng.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành thực hiện một số nội dung sau chủ yếu sau:

- Phân tích cơ sở khoa học và pháp lý thực hiện đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Kim hỷ.

- Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ.

- Những thách thức gặp phải trong công tác đồng quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ.

- Phân tích các bên liên quan, kiến thức và thể chế bản địa trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ.

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp kế tha các tài liu có sn

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học về đồng quản lý của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành.

- Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sẽ kế thừa các tài liệu có sẵn về các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kinh nghiệm quản lý bảo về rừng, những kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng của các cơ quan, ban ngành từđịa phương. Tiếp cận các tài liệu, báo cáo, tổng kết chính sách lâm nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật, các kinh nghiệm, kiến thức tốt liên quan đến vấn đề đồng quản lý Rừng.

- Kế thừa các thành quả từ các mô hình thực hiện đồng quản lý ở các Vườn quốc Gia, Khu bảo tồn thực hiện hiệu quả trong nước.

- Kế thừa các tài liệu của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Na Rì, các tài liệu có liên quan tới việc quản lý, định hướng quy hoạch và sử

dụng đất theo chủ trương của huyện và tỉnh để làm căn cứ pháp lý cho việc quy hoạch quản lý tài nguyên rừng trên đất.

- Thông qua Ban quản lý Khu BTTN Kim Hỷ và cán bộđịa phương để tìm hiểu các thông tin và các số liệu đã có sẵn liên quan đến vấn đềđồng quản lý.

Các văn bản, tài liệu, thông tin được kế thừa đảm bảo tính cập nhật (mới nhất), chính thống (cơ quan, tổ chức có chức năng ban hành) và đảm bảo độ chính xác phù hợp với yêu cầu của chủđề nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp ngoi nghip

*Lựa chọn địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu là đại diện điển hình cho cả khu vực nghiên cứu, bao gồm các thôn phân bố gần rừng, các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đối đồng nhất.

Trên cơ sở các tiêu chí này lựa chọn xã trọng điểm để nghiên cứu: Lương Thượng, Ân Tình, Kim Hỷ, Côn Minh. Đây là các xã điển hình của khu vực nghiên cứu, đã bao gồm các xã có thôn nằm ở trong vùng lõi, vùng đệm trong và vùng đệm ngoài của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

* Khảo sát thực địa kế thừa các giá trịđa dạng sinh học đã được nghiên cứu cần được bảo tồn.

Đa dạng sinh học Khu BTTN Kim Hỷđã được điều tra đánh giá, nên đề tài sẽ kế thừa các tài liệu có sẵn là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài thực địa và hiện trạng rừng, thực vật bậc cao và động vật có xương sống nhằm đánh giá mức độ đe dọa và nguyên nhân gây giảm sút.

* Khảo sát thựa địa theo tuyến kết hợp sử dụng phương pháp PRA phỏng vấn người dân bản địa.

Kim Hỷ 9 km: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bản Kẹ đi Lán vàng 2 (L2) đến đến hang Minh Tinh 5 km; + Bản Kẹ đi Mu Tèo 4 km

- Lương Thượng 3 km:

+ Bản Kẹ đi Đỉnh Du Sam đi Hang Minh Tinh 3 km. - Ân Tình 6 km:

+ Trạm Nà Dường đi Hang Hươu - Xạ - Thẳm Nậm 3 km + Từ Thôn Thẳm Mu đi Lũng Liền 3 km

- Côn Minh 6km:

+ Từ chốt Thẳm Mu đi lán Ông Kỳđến đầu xóm Cốc Keng 4 km + Từ Chốt Lủng Pảng đi Lũng Xòm 2 km

+ Cốc Lùng đi Len Giảo, Lủng Peo đến hang Dơi tiếp địa bàn xã Cao Sơn + Trạm Vũ Muộn đi Lũng Cậu

* Điều tra tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng:

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisad) để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thuận lợi, khó khăn, nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisad): được áp dụng để củng cố thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và RRA. Đồng thời xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và các quy ước, hương ước bản địa liên quan đến bảo vệ rừng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên rừng, mấu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

* Các công cụ sử dụng trong điều tra

- Bảng câu hỏi phỏng vấn dùng cho các cơ quan cấp xã, thôn, trưởng thôn và hộ gia đình.

- Ma trận SWOT và sơ đồđánh giá tiềm năng các bên liên quan. - Xác định mức độ ưu tiên bằng phương pháp cho điểm.

- Công cụ lược sử thôn bản để tìm hiểu về lịch sử thôn và những diễn biến về mặt xã hội, phương thức sản xuất, canh tác của người dân, những thách thức mà họđang đối mặt.

* Chọn hộ gia đình phỏng vấn

- Thống nhất lập danh sách chia nhóm theo vùng, theo đặc thù từng địa bàn nghiên cứu.

* Chọn nhóm người dân làm cộng tác viên tham gia các cuộc thảo luận - Tổ chức thảo luận cấp xã tại Khu bảo tồn gồm kiểm lâm, cán bộ xã và đại diện ban ngành ở cấp thôn để làm rõ vai trò và khả năng hợp tác giữ cac bên liên quan trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Mỗi thôn có 7 - 10 người tham gia thảo luận.

- Bao gồm các độ tuổi: cao tuổi, trung niên, thanh niên.

- Là những người sống ổn định, lâu dài tại thôn, có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về thôn mình.

- Đảm bảo có mặt đầy đủ các thành phần về giới tính, nghề nghiệp và các đoàn thể trong thôn như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên...

2.2.3. Phân tích s liu và viết báo cáo

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp qua thu thập sẽ tiến hành xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel, Word.

Phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng. Các kết quả thảo luận, các thôn tin định tính như chính sách, tổ chức của cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính.

Phân tích nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng trong tổng thu nhập của hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả so sánh, đánh giá tiềm năng phát triển đồng quản lý tài nguyên rừng.

2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Xin đóng góp ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu, nhiều kinh nghiệm trong từng lĩnh vực điều tra như: Cán bộ khu bảo tồn, cán bộ kiểm lâm, cán bộ xã, các đoàn thể trong bản.

Tham khảo kinh nghiệm của những người lớn tuổi trong việc thực hiện quản lý và bảo vệ rừng, sử dụng vốn rừng một cách bền vững.

Các hộ sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên theo tuyến khảo sát trên địa bàn. Đó là các hộ định cư cũng như có rừng, nương bãi dọc theo các tuyến trong khu vực vùng lõi, vùng đệm trong và vùng đệm ngoài của Khu bảo tồn và mang tính đại diện cho toàn bộđịa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cơ sở khoa học và pháp lý thực hiện đồng quản lý tài nguyên rưng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

3.1.1 Cơ s khoa hc

3.1.1.1. Các hình thức và chức năng nhiệm vụ của các chủ thể trong quản lý tài nguyên rừng hiện nay tài nguyên rừng hiện nay

+ UBND tỉnh Bắc Kạn

- Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về QLBVR trên địa bàn.

- Nhiệm vụ: Tổ chức quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các cơ quan về lâm nghiệp và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách đó.

+ Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn

- Chức năng: Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác quản lý bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng trên địa bàn.

- Nhiệm vụ: Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chương trình công tác trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

+ Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Bắc Kạn

- Chức năng: Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh, Sở NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh.

- Nhiệm vụ: Nắm chắc tình hình TNR, đề xuất với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT về kế hoạch biện pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện việc QLBV tốt nguồn TNR và lâm sản trên địa bàn. Trực tiếp chỉ đạo BQL KBTTN, hướng dẫn việc chỉ đạo xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở.

+ Ban quản lý KBTTN Kim Hỷ.

- Chức năng: Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng kế hoạch QLBV nguồn tài nguyên tại khu bảo tồn.

- Nhiệm vụ: Nắm bắt diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi quản lý; các yếu tố tác động (tích cực và tiêu cực) tới khu bảo tồn, từđó có những giải pháp cho công tác quản lý bảo vệ. Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng hương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 37)